Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Bị rớt răng sứ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bị rớt răng sứ: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Làm răng sứ là phương pháp phục hình răng được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và độ bền chắc. Tuy nhiên làm răng sứ cũng không tránh khỏi tình trạng rớt răng sứ ra ngoài. Vậy nguyên nhân rớt răng sứ là gì? Cách khắc phục ra sao? Phòng tránh như thế nào? Hãy cùng nha khoa Guva tìm hiểu dưới đây.

    Tổng quan về răng sứ

    Răng sứ thẩm mỹ là biện pháp phục hình răng cố định bằng cách mài đi một phần răng thật theo tỉ lệ hợp lý sau đó chụp một mão sứ hoặc dán sứ ra bên ngoài để cải thiện tình trạng răng thiếu thẩm mỹ như sứt mẻ, thưa, nhiễm màu… Hiện nay có hai dạng làm răng sứ phổ biến là:

    Bọc răng sứ

    Bọc răng sứ là phương pháp dùng mão sứ được làm từ chất liệu sứ hoặc kim loại chuyên khoa có màu sắc giống răng thật để tạo hình cho răng. Răng thật được mài nhỏ thành cùi răng để gắn mão sứ cố định lên bằng keo dán nha khoa chuyên dụng.

    Bọc răng sứ

    Dán răng sứ Veneer

    Dán sứ Veneer là phương pháp phục hình răng giúp bảo tồn được răng thật tối đa. Mặc dù dán răng sứ Veneer vẫn cần mài cùi răng nhưng chỉ mài một lớp rất mỏng sau đó mặt dán sứ Veneer chỉ dày 0,3 – 0,5mm được dán lên bề mặt ngoài của răng bằng keo dán sứ nha khoa.

    Dán sứ Veneer

    Khi làm răng sứ, lớp keo sẽ cố định chặt miếng dán hay mão sứ sát khít với răng thật. Người làm răng sứ có thể ăn uống bình thường và vệ sinh răng miệng thoải mái. Tuy nhiên, để giữ gìn tuổi thọ của răng sứ bền lâu và tránh bị rớt răng sứ thì người làm răng sứ vẫn có những điều cần lưu ý về chế độ ăn, cách vệ sinh răng miệng phù hợp.

    Nguyên nhân rớt răng sứ

    Khi làm răng sứ, mão sứ hoặc mặt sứ sẽ được gắn chắc chắn vào răng thật bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên trong một vài tình huống, răng sứ bị rớt ra khiến bạn lo lắng và không biết nên xử lý thế nào. Nguyên nhân khiến bạn bị rớt răng sứ có thể như sau:

    Rớt răng sứ do lực cắn, nhai quá mạnh

    Dùng lực cắn xé, nhai nghiền quá mạnh khi ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai có thể làm cho răng sứ bị xô lệch, lung lay, bung tuột và cuối cùng là rớt răng sứ ra khỏi cùi răng thật.

    Rớt răng sứ có thể do nguyên nhân cắn xé, nhai thức ăn quá mạnh

    Rớt răng sứ do keo dán kém chất lượng

    Một nguyên nhân làm bạn rớt răng sứ là do keo dán kém chất lượng. Mão răng sứ được gắn cố định vào răng thật bằng một loại keo chuyên dụng. Lớp keo này sẽ giữ cho răng sứ được chắc chắn, tránh bị lệch khi ăn nhai nhưng nếu chất lượng keo không tốt, không đủ độ bám dính sẽ làm cho răng sứ bị lỏng và rớt ra ngoài.

    Rớt răng sứ do hết thời hạn sử dụng

    Lớp keo liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật bị phá vỡ sau thời gian dài sử dụng do ảnh hưởng của vi khuẩn, nước bọt khiến độ chắc chắn của mão sứ suy yếu và làm rớt răng sứ.

    Rớt răng sứ do răng sứ hết thời hạn sử dụng

    Rớt răng sứ do tay nghề của bác sĩ không tốt

    Trong quá trình gắn răng sứ cố định, bác sĩ đã sử dụng ít lượng keo dán khiến cho răng sứ không thể dính chắc với răng thật. Do đó mà khi ăn uống hay dùng lực ăn nhai đã gây tác động, khiến răng sứ bị bung và rớt ra ngoài.

    Cách khắc phục khi bị rớt răng sứ

    Để khắc phục tình trạng rớt răng sứ, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp. Thông thường, rớt răng sứ sẽ được khắc phục theo một trong hai trường hợp sau:

    Mới làm răng sứ, tuổi thọ và chất lượng răng sứ còn tốt

    Nếu bạn mới làm răng sứ, tuổi thọ và chất lượng của răng sứ vẫn còn tốt thì bác sĩ khắc phục tình trạng rớt răng sứ bằng cách vệ sinh răng miệng, làm sạch răng sứ rồi dùng keo dán chuyên dụng để gắn lại răng sứ vào răng thật cho vừa khít và chắc chắn. Sau khi phục hình lại răng sứ bị rơi ra, bạn có thể ăn nhai, vệ sinh răng miệng bình thường.

    Dán lại răng sứ bị rớt

    Răng sứ đã hết hạn hoặc không còn khả năng tái sử dụng

    Trong trường hợp này thì bác sĩ sẽ thực hiện làm lại răng sứ. Quá trình thực hiện bắt đầu từ việc kiểm tra cùi răng thật, lấy dấu hàm để gửi đi chế tác lại răng sứ mới, sau đó gắn cố định lại răng sứ vào răng thật theo đúng kỹ thuật để răng sứ được chắc chắn và bền lâu.

    Bác sĩ tiến hành làm răng sứ lại cho bệnh nhân

    Làm gì để phòng tránh rớt răng sứ

    Sau khi làm răng sứ, bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý thì răng miệng mới khỏe mạnh và răng sứ mới bền chắc lâu dài được. Hãy chú ý những điều sau đây để phòng tránh tình trạng rớt răng sứ ra ngoài:

    • Khi ăn uống, bạn không nên sử dụng lực quá mạnh để cắn xé, nhai nghiền các đồ ăn quá cứng, quá dai và không nên dùng răng để cắn, vặn mở các vận dụng, chai lọ khác để tránh làm rớt răng sứ ra ngoài.

    • Sau mỗi bữa ăn ngoài việc chải răng bạn hãy sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, tránh hình thành mảng bám và tạo cơ hội cho vi khuẩn làm hại răng.

    Dùng thêm chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng giúp làm sạch răng tốt hơn

    • Khi chải răng, bạn nên dùng bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc, xoay tròn để lấy sạch thức ăn thừa trong kẽ răng, không gây kích ứng nướu và giúp răng sứ chắc khỏe, bền đẹp lâu dài hơn.

    • Bạn nên đi khám, kiểm tra bảo dưỡng răng sứ định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để giúp chăm sóc răng sứ được tốt hơn và kịp thời khắc phục các vấn đề xảy ra.

    Khám răng định kỳ để kiểm tra tình trạng răng sứ

    Xem thêm: Nằm Mơ Thấy Rớt Răng Sứ Là Điềm Báo Gì?

    Hy vọng rằng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục cũng như cách phòng tránh tình trạng rớt răng sứ. Bạn hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện bọc sứ an toàn, bền lâu hoặc tái khám khi có vấn đề. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ và giải đáp cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva