Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Cách phòng ngừa và biện pháp xử lý khi răng bọc sứ bị nhiễm trùng

Cách phòng ngừa và biện pháp xử lý khi răng bọc sứ bị nhiễm trùng

    Bọc răng sứ là một trong những phương pháp chỉnh nha rất được khách hàng yêu thích vì tính thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài. Tuy nhiên, sự cố răng bọc sứ bị nhiễm trùng là vấn đề không ai mong muốn xảy ra. Vậy liệu có cách nào phòng ngừa tình trạng này không, và nếu răng bọc sứ bị nhiễm trùng thì phải xử lý như thế nào? Hãy cùng Guva Dental tìm hiểu nhé!

    Một số nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị nhiễm trùng

    Răng bọc sứ bị nhiễm trùng thường xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến sau:

    Tay nghề của bác sĩ

    - Mài răng không đúng cách có thể khiến bạn tổn thương ngà răng hoặc tủy răng.

    - Lắp đặt mão sứ không khớp với răng thật, thức ăn sẽ dễ bị kẹt vào khoảng trống nên khó vệ sinh, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng.

    Kích ứng với chất liệu mão sứ 

    Trường hợp này thường xảy ra đối với những bệnh nhân có răng miệng quá nhạy cảm với chất liệu mão sứ.

    Mão sứ có kích thước không phù hợp

    Mão sứ không khớp với răng sẽ tạo không gian để mảnh vụn thức ăn lọt vào, vi khuẩn sinh sôi gây nên tình trạng nhiễm trùng

    Bệnh lý răng miệng

    Bệnh nhân mắc những bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... trước khi bọc răng sứ, nếu không giải quyết những vấn đề này trước thì sau khi bọc sứ, rất có thể sẽ bị viêm nhiễm.

    Dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo

    Dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo chất lượng và vệ sinh, sau khi phẫu thuật có thể sẽ bị nhiễm trùng.

    Chăm sóc sau khi bọc sứ không đúng cách

    Nếu bệnh nhân không vệ sinh răng miệng tốt hoặc không thực hiện các biện pháp chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ sau khi bọc sứ, răng sứ có thể sẽ bị nhiễm trùng.

    Răng bọc sứ bị nhiễm trùng

    Giải pháp điều trị khi răng sứ bị nhiễm trùng

    Phương hướng điều trị răng sứ bị nhiễm trùng còn phải tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng có nghiêm trọng hay không và tình trạng răng miệng của bệnh nhân như thế nào:

    Nạo ổ viêm

    Để phòng ngừa ổ viêm nhiễm lây lan khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ đề xuất nạo sạch ổ viêm. Cách làm này cũng góp phần hạn chế tình trạng tiêu xương.

    Cấy ghép lợi

    Đây là phương pháp được áp dụng khi bệnh nhân bị nhiễm trùng quanh răng dẫn đến tiêu xương, tụt nướu lợi. Bác sĩ sẽ cấy ghép mô nướu nhằm xây dựng, tái tạo lại hình dạng mô nướu quanh răng, ngăn chặn tình trạng tụt lợi hay tiêu xương.

    Bọc lại răng sứ mới

    Trong trường hợp răng sứ của bạn bị nhiễm trùng do kỹ thuật của bác sĩ thực hiện không đúng cách, bạn nên tháo mão sứ cũ ra, điều trị nhiễm trùng và bọc lại răng sứ mới.

    Những biện pháp điều trị khi răng bọc sứ bị nhiễm trùng

    Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có nguy hiểm không, có tự hết không?

    Khi răng bọc sứ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng đau, chân răng đổi màu hoặc tích tụ mủ, hôi miệng, nhạy cảm hoặc ê buốt khi ăn thức ăn quá nóng/lạnh, bị sốt,... thì rất nguy hiểm, vì ổ viêm nhiễm có thể sẽ lây lan sang những vùng răng khác, làm tình hình vết thương trở nên trầm trọng hơn.

    Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng của răng bọc sứ sẽ không tự hết. Bạn phải đến nha khoa sớm nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh chủ quan khiến vết nhiễm trùng lây lan dẫn đến hoại tử.

    Cách phòng ngừa răng sứ bị nhiễm trùng

    Để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ, bệnh nhân nên cân nhắc các vấn đề sau trước khi thực hiện bọc sứ:

    • Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng đang gặp phải trước khi bọc sứ.
    • Lựa chọn mão sứ chất lượng và an toàn, làm từ chất liệu bền tốt, lành tính để tránh bị kích ứng.
    • Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo bọc sứ đúng kỹ thuật, quy trình.
    • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ sau khi bọc răng sứ.
    • Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi bọc sứ.

    Cách phòng ngừa răng sứ bị nhiễm trùng

    • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học sau khi bọc sứ: hạn chế ăn thức ăn quá dai cứng hay sử dụng chất kích thích.
    • Nếu răng sứ xuất hiện bất cứ vấn đề gì, hãy đến nha khoa sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời.
    • Tái khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng bọc sứ thường xuyên.
    • Trong trường hợp bạn không thể đến nha khoa lập tức, bạn có thể giảm đau tại nhà bằng những cách sau:
    • Chườm đá lạnh lên vùng má ngoài vị trí nhiễm trùng.
    • Súc nước muối để sát khuẩn, làm sạch khoang miệng.

    Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa cực kỳ hiện đại ngày nay, giúp mang đến cho khách hàng nụ cười trắng sáng rạng ngời. Nếu không may gặp phải tình huống nhiễm trùng răng bọc sứ, điều đầu tiên mà Guva Dental khuyên bạn đó là hãy bình tĩnh, không nên dùng tay hay bất cứ đồ vật nào khác chạm vào vết viêm nhiễm. Nếu có thể, hãy đến nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

    Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và mức độ nghiêm trọng của ổ viêm mà bác sĩ sẽ đề xuất phương hướng xử lý phù hợp với từng bệnh nhân.

    Xem thêm: Cần Nhận Biết Tức Thì: Răng Bọc Sứ Bị Nhiễm Trùng

    Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị răng sứ bị nhiễm trùng?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề bọc răng sứ, hãy liên hệ Guva Dental để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva