Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn

8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn

    Khi bạn gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, gây nên những biến chứng nguy hiểm thì việc nhổ răng được xem là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, để quá trình nhổ răng diễn ra thành công, không gặp phải rủi ro thì bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi nhổ. Dưới đây là 8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn Guva Dental chia sẻ cùng bạn để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn.

    Vì sao cần phải nhổ răng khôn?

    Răng khôn là răng mọc cuối cùng của hàm răng con người và thường mọc lên trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Răng khôn còn được gọi là răng số tám và đây cũng là rang có kích thước lớn thứ ba của các răng hàm. Một số trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí, chen chúc gây ra các vấn đề răng miệng cần phải nhổ bỏ, cụ thể như sau:

    Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức 

    Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc mắc nướu, mọc dưới nướu… chiếm hơn 60% các trường hợp chỉ định nhổ răng khôn. Nếu răng khôn mọc sai vị trí không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc không tạo ra các kẽ hở dễ tích tụ thức ăn thì không cần nhổ bỏ. 

    Khi răng khôn mọc sai vị trí có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây viêm nhiễm rễ dây thần kinh và tình trạng nhiễm trùng. Để nhận biết răng khôn mọc sai lệch vị trí thì cảm giác đầu tiên chính là đau nhức, khó chịu, sưng tấy, khó cử động cơ hàm. Bạn cần đi khám bác sĩ để có chỉ định nhổ răng khôn khi cần thiết.

    Răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm gây đau nhức cần sớm được nhổ bỏ

    Răng khôn bị sâu

    Răng khôn bị sâu là tình trạng phổ biến trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Răng khôn nằm ở trong cùng của khuôn răng nên không thể quan sát kỹ để vệ sinh như các vị trí răng khác cùng với thức ăn cũng dễ mắc kẹt ở răng khôn và trong thời gian dài sẽ khiến tích tụ vi khuẩn gây sâu răng.

    Răng khôn bị sâu gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cần được nhổ bỏ

    Răng khôn gây viêm nướu

    Răng khôn khi mọc chưa hoàn thiện và bị mắc kẹt ở phần nướu răng sẽ khiến cho phần nướu của bạn bị đau nhức. Khi ăn uống thường có cặn thức ăn bám dính vào vị trí này tạo thành ổ viêm nhiễm nướu khiến chúng ta bị đau nhức thường xuyên. 

    Nếu không phát hiện sớm có thể tạo thành các ổ viêm bám sâu vào chân răng, tủy răng cũng như gây hoại tử xương hàm nghiệm trọng hơn. Dấu hiệu để phát hiện sớm viêm nướu chính là nướu chảy máu khi đánh răng hoặc tình trạng bình thường, đau rát nướu răng, có mùi hôi bất thường…

    8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn

    Nhổ răng khôn là tiểu phẫu được thực hiện khá nhanh chóng, tuy nhiên có thể tiềm ẩn rủi ro vì vậy bạn cần quan tâm đến 8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn dưới đây để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn:

    Chọn địa chỉ nha khoa uy tín

    Nhổ răng khôn có mức độ phức tạp hơn so với nhổ răng thường, tiềm ẩn một số nguy hiểm, nhất là với trường hợp răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc lệch. Vì thế một trong những điều bạn cần lưu ý trước khi nhổ răng khôn là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. 

    Chọn địa chỉ nha khoa uy tín là một lưu ý trước khi nhổ răng quan trọng

    Bác sĩ nhổ răng phải là người có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng tốt, tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình nhổ răng. Cơ sở nha khoa cũng cần trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, phòng nha vô trùng để quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, tránh rủi ro và biến chứng nhổ răng khôn nguy hiểm. 

    Chọn thời điểm nhổ răng phù hợp

    Không có giới hạn về thời điểm nhổ răng khôn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều là thời điểm nhổ răng tốt nhất vì bác sĩ có thể theo dõi vết thương cũng như tình trạng chảy máu của người được nhổ răng.

    Những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi có ý định nhổ răng khôn:

    • Người mới ốm dậy thì không nên nhổ răng khôn.

    • Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng khôn.

    • Người mắc bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính khác cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn kỹ trước khi thực hiện nhổ răng khôn. 

    Thông báo đầy đủ tình trạng răng miệng cho bác sĩ nha khoa

    Nhổ răng khôn không được chỉ định cho một số trường hợp đặc biệt. Do đó một lưu ý quan trọng trước khi nhổ răng khôn là bạn cần thông báo đầy đủ, chi tiết cho bác sĩ nha khoa về các bệnh lý đang gặp phải, đặc biệt là bệnh tim mạch, máu khó đông…

    Nên thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ nha khoa trước khi nhổ răng khôn

    Những bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh cũng cần trao đổi rõ với bác sĩ. Những điều này giúp bác sĩ có cơ sở để tư vấn bạn có thể nhổ răng khôn hay không, tránh gặp rủi ro, biến chứng sau khi thực hiện. 

    Làm các xét nghiệm cần thiết

    Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần chụp x-quang và tiến hành một số xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm máu để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe, cân nhắc về mức độ an toàn và những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhổ răng. 

    Xét nghiệm máu nếu phát hiện bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ có biện pháp trì hoãn nhổ răng khôn.

    Chuẩn bị tốt về tâm lý

    Đa số mọi người trước khi nhổ răng khôn sẽ có tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ đau… Để quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi, an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh hồi hộp.

    Bạn cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái trước khi nhổ răng khôn

    Bạn có thể hỏi bác sĩ về những lo lắng, băn khoăn của mình về quá trình nhổ răng để được giải đáp chi tiết, từ đó có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn. Trong quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê và hướng dẫn biện pháp cầm máu, giảm đau sau đó, vì thế bạn không cần quá lo lắng, sợ hãi. 

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

    Một lưu ý trước khi nhổ răng khôn nữa là trước khi đến phòng khám nha khoa để nhổ răng khôn, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn cao răng, mảng bám, thức ăn thừa dính trên răng để tránh nguy cơ nhiễm trùng đồng thời đảm bảo răng miệng sạch sẽ, tránh tình huống hơi thở có mùi hôi tạo tâm lý e ngại khi bác sĩ thăm khám, nhổ răng. 

    Đi cùng người thân

    Trong quá trình nhổ răng, người bệnh được gây mê hoặc gây tê tại chỗ tùy độ phức tạp của răng khôn. Trường hợp nào cũng cần có người thân đi cùng để xử lý vấn đề phát sinh.

    Khi nhổ răng gây tê, thể trạng của bạn vẫn bình thường nhưng nếu sức khỏe yếu sẽ gây khó khăn trong quá trình di chuyển, cần có người hỗ trợ. 

    Chú ý chế ăn uống, nghỉ ngơi trước khi nhổ răng

    Trước ngày nhổ răng khôn, bạn nên nghỉ ngơi sớm, không thức khuya, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng rượu bia, thuốc lá để tránh làm giảm hiệu quả thuốc gây tê hay làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều.

    Nghỉ ngơi sớm trước ngày nhổ răng là một lưu ý trước khi nhổ răng khôn bạn cần quan tâm

    Bạn nên ăn nhẹ trước khi nhổ răng khoảng 1 – 2 tiếng để ổn định lượng đường trong máu, tuy nhiên không nên ăn quá no.

    Thực hiện tốt 8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn nêu trên sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, thoải mái hơn và giúp quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, thuận lợi, tránh các biến chứng nhổ răng khôn nguy hiểm.

    Chăm sóc hậu nhổ răng khôn

    Ngoài những lưu ý trước khi nhổ răng khôn bạn cũng cần quan tâm đến chế độ chăm sóc hậu nhổ răng khôn để quá trình lành thương sau nhổ răng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn:

    Cắn chặt bông gòn trong 30 phút 

    Để cầm máu sau nhổ răng, bác sĩ sẽ cho bạn cắn chặt bông gòn cầm máu trong vòng 30 phút. Sau khi bỏ bông ra, máu sẽ từ từ đông lại. Nếu như tình trạng rỉ máu vẫn còn tiếp diễn sau khi về nhà bạn hãy thực hiện thao tác tương tự và lưu ý là sau 30 phút nên thay mới bông gòn để cầm máu tốt hơn.

    Chườm lạnh giảm đau

    Chườm lạnh là một biện pháp mà bạn có thể áp dụng để giảm nhanh tình trạng sưng đau. Hơi lạnh từ nước đá sẽ làm tê vùng tổn thương để xoa dịu cơn đau đồng thời ngăn ngừa tình trạng sưng tấy ở vị trí vừa nhổ răng.

    Bạn dùng túi chườm đá áp sát vào vùng má tại vị trí răng vừa nhổ trong vòng 15-20 phút. Lưu ý là không nên chườm quá lâu để tránh làm tổn thương vùng má.

    Chườm lạnh để giảm đau hậu nhổ răng khôn

    Chườm ấm

    Ngoài chườm lạnh thì chườm ấm cũng có tác dụng giảm ê buốt và nhanh tan tụ máu bầm. Bạn cho nước ấm vào túi chườm rồi dùng nó áp sát lên vùng má tại vị trí có răng vừa nhổ. Bạn nên điều chỉnh độ nóng hợp lý để tránh làm bỏng rộp vùng má bên ngoài.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    Vệ sinh răng miệng hậu nhổ răng khôn cần phải được thực hiện kỹ hơn so với bình thường để tránh nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra.

    Vào ngày thứ nhất, bạn chỉ nên vệ sinh khoang miệng nhẹ nhàng bằng nước sách, tránh sử dụng nước muối hoặc nước sát khuẩn. Sang ngày thứ hai, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng nhưng phải thật nhẹ nhàng, hạn chế chạm vào vết thương tại nhổ răng.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng sau khi nhổ răng khôn

    Chế độ sinh hoạt hợp lý 

    Sau khi nhổ bỏ răng khôn bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ sinh hoạt và vận động. Bạn cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc nặng nhọc quá sức hay các hoạt động thể thao mạnh. Khi nằm nghỉ bạn nên kê gối cao hơn một chút để tránh tình trạng chảy máu và không dùng tay hay bất cứ vật gì chạm vào vết thương nhổ răng.

    Ăn thức ăn mềm dễ nuốt

    Để vết thương nhanh chóng hồi phục, tránh nguy cơ viêm nhiễm thì chế độ ăn uống là một trong những điều quan trọng cần lưu ý hậu nhổ răng khôn.

    Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn nên ưu tiên ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa… để hạn chế dùng lực nhai quá nhiều. Bạn cũng lưu ý bổ sung các loại thức ăn, thức uống chứa nhiều vitamin, khoáng chất như trái cây, sinh tố rau củ quả… để đẩy nhanh quá trình tái tạo và phục hồi ở mô nướu.

    Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt để tránh tác động mạnh đến vết thương nhổ răng

    Không hút thuốc lá

    Bạn không nên hút thuốc lá trong vòng 3-4 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn bởi trong thuốc lá có chứa nicotine, cacbon oxit, axit cyanhydric… đều là những thành phần làm giảm khả năng miễn dịch và tốc độ hồi phục vết thương sau khi nhổ răng.

    Không sử dụng bia rượu

    Bạn tuyệt đối không uống rượu bia trong từ 5-7 ngày sau khi nhổ bỏ răng khôn để giúp bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh hiệu quả hơn.

    Tránh thức ăn cứng, cay, nóng

    Răng sẽ phải hoạt động với lực mạnh và nhiều hơn khi bạn ăn thức ăn quá cứng hay quá dai, làm cho vết thương bị tác động mạnh dẫn đến các nguy cơ sưng, viêm, chảy máu… Thời gian bình phục sau nhổ răng vì vậy mà cũng sẽ kéo dài hơn.

    Kẻ thù của mọi vết thương hở chính là các loại thức ăn cay, nóng vì chúng sẽ làm vết thương bị kích thích, tạo cảm giác đau rát, khó chịu. Đây là điều hoàn toàn không tốt cho quá trình hồi phục sau khi nhổ răng khôn. Tránh vì vậy bạn cần hạn chế các loại thức ăn này.

    Xem thêm: Khoảng Cách Giữa 2 Lần Nhổ Răng Khôn Tối Thiểu Bao Lâu?

    Trên đây là 8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn bạn cần quan tâm để nhổ răng an toàn kèm theo chế độ chăm sóc hậu nhổ răng khôn. Dù là những việc làm rất đơn giản nhưng bạn không nên chủ quan, cần thận trọng và tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn, đạt kết quả tốt nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn về từng trường hợp, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ và giải đáp cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva