Quy trình nhổ răng khôn an toàn, đạt chuẩn Bộ Y Tế

    Răng khôn được xem nỗi ám ảnh của rất nhiều người do nó thường mọc xô lệch, chen chúc, gây ra những cơn đau nhức và buộc phải nhổ dù sớm hay muộn. Vậy quy trình nhổ răng khôn sẽ được thực hiện như thế nào để chấm dứt tình trạng đau đớn này? Cùng Nha khoa Guva tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

    Răng khôn là gì? 

    Răng khôn, hay còn được gọi là răng số 8, thường mọc tại vị trí cuối cùng của mỗi bên hàm. Răng khôn thường xuất hiện ở người 18 tuổi trở lên, và không đem lại tác dụng gì cho việc ăn nhai hay những chức năng khác của hàm.

     

    Răng khôn mọc chen chúc, xô lệch với những răng khác

    Trường hợp cần nhổ răng khôn ngay

     Vòm miệng bình thường sẽ không đủ rộng để răng khôn mọc lên. Chính vì thế, răng khôn sẽ mọc chen chúc, xô lệch, thậm chí xô cả vào những răng khác, gây nên tình trạng đau nhức, sưng hàm.

     Những phiền toái và đau nhức do răng khôn gây ra đã khiến rất nhiều người sợ hãi, ám ảnh mỗi khi có dấu hiệu mọc răng khôn. Hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều phải nhổ mới có thể chấm dứt tình trạng đau răng, sưng hàm.

    Nếu bạn không tiến hành điều trị và nhổ răng khôn kịp thời, có thể gây ra những tình huống xấu hơn cho răng miệng như: viêm nướu, viêm lợi, hôi miệng,... Và đây cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc “Có nên nhổ răng khôn không?”.

    Nhổ răng khôn để chấm dứt cơn đau nhức mà nó gây ra

    Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ giúp bạn may mắn không cần nhổ răng khôn:

    • Răng khôn mọc thẳng, ngay ngắn, không xô lệch hay ảnh hưởng đến các răng khác. Trường hợp này bạn có thể giữ lại răng khôn nhưng cần lưu ý vệ sinh kỹ càng mỗi ngày.

    • Răng khôn mọc lên có liên quan trực tiếp đến cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, mạch máu lớn,...

    • Người bệnh đang mắc các bệnh lý như: máu khó đông, bệnh tim mạch,...

    Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Guva

    Quy trình tại Guva Dental gồm 4 bước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế:

    • Bước 1: Thăm khám và đưa ra kế hoạch thực hiện

    Bác sĩ sẽ thăm tổng quát tình trạng răng của bạn, nếu cần sẽ chụp X-quang để xác định tủy răng có bị tổn thương không.

    • Bước 2: Vệ sinh răng miệng

    Bác sĩ sẽ cho bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện.

    • Bước 3: Gây tê để nhổ răng và tiến hành thực hiện

    Tuỳ vào tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ thực các bước gây tê và nhổ răng phù hợp.

    • Bước 4: Hoàn thành quá trình thực hiện và hẹn lịch tái khám

    Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau sau khi bạn nhổ răng. Tuỳ vào tình trạng răng của bạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách.  

    Chi phí nhổ răng khôn tại Nha khoa Guva

    Bảng chi phí dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?” tại Nha khoa Guva:

    Tên dịch vụ

    Đơn vị

    Giá niêm yết

    Tiểu phẫu răng khôn mọc lệch hàm trên độ 1 

    Răng

    1.000.000 VNĐ

    Tiểu phẫu răng khôn mọc lệch hàm trên độ 2

    Răng

    1.500.000 VNĐ

    Tiểu phẫu răng khôn mọc lệch hàm dưới độ 1 

    Răng

    1.500.000 VNĐ

    Tiểu phẫu răng khôn mọc lệch hàm dưới độ 2

    Răng

    1.800.000 VNĐ

    Tiểu phẫu răng khôn, nằm rất khó, phức tạp

    Răng

    3.500.000 VNĐ

    Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn

    Sau khi nhổ răng khôn, rất nhiều bệnh nhân quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống. Dưới đây là một số lời khuyên của Guva Dental dành cho bạn:

    Tình trạng ngay sau khi nhổ răng khôn:

    • Ngay sau khi nhổ răng khôn 30 phút - 1 tiếng, bạn hãy cắn chặt bông gòn cầm máu để hạn chế máu chảy ra. 

    • Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng khôn sẽ hình thành cục máu đông. Nếu bạn gặp phải tình trạng máu vẫn chảy ra nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn thì hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

    • Khoảng 2 - 5 ngày sau khi nhổ: cảm giác đau nhức, sưng hàm sẽ dần dần biến mất.

    • Đến nha khoa tái khám theo đúng lịch hẹn.

    Đau nhức, sưng miệng sau khi nhổ răng khôn là triệu chứng bình thường

    Nhổ răng khôn kiêng gì? Vệ sinh như thế nào?

    • Sau khi nhổ răng khôn, khoang miệng của bạn đang có vết thương hở nên hãy lưu ý không nên súc miệng mạnh và tránh chải răng mạnh ở vùng mới nhổ răng.

    • “Nhổ răng khôn có đau không?” là nỗi băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Nếu quá đau nhức, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dùng túi đá chườm lên vùng má bên nhổ răng. 

    • Nên ăn những thức ăn dạng lỏng như: súp, cháo để nguội, nước ép trái cây,... tránh ăn những thức ăn cứng, quá nóng, quá lạnh, quá cay,...

    • Không nên uống nước có ga, thức uống chứa cồn hay hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn.

    Nhìn chung, răng khôn không đóng góp nhiều tác dụng trong việc ăn nhai, mà còn mọc xô lệch gây nên tình trạng đau nhức, sưng hàm. Nhổ bỏ chính là phương pháp nhằm chấm dứt sự phiền toái mà răng khôn mang lại. Hy vọng thông qua bài viết này, Nha khoa Guva đã giải đáp cho bạn lý do tại sao cần phải nhổ răng khôn và quy trình nhổ răng khôn đạt chuẩn của Bộ Y tế.

    Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến việc nhổ răng khôn, hãy liên hệ với Nha khoa Guva để được tư vấn và thăm khám kỹ hơn nhé!

     

    Nha Khoa Guva 0936 10 30 10 ×
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva