Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
7 tác hại của việc không nhổ răng sâu bạn cần biết ngay?

7 tác hại của việc không nhổ răng sâu bạn cần biết ngay?

    Khi điều trị răng sâu, bác sĩ luôn ưu tiên các biện pháp phục hồi và bảo tồn răng để đảm bảo tối chức năng và thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên khi răng sâu quá nặng, không còn phục hồi được thì phải nhổ bỏ nếu không sẽ gây ra các tác hại của việc không nhổ răng sâu. Trong bài viết này, Guva Dental sẽ chia sẻ với bạn lý do tại sao phải nhổ răng sâu, 7 tác hại của việc không nhổ răng sâu, quy trình nhổ răng sâu tiêu chuẩn và một số lưu ý sau khi nhổ răng sâu để bạn  cùng tham khảo.

    Tại sao phải nhổ răng sâu?

    Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến ở, xảy ra ở mọi độ tuổi, làm cho răng bị tổn thương và dẫn đến mất mô mềm. Dù vậy không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải nhổ răng sâu. Các bác sĩ luôn ưu tiên tìm cách bảo tồn răng cho bệnh nhân bằng nhiều phương pháp như trám răng, điều trị tủy và bọc răng sứ...

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tình trạng sâu, viêm quá nặng không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu. Tình trạng này gây nên nhiều tổn thương đến đến phần tủy răng bên trong, mạch máu cũng như dây thần kinh.

    Khi răng bị sâu quá nặng, không thể phục hồi thì cần nhổ sớm để tránh các tác hại của việc không nhổ răng sâu

    Khi sâu răng ngày càng nặng, vi khuẩn sẽ tấn công gây kích ứng tủy, tấn công chân răng, ăn sâu vào vùng xương hàm dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần nhổ bỏ sớm. Nếu không nhổ bỏ răng sâu kịp thời, bạn sẽ gặp phải tác hại của việc không nhổ răng sâu, ảnh hưởng đến các răng còn lại.

    Bên cạnh đó, các trường hợp khác như sâu răng chỉ còn lại phần chân răng, sâu răng kèm tụt nướu hoặc viêm nha chu thì cũng cần nhổ bỏ.

    Riêng đối với trường hợp răng số 8 bị sâu thì ngay cả khi chỉ sâu nhẹ cũng nên nhổ bỏ. Vì đây là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên rất khó để vệ sinh một cách sạch sẽ, kỹ lưỡng hàng. Hơn thế răng số 8 có vị trí rất đặc biệt gần với dây thần kinh, nên nếu như để sâu lâu ngày các vi khuẩn tấn công xuống phía dưới thì vô cùng nguy hiểm.

    7 tác hại của việc không nhổ răng sâu

    Sâu răng không thể tự khỏi và có xu hướng ngày càng tiến triển nghiêm trọng nếu bạn không chữa trị tận gốc. Dưới đây là 7 tác hại của việc không nhổ răng sâu bạn cần biết để kịp thời điều trị:

    Gây đau nhức dữ dội

    Đau nhức từng cơn, đau nhiều về đêm, đau dai dẳng hàng tuần liền ảnh hưởng đến ăn uống cũng như sinh hoạt… là một trong những tác hại của việc không nhổ răng sâu.

    Thậm chí, có nhiều trường hợp bị đau nhức dữ dội đến mức bạn không thể ăn uống, ngủ nghỉ. Lâu ngày sẽ khiến bạn mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tâm tình trở nên cáu gắt và ảnh hưởng đến công việc.

    Tác hại của việc không nhổ răng sâu là khiến bạn bị đau nhức dữ dội

    Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

    Sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của răng miệng, khiến cấu trúc của răng bị phá hoại, lâu sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy, chết tủy, chết dây thần kinh và nguy hiểm hơn là có thể bị mất răng.

    Gây hôi miệng

    Răng bị sâu là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, dẫn đến hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.

    Sâu răng gây hôi miệng làm bạn mất tự tin khi giao tiếp

    Gây mất thẩm mỹ

    Dấu hiệu của sâu răng ở mức nhẹ là sự xuất hiện các vết đen trên bề mặt răng. Đối với trường hợp nặng hơn, có thể thấy những lỗ hổng có màu nâu hoặc đen với kích thước khác nhau, gây mất thẩm mỹ nhất là đối với các răng cửa. Điều này ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin của bạn.

    Chức năng ăn nhai bị hạn chế

    Sâu răng làm răng trở nên nhạy cảm và đau đớn khi bạn nhai thức ăn và hoặc khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự thoải mái khi ăn uống của bạn, khiến bạn không muốn ăn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể.

    Răng sâu làm hạn chế khả năng ăn nhai

    Gia tăng chi phí điều trị

    Nếu răng bị sâu răng và đến thời điểm cần nhổ nhưng bạn không thực hiện kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý răng miệng khác. Lúc này, bên cạnh chi phí chữa sâu răng bạn sẽ phải tốn thêm nhiều khoản chi phí để điều trị các bệnh lý răng miệng khác.

    Nguy hiểm đến tính mạng

    Nếu bỏ qua hoặc điều trị sâu răng không đúng cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề như viêm tủy, hoại tử răng. Hoại tự phát triển nặng có thể gây nhiễm trùng vùng hàm mặt. Nếu tình trạng nhiễm trùng này trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm cho tính mạng.

    Giai đoạn đầu, có thể bạn chưa nhận biết được răng của mình đang bị sâu. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra răng miệng định kỳ 1-2 lần/năm. Nếu phát hiện sâu răng, bạn hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

    Quy trình nhổ răng sâu tiêu chuẩn

    Dưới đây là quy trình nhổ răng sâu tiêu chuẩn giúp bạn hạn chế đau đớn và những biến chứng sau nhổ răng:

    Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang

    Đầu tiên, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra răng miệng cẩn thận cũng như tìm hiểu những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh như tiểu đường, tim mạch, máu khó đông… Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang để kiểm tra tình trạng của xương hàm và đưa chẩn đoán mức độ khó dễ khi nhổ răng.

    Kiểm tra và chụp X-quang răng miệng trước khi nhổ răng

    Bước 2: Sát khuẩn

    Bước tiếp theo của quy trình nhổ răng là sát khuẩn. Bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn vị trí răng nhổ để giúp làm sạch răng và đảm bảo không bị nhiễm khuẩn.

    Bước 3: Gây tê

    Gây tê là bước quan trọng trong quy trình nhổ răng, giúp bạn giúp bạn giảm bớt đau đớn, giúp cho quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và thuận lợi hơn.

    Bước 4: Tiến hành nhổ răng

    Bước tiếp theo của quy trình nhổ răng là bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng răng, bác sĩ sẽ thực hiện việc nhổ toàn bộ hoặc từng phần.

    Tiến hành nhổ răng

    Bước 5: Khâu đóng vết thương lại

    Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng, các bác sĩ sẽ làm sạch vết thương bằng nước tinh khiết và khâu vết thương lại bằng chỉ nha khoa. Bác sĩ sẽ cho bạn cắn 1 miếng bông gòn để cầm máu trong vòng 45 phút-1 tiếng và yêu cầu bạn ở lại cơ sở nha khoa ít nhất 30 phút để theo dõi sau nhổ răng.

    Bước 6: Kê thuốc, hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà

    Bác sĩ kê thuốc giảm đau, kháng viêm, dặn lịch tái khám và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng trước khi ra về. Bạn cần ghi nhớ và thực hiện đúng lịch tái khám để kiểm tra tình trạng liền vết thương sau khi nhổ răng.

    Bác sĩ nha khoa dặn dò bệnh nhân trước khi ra về

    Lưu ý sau khi nhổ răng sâu

    Sau khi nhổ răng, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng để giúp nhanh phục hồi, tránh nguy cơ nhiễm trùng và những biến chứng sau nhổ răng. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý sau khi nhổ răng sâu:

    • Chườm đá hoặc khăn lạnh lên vùng sưng để giảm đau.

    • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để giảm sưng và đau.

    • Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn không nên sử dụng ống hút, không súc miệng và tránh nhai quá mạnh.

    • Tránh ăn nhai tại vùng nhổ răng trong vài ngày.

    • Ăn thức ăn lỏng, mềm, tránh đồ ăn cứng, dai, quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh.

    Lưu ý sau khi nhổ răng là bạn nên ăn thức ăn lỏng, mềm

    • Không uống rượu bia và không hút thuốc để vết thương mau lành.

    • Nâng cao đầu khi ngủ để ngăn ngừa chảy máu răng.

    • Tránh vận động mạnh để vết nhổ răng không bị tổn thương.

    Xem thêm: Các Giai Đoạn Của Quá Trình Lành Vết Thương Sau Khi Nhổ Răng Khôn

    Như vậy khi răng sâu quá nặng bạn cần phải nhổ bỏ để tránh gặp 7 tác hại của việc không nhổ răng sâu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Ngoài ra bạn cũng cần hiểu quy trình nhổ răng sâu tiêu chuẩn và những lưu ý sau khi nhổ răng sâu để có thể chăm sóc tốt răng miệng của mình. Để được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ tư vấn cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva