Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
13 tác hại của niềng răng bạn cần biết rõ

13 tác hại của niềng răng bạn cần biết rõ

    Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ hiệu quả giúp đem lại vẻ đẹp cho hàm răng, giúp bạn có nụ cười tự tin, rạng rỡ. Tuy nhiên nếu kỹ thuật niềng hoặc chế độ chăm sóc răng niềng không đúng cách có thể dẫn đến các tác hại của niềng răng. Dưới đây là 13 tác hại của niềng răng bạn cần biết cùng những lưu ý khi niềng răng quan trọng.

    13 tác hại của niềng răng

    Gây ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ

    Tác hại của niềng răng đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy là ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt. Trong suốt khoảng 2 năm của quá trình niềng răng, bạn phải đeo liên tục các loại khí cụ, mắc cài, dây cung trên răng. Điều này khiến răng của bạn không được đẹp gây ảnh hưởng đến nụ cười. Đặc biệt với những ai đang đi làm hoặc có công việc đòi hỏi giao tiếp với khách hàng thường xuyên thì đây có thể là một cản trở rất lớn. Nhưng hiện tại, bạn có thể yên tâm hơn khi phương pháp niềng răng trong suốt ra đời giúp cải thiện vấn đề này.

    Dễ mắc các bệnh lý răng miệng

    Những người đeo niềng răng có tỷ lệ mắc các bệnh lý về răng miệng cao hơn so với người bình thường bởi vì việc đánh răng trở nên khó khăn hơn và không thể làm sạch các kẽ răng với bàn chải thông thường, dẫn đến nguy cơ sâu răng tăng cao. Do đó, quá trình vệ sinh răng miệng cần được thực hiện kỹ lưỡng 2 lần mỗi ngày, kết hợp với việc sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch các kẽ răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy tăm nước để đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.

    Tác hại của niềng răng có thể gây các bệnh lý về răng miệng

    Tác hại của niềng răng là làm mất canxi răng

    Việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt đóng vai trò quan trọng đối với những người đang niềng răng. Vệ sinh răng kém gây sâu răng và sự xuất hiện của những vết trắng đục trên bề mặt răng. Các tình trạng này xảy ra do sự tác động của vi khuẩn làm mất đi các khoáng chất có trong men răng, đặc biệt là canxi.

    Dị ứng với khí cụ niềng răng

    Một số bạn có thể bị dị ứng với các khí cụ niềng răng như dây thun cao su latex hoặc mắc cài kim loại. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào hãy báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý và thay thế các khí cụ khác kịp thời.

    Thay đổi cấu trúc xương hàm

    Niềng răng yêu cầu sử dụng lực siết mạnh, tạo ra áp lực không mong muốn lên cấu trúc răng và xương hàm nếu không thực hiện đúng kỹ thuật. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi cấu trúc xương hàm, gây ảnh hưởng tới sự ổn định của răng và hàm sau khi quá trình niềng răng kết thúc, dẫn đến sự suy giảm chức năng nhai và gây ra các vấn đề liên quan đến kết cấu xương. 

    Tác hại của niềng răng làm tiêu chân răng

    Kỹ thuật niềng răng có thể làm tiêu chân răng. Tiêu chân răng xảy ra khi chân răng bị tiêu biến trong quá trình niềng răng. Thông thường, điều này ít ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng do chỉ có một phần nhỏ chân răng bị tiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp hiếm hoi, các bệnh nhân có thể mất tới 50% chân răng, điều này có thể gây ra các thay đổi đáng kể đối với sức khỏe răng miệng lâu dài.

    Tác hại của niềng răng làm cứng khớp

    Cứng khớp là một tình trạng hiếm gặp, có thể xảy ra khi chân răng tích hợp với xương làm răng không thể di chuyển trong khi tất cả các răng xung quanh bắt đầu di chuyển, kết quả gây hở các kẽ răng. Tình trạng này khó dự đoán và thường được xác định thông qua chụp X-quang và kiểm tra lâm sàng.

    Răng dịch chuyển về vị trí cũ

    Mặc dù không phải là hậu quả trực tiếp của niềng răng nhưng tình trạng răng trở về vị trí ban đầu sau khi tháo niềng là một vấn đề khá phổ biến. Nếu không tuân thủ việc đeo hàm duy trì đều đặn, rất dễ xảy ra việc răng trở về vị trí cũ, đặc biệt là ngay sau khi tháo niềng.

    Tác hại của niềng răng là răng có thể dịch chuyển vào vị trí cũ nếu không tuân thủ việc đeo hàm duy trì

    Tác hại của niềng răng gây cảm giác khó chịu nhẹ

    Một trong những tác hại đầu tiên của niềng răng là gây ra cảm giác khó chịu nhẹ lúc mới đeo niềng nhưng cảm giác này sẽ dần giảm theo thời gian. Kỹ thuật niềng răng hoạt động bằng cách tạo ra lực dịch chuyển răng theo hướng căn chỉnh phù hợp vì vậy có thể gây ra cảm giác không thoải mái ở vùng răng, thỉnh thoảng có thể gây đau đầu.

    Gây tổn thương niêm mạc

    Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải đeo các mắc cài và dây kim loại lên răng. Điều này có thể tác động đến niêm mạc miệng và gây cảm giác không thoải mái. Một trong những phương pháp phổ biến nhất để giảm thiểu sự khó chịu do bộ niềng răng gây ra là sử dụng sáp chỉnh nha.

    Đau nhẹ răng sau ngày tái khám định kỳ

    Một trong những tác hại của niềng răng là có thể gây đau nhẹ ở răng trong vài ngày đầu sau mỗi lần tái khám định kỳ. Cảm giác căng tức nhẹ ở răng sau khi tăng lực là bình thường và là dấu hiệu tích cực cho thấy răng đang di chuyển. Tuy nhiên, nếu đau nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy lực tác động quá lớn, bạn nên thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

    Tác hại của niềng răng là có thể đau nhẹ sau mỗi lần tái khám định kỳ

    Khó khăn khi ăn nhai

    Khi niềng răng, bạn có thể gặp khó khăn khi ăn và nhai do nong hàm làm bạn cảm thấy đau, không thoải mái khi nhai thức ăn, đặc biệt sau mỗi lần siết răng. Tuy nhiên, điều này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn ban đầu; sau vài ngày đến 1 tuần, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

    Chi phí có thể tốn kém hơn dự định

    Trước khi niềng răng, bạn cần hiểu rõ những chi phí phát sinh như chi phí hàm duy trì, chi phí điều trị bệnh lý răng miệng nếu có và chi phí dành cho các sản phẩm chăm sóc răng miệng như nước súc miệng, bàn chải kẽ, sáp nha khoa, máy tăm nước…

    Những lưu ý khi niềng răng quan trọng để hạn chế tác hại của niềng răng

    Bạn có thể tham khảo các lưu ý khi niềng răng sau để có những biện pháp hạn chế tác hại của niềng răng, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:

    Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp

    Trong quá trình niềng răng, việc lựa chọn phương pháp niềng răng rất quan trọng. Hiện nay, có các phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, khác biệt về mức giá và thời gian thực hiện. Bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng răng, điều kiện tài chính và tính chất công việc của mỗi người.

    Phương pháp niềng răng trong suốt

    Lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ uy tín

    Một điều quan trọng khi niềng răng là lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ có uy tín. Bác sĩ nha khoa có chuyên môn giỏi, tay nghề cao và sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo hiệu quả niềng răng. Việc chọn một cơ sở nha khoa đáng tin cậy không chỉ giúp quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ mà còn hạn chế các rủi ro, biến chứng và hậu quả có thể xảy ra.

    Tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lời dặn của bác sĩ

    Thời gian niềng răng kéo dài từ 1.5 - 2 năm hoặc lâu hơn đòi hỏi bạn cần tuân thủ đúng lộ trình và chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để tránh những hậu quả như răng dịch chuyển chậm hoặc sai vị trí, viêm nướu hay sâu răng do vệ sinh không đúng cách. Trong trường hợp niềng răng trong suốt, việc tuân thủ việc đeo khay niềng ít nhất 22 giờ mỗi ngày là quan trọng và bạn không nên tự ý tháo và không đeo khay niềng trong thời gian dài để tránh việc răng dịch chuyển sai vị trí và khay niềng không còn phù hợp với hàm răng.

    Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ là lưu ý khi niềng răng quan trọng để giúp giảm thiểu các tác hại của niềng răng

    Độ tuổi niềng răng

    Hiện nay, việc niềng răng không chỉ dành cho trẻ em và người trẻ tuổi mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nếu họ tuân thủ kế hoạch điều trị và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách của bác sĩ nha khoa. Quan trọng nhất là bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi niềng răng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

    Chế độ ăn uống hợp lý

    Trong quá trình niềng răng, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để tránh sụt cân, hóp má, hư hỏng mắc cài và bệnh lý răng miệng rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm và dễ nhai ở giai đoạn đầu sau khi bắt đầu niềng răng. Khi đã quen với chế độ ăn uống bình thường, bạn cần hạn chế thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, tránh ăn kẹo cao su và thực phẩm có hàm lượng đường cao để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

    Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách

    Khi niềng răng, chăm sóc răng miệng đúng cách rất quan trọng để tránh viêm nhiễm và sâu răng do thức ăn bám vào. Sau mỗi bữa ăn, bạn sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch thức ăn, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa flo để loại bỏ cặn thức ăn, giúp tái tạo men răng và tăng cường hiệu quả làm sạch răng miệng.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng khi niềng răng

    Tuân thủ lịch tái khám định kỳ

    Trong quá trình chỉnh nha, việc tuân thủ lịch hẹn kiểm tra răng định kỳ rất quan trọng để bác sĩ có thể theo dõi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của mắc cài hoặc thay đổi khay chỉnh nha tùy theo phương pháp niềng răng cụ thể. Niềng răng bằng mắc cài thường yêu cầu lịch thăm khám thường xuyên hơn, trung bình là 4 tuần 1 lần.

    Xem thêm: Vì Sao Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Chạy Răng?

    Những thông tin trên đã cung cấp cho các bạn một số kiến thức về tác hại của niềng răng cũng như lưu ý khi niềng răng để hạn chế các tác hại này. Việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tay nghề cao là rất quan trọng khi niềng răng. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể để lại thông tin bến dưới, Guva Dental sẽ tư vấn cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva