Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Cấy ghép implant nha khoa có an toàn không?

Cấy ghép implant nha khoa có an toàn không?

    Hiện nay, phương pháp cấy ghép implant đang càng ngày trở nên phổ biến, đây là phương pháp được xem là tối ưu hơn so với các phương pháp truyền thống, vậy cấy ghép implant là gì, phương pháp này có an toàn, cùng Guva Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    Răng implant có cấu tạo như thế nào?

    Răng implant được chia thành 3 phần: trụ răng, thân răng và khớp nối. Răng implant được mô phỏng tương tự như chiếc răng thật, cụ thể: 

    Trụ implant

    Trụ đóng vai trò như chân răng được đặt trực tiếp trong xương hàm, phần chân răng giả này liên kết với phần xương hàm để nâng đỡ phần trên. 

    Nguyên liệu chính của phần chân răng giả này làm từ Titanium nguyên chất.

    Giống như một chiếc đinh ốc siêu nhỏ, trụ implant thường là các vòng xoắn xuôi chiều, tuy nhiên chúng được xử lý để tích hợp với phần xương, tăng khả năng tương thích. 

    Tùy vào thể trạng và khuôn răng mà những chiếc implant sẽ có kích thước khác nhau.

    Thân răng

    Thân răng hay còn gọi là mão răng sứ. Phần này được làm hoàn toàn từ chất liệu sứ, chúng có phần ruột rỗng vừa khít vào phần khớp nối. 

    Chúng được phục hình như răng thật của chúng ta và tùy theo khoảng cách, khuôn răng mà nha sĩ sẽ điều chỉnh phần thân cho phù hợp và giúp quá trình nhai nghiền của răng trở lại bình thường.

    Khớp nối

    Như tên gọi thì chức năng của bộ phận này đóng vai trò cầu nối giữa thân răng và trụ implant thường được làm từ sứ hoặc hợp chất kim loại. Khi các tế bào xương đã tích hợp thành công với trụ răng thì phần vít khớp nối sẽ được bắt cố định.

    Sau khi đọc xong phần cấu tạo răng implant, ưu điểm đầu tiên được thể hiện rõ nhất chính là răng implant được tinh chỉnh để phù hợp theo từng thể trạng, kích thước răng,... Vậy tiếp theo mời mọi người đọc phần dưới đây để xem chúng còn ưu điểm gì nữa không nhé!

    Có những ưu điểm gì khi cấy ghép implant nha khoa?

    Răng implant được ra đời sau các phương pháp truyền thống như cầu răng sứ hay hàm tháo lắp, nên chúng khắc phục được những nhược điểm mà 2 phương pháp truyền thống gặp phải, có thể kể đến như:

    Hạn chế tình trạng tiêu xương

    Tiêu xương là biến chứng dễ thấy nhất khi chúng ta phải nhổ bỏ một chiếc răng nào đó. Tình trạng tiêu xương kéo dài gây ra thêm tình trạng hõm nướu, gương mặt mất cân đối, gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ và sự tự tin của chính mình. Do đó khi răng implant lấp đầy khoảng trống thì hiện tượng này cũng sẽ không xảy ra.

    Bảo vệ nguyên vẹn những chiếc răng gần kề

    Khoảng trống mà chiếc răng bị nhổ bỏ để lại có ảnh hưởng khá tiêu cực đối với vùng răng liền kề. Răng liền kề sẽ trở nên dễ lung lay, xê dịch và răng implant đóng vai trò như chiếc răng thay thế, lấp đầy chỗ trống đó.

    Giúp khả năng nhai nghiền thức ăn trở lại bình thường

    Bởi vì răng implant được điều chỉnh để trở thành chiếc răng thay thế chức năng và vị trí răng cũ, nên các sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng sẽ được khôi phục giống bình thường.

    Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ

    Nếu quan sát bằng mắt thường thì răng implant cũng trông giống như những chiếc răng thật, góp phần giúp nụ cười của bạn càng trở nên tự tin hơn.

    Độ bền cao

    Bạn lo rằng đã là răng giả thì sẽ có tuổi thọ ngắn? Đừng lo, do trụ răng được làm từ Titanium, đây là chất liệu có độ bền cực cao, khả năng tương thích sinh học cũng rất cao, chỉ cần một chút sự kỹ lưỡng và thăm khám đều đặn thì độ bền có thể lên đến 20 hay thậm chí 30 năm.

    Cấy ghép implant bị biến chứng không?

    Mặc dù phương pháp cấy ghép implant được đánh giá cao về cả chất lượng, độ bền lẫn mức độ tương thích. Nhưng liệu có yếu tố gì tác động tiêu cực đến phương pháp này hay không? Phản ứng tiêu cực nào có thể xuất hiện?

    Mỗi người trong chúng ta là một cá thể riêng biệt, thể trạng cũng không giống nhau nên về chất lượng, số lượng xương, sức khỏe cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cấy ghép implant cũng như độ bền của implant. 

    Sẽ có những biến chứng xảy ra mà lý do chủ yếu đến từ cơ thể chúng ta như: nhiễm trùng tại vùng cấy ghép, cơ thể bị dị ứng, sức khỏe không đảm bảo trong thời gian cấy ghép.

    Biến chứng cũng sẽ dễ xảy ra nếu tay nghề, kinh nghiệm của nha sĩ không được đảm bảo. Điều nãy có nghĩa là những nha sĩ này có thể mắc các sai sót khi chẩn đoán tình trạng răng, quá trình cấy ghép xảy ra sai sót, hay phòng khám không đủ uy tín và không đảm bảo chất lượng, trang thiết bị không được khử trùng tốt, chất lượng răng implant không đạt yêu cầu, gây ra tác động không nhỏ đến chúng ta.

    Nếu răng bạn bị sưng đau, chảy máu kéo dài và vùng nướu của bạn bị sưng đau thậm chí bị sốt, thì rất có thể nguyên nhân do khu vực cấy ghép bị nhiễm trùng, phần mô và dây thần kinh bị tổn thương, nha sĩ cấy ghép sai lệch vị trí,...

    Việc cấy ghép implant đến thời điểm hiện tại vẫn được xem là phương pháp tối ưu. Vì vậy để hạn chế những biến chứng xảy ra, hãy lựa chọn thật kỹ những địa chỉ nha khoa uy tín. Ngoài ra, để nha sĩ có thể hiểu và đưa ra những lời khuyên phù hợp thì bạn nên kể rõ những gì bạn đang gặp phải kể cả những bệnh nền (nếu có),... 

    Xem thêm: Cấy Ghép Implant Nha Khoa Có Đau Không?

    Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về phương pháp cấy ghép implant. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Nha khoa Guva để được giải đáp và tư vấn kỹ hơn nhé. Chúc bạn luôn có nụ cười tự tin!

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva