Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Cấy ghép Implant - Cầu răng cố định cho người mất răng toàn hàm

Cấy ghép Implant - Cầu răng cố định cho người mất răng toàn hàm

    Bạn đang gặp phải tình trạng mất răng toàn hàm? Bạn đang lo lắng về khả năng ăn nhai, giao tiếp và thẩm mỹ của mình? Bạn đang tìm kiếm một giải pháp phục hình răng toàn hàm tối ưu? Hiện nay, cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững. Cùng Nha khoa Guva tìm hiểu ưu, nhược điểm của phương pháp này trong bài viết dưới đây!

    Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới mất răng toàn hàm

    Mất răng toàn hàm là tình trạng mất tất cả răng ở trên một hàm hoặc hai hàm.

    Đây là một vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

    Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới bị mất răng toàn hàm bao gồm:

    - Sâu răng và viêm nha chu là hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng mất răng toàn hàm. Sâu răng là do vi khuẩn tấn công men răng, gây mòn răng và lỗ sâu. Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm xung quanh chân răng, khiến bạn có thể mất răng hoặc tiêu xương hàm.

    - Thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới mất răng toàn hàm. Một số chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe răng miệng bao gồm canxi, vitamin D,... Nếu thiếu hụt những chất này, răng bạn sẽ yếu đi.

    - Theo thời gian, răng bạn sẽ bị lão hóa và trở nên yếu đi, dẫn đến dễ bị rụng hàng loạt. Tuổi tác là một yếu tố tự nhiên, bạn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách có thể giúp hạn chế tình trạng mất răng do tuổi tác.

    - Hút thuốc, nghiến răng là những thói quen xấu có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của bạn, cũng có thể gây tổn thương răng và dẫn tới mất răng.

    - Cùng các bệnh lý răng miệng khác cũng có thể dẫn tới mất răng toàn hàm, bao gồm: gãy răng, chấn thương răng, ung thư miệng,...

    Hậu quả của việc mất răng toàn hàm

    Mất răng toàn hàm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh, bao gồm:

    Khả năng ăn nhai kém

    Mất răng làm giảm khả năng nghiền nát thức ăn, khiến bạn khó ăn các thức ăn cứng, dai, nhiều chất xơ. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dẫn đến suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa như táo bón và các vấn đề sức khỏe khác.

    Khó khăn trong giao tiếp

    Mất răng khiến bạn thay đổi giọng nói, phát âm không chuẩn, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp với người khác. Điều này có thể khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

    Tiêu xương hàm

    Xương hàm được duy trì bởi lực nhai của răng. Khi mất răng toàn hàm, lực nhai bị mất đi, dẫn đến tiêu xương hàm. Điều này có thể khiến khuôn mặt bạn bị biến dạng, nhăn nheo, chảy xệ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

    Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác

    Mất răng toàn hàm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác, chẳng hạn như viêm lợi, viêm nha chu,...

    Ảnh hưởng đến tâm lý

    Mất răng toàn hàm có thể khiến bạn cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến tâm lý.

    Mất răng toàn hàm khi nào trồng lại được?

    Thông thường, bạn có thể trồng lại răng toàn hàm sau khi đã điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng, bao gồm sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,... Thời gian điều trị các bệnh lý này sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Ngoài ra, bạn cần đảm bảo các điều kiện sau:

    • Xương hàm đã được phục hồi đủ độ dày và chắc chắn để nâng đỡ mão răng Implant. Nếu xương hàm chưa được phục hồi đủ độ dày và chắc chắn, bạn cần phải thực hiện các phương pháp phục hồi xương hàm trước khi trồng răng toàn hàm.

    • Khớp cắn của bạn cân đối, không bị sai lệch.

    • Sức khỏe tổng thể của bạn tốt, không mắc các bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường,...

    Nếu bạn đáp ứng được các điều kiện trên, bạn có thể trồng lại răng toàn hàm bằng các phương pháp sau:

    • Hàm tháo lắp: Đây là phương pháp phục hình răng toàn hàm đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, hàm tháo lắp có thể gây khó khăn trong việc ăn nhai và giao tiếp.

    • Hàm cố định: Đây là phương pháp phục hình răng toàn hàm sử dụng các trụ Implant để cố định răng sứ. Hàm cố định có độ bền cao, mang lại khả năng ăn nhai và giao tiếp tốt.

    Phục hình bằng phương pháp cấy ghép Implant toàn hàm

    Trồng Implant toàn hàm là một phương pháp phục hình răng toàn hàm tiên tiến, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp phục hình khác.

    Cấy ghép Implant toàn hàm là gì?

    Cấy ghép Implant toàn hàm là phương pháp phục hình răng toàn hàm bằng cách sử dụng các trụ Implant được làm từ vật liệu titanium, có hình dáng giống như chân răng, được cấy trực tiếp vào xương hàm. Sau khi Implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ nha khoa sẽ gắn mão răng sứ lên Implant để khôi phục lại hàm răng hoàn chỉnh.

    Các trụ Implant này sẽ đóng vai trò thay thế chân răng đã mất, tạo nền móng vững chắc để phục hình răng giả toàn hàm.

    Cấy ghép Implant toàn hàm là một giải pháp phục hình răng toàn hàm tiên tiến, giúp bạn lấy lại hàm răng chắc khỏe, ăn nhai ngon miệng và tự tin giao tiếp.

    Ưu điểm của phương pháp trồng Implant toàn hàm

    Khôi phục khả năng ăn nhai, giao tiếp và thẩm mỹ tối ưu

    Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm thay thế cho chân răng đã mất, tạo nền tảng vững chắc để gắn hàm răng giả cố định. Nhờ đó, bạn có thể ăn nhai thoải mái, dễ dàng, không bị đau nhức hay khó chịu. Hàm răng giả cũng có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật, mang lại cho bạn sự tự tin khi giao tiếp.

    Giữ nguyên xương hàm, ngăn ngừa tiêu xương

    Khi bạn bị mất răng, xương hàm sẽ bị tiêu dần. Trồng Implant toàn hàm giúp giữ nguyên xương hàm, ngăn ngừa tiêu xương, giúp khuôn mặt bạn trẻ trung, cân đối hơn.

    Tuổi thọ cao, có thể lên đến 20 năm hoặc hơn

    Trụ Implant được làm từ vật liệu titanium có độ bền cao, có thể tồn tại trong xương hàm lên đến 20 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Do đó, cấy ghép Implant toàn hàm có thể duy trì lâu dài, lên đến 20 - 30 năm.

    An toàn, ít biến chứng

    Trồng Implant toàn hàm là một phương pháp an toàn, ít biến chứng. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến khoảng 98%.

    Dễ dàng vệ sinh

    Hàm răng giả cố định được gắn vào trụ Implant nên dễ dàng vệ sinh, bạn không phải lo bị tụt hay lệch.

    Nhược điểm của phương pháp trồng Implant toàn hàm

    Ngoài việc mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp này cũng có một số nhược điểm cần lưu ý, bao gồm:

    Chi phí cao

    Trồng Implant toàn hàm là một phương pháp có chi phí cao hơn so với các phương pháp phục hình răng toàn hàm khác. Chi phí cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng Implant cần cấy, loại Implant, tay nghề bác sĩ,...

    Thời gian thực hiện lâu

    Quy trình trồng Implant toàn hàm thường được thực hiện trong từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng từ 3 - 6 tháng.

    Quy trình cấy ghép Implant nha khoa toàn hàm

    Quy trình cấy ghép Implant toàn hàm thường bao gồm các bước sau:

    Bước 1: Khám và tư vấn

    Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim X-quang để đánh giá tình trạng răng miệng và xương hàm của bạn.

    Bước 2: Làm sạch và tạo hình xương hàm

    Nếu xương hàm không đủ dày hoặc chắc khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương hoặc nâng xoang để tạo nền móng vững chắc cho Implant.

    Bước 3: Cấy ghép Implant

    Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cấy ghép các trụ Implant vào xương hàm.

    Bước 4: Lấy dấu mẫu hàm và gắn răng tạm

    Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm (lấy dấu Implant) của bạn để chế tạo mão sứ. Sau khoảng 2 - 3 ngày cấy trụ Implant, bạn sẽ được gắn răng sứ tạm thời để tiện việc ăn uống.

    Bước 5: Tái khám và gắn mão sứ cố định lên trụ Implant

    Sau khoảng 7 - 10 ngày khi vết thương trên nướu đã lành, bạn sẽ bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa và khám tổng quát về sức khỏe răng miệng. Sau khi xác nhận trụ Implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trụ Implant và hoàn tất quá trình trồng răng Implant hoàn tàm.

    Xem thêm: Trồng Răng Giả Vĩnh Viễn: Sự Lựa Chọn Đáng Xem Xét

    Cấy ghép Implant là một phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài, giúp bạn lấy lại nụ cười tự tin, rạng rỡ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng toàn hàm, hãy đến Guva Dental để được tư vấn và thăm khám miễn phí với chuyên gia.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva