Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Chân răng bị chảy máu khi đánh răng - Nguyên nhân và cách điều trị

Chân răng bị chảy máu khi đánh răng - Nguyên nhân và cách điều trị

    Đột nhiên sáng thức dậy, bạn phát hiện chân răng bị chảy máu khi đánh răng. Điều này khiến bạn lo lắng và băn khoăn không biết nguyên nhân do đâu? Chảy máu chân răng có phải bệnh gì nghiêm trọng không?

    Tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết sau đây của Nha khoa Guva nhé.

    Bị chảy máu chân răng là gì?

    Chảy máu chân răng là hiện tượng phần chân răng gần nướu hoặc lợi bị chảy máu trong quá trình vệ sinh răng hằng ngày, nhưng không gây cảm giác đau đớn. Tình trạng này chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề răng miệng hoặc sức khỏe cần chú ý.

    Chảy máu chân răng là hiện tượng phần chân răng gần nướu bị chảy máu

    Các nguyên nhân chảy máu chân răng thường xuyên

    Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên cụ thể như sau:

    Bàn chải đánh răng có sợi lông quá cứng

    Lợi và mô nướu sẽ dễ bị tổn thương khi dùng bàn chải chất liệu sợi lông quá cứng. Điều này sẽ gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Do đó, hãy lựa chọn bàn chải có lông mềm để giảm thiểu vấn đề trên.

    Sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách

    Một số trường hợp sử dụng chỉ nha khoa sai cách có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện vệ sinh răng miệng bằng sản phẩm này một cách chính xác.

     

    Sử dụng chỉ nha khoa sai cách gây ra tình trạng chảy máu chân răng

    Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

    Chảy máu chân răng chứng tỏ cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, vitamin K. Vitamin K đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình đông máu nên rất cần thiết cho cơ thể. Với những người sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều có thể thiếu hụt thành phần này gây ra tình trạng chảy máu.

    Bên cạnh đó, các loại thực phẩm quá cứng cũng có thể gây kích ứng và tổn thương cho nướu và dẫn đến tình trạng răng bị chảy máu.

    Nội tiết tố ở phụ nữ

    Phụ nữ có thể trải qua các biến đổi nội tiết ở các giai đoạn của cuộc đời như dậy thì, thai nghén hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Những sự biến đổi đột ngột này có thể tăng lưu lượng máu đến nướu và gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

    Bị viêm lợi 

    Viêm lợi là bệnh lý răng miệng xuất hiện khi nướu bị viêm sưng, nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa, bạn có thể gặp tình trạng chảy máu chân răng.

    Do đó, để hạn chế vấn đề răng bị chảy máu, hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách vệ sinh răng đúng cách, loại bỏ mảng bám để ngăn ngừa viêm lợi.

    Bị viêm lợi nên gây ra tình trạng chảy máu chân răng

    Chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết

    Chảy máu chân răng không phải là triệu chứng chính của bệnh sốt xuất huyết.

    Tuy nhiên, bệnh này ở giai đoạn tiến triển nặng hơn thì sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc xuất huyết dưới da. Thậm chí, trầm trọng hơn là xuất huyết hệ tiêu hóa, xuất huyết não,...

    Các triệu chứng chính của bệnh sốt xuất huyết cụ thể là đau đầu, sốt cao, chảy máu cam, chảy máu ngoài đường tiêu hóa hoặc từ niêm mạc nhiễm virus.

    Thế nên, trong quá trình bị sốt xuất huyết, nếu bạn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tư vấn kịp thời nhé.

    Viêm nha chu

    Viêm nha chu là một trong các yếu tố có thể gây ra chảy máu chân răng. Đây là tình trạng mô mềm xung quanh răng - bao gồm nướu và chân răng bị viêm nhiễm, sưng đỏ.

    Khi bị viêm nha chu, nướu có thể bị sưng, đỏ hoặc lún sâu vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh. Điều này có thể gây ra tình trạng hôi miệng hoặc chảy máu chân răng trong quá trình vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời và giảm thiểu vấn đề trên.

    Xem thêm: Điều Trị Nha Chu: Giải Pháp Ngăn Ngừa Mất Răng

    Viêm nha chu có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng

    Cơ địa của mỗi người

    Một số người có cơ địa dễ bị chảy máu chân răng do mắc các bệnh bẩm sinh như thiếu máu, bạch cầu, tiểu đường,... Quá trình đông máu bị rối loạn, dẫn đến tình trạng chảy máu dễ dàng và lâu lành hơn.

    Bên cạnh đó, một số khác lại có cấu trúc xương hàm hoặc nướu nhạy cảm hơn nên dễ gặp tình trạng chảy máu chân răng. Do đó, nếu gặp phải các trường hợp này, bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời.

    Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà

    Chảy máu chân răng nên uống thuốc gì?

    Nếu gặp tình trạng chảy máu chân răng, bạn có thể thăm khám cơ sở nha khoa để được tư vấn các loại thuốc điều trị phù hợp.

    Thông thường, các loại thuốc trị chảy máu chân răng được bác sĩ kê toa sẽ bao gồm: Penicillin, Tetracycline, Amoxicillin, Metronidazol,... Tùy thuộc vào từng tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng khác nhau. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ và thực hiện đúng để giảm bớt tình trạng chảy máu chân răng.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những phương pháp để chữa chảy máu chân răng. Dưới đây là các lưu ý bạn nên nhớ trong quá trình chăm sóc răng miệng như sau:

    • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng bàn chải lông mềm.

    • Dùng kem đánh răng có chứa flour bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.

    • Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần tại cơ sở nha khoa uy tín.

    Chảy máu chân răng ít nhất 2 lần mỗi sáng và tối để đảm bảo sức khỏe nướu

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Bổ sung đầy đủ 2 nhóm vitamin quan trọng dưới đây là một trong những phương pháp chữa trị máu chân răng:

    - Vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương trong miệng và tăng cường khả năng phục hồi của niêm mạc. Người bị chảy máu chân răng nên ăn các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, ổi, và rất nhiều loại trái cây khác giàu Vitamin C.

    - Vitamin K có vai trò trong việc hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường quá trình đông máu và làm dịu tình trạng chảy máu nướu răng. Vitamin K có trong nhiều thực phẩm như củ cải, chuối, cải xanh, và các loại rau xanh khác.

    Trên đây là bài viết giải đáp “chảy máu chân răng là bệnh gì” cùng nguyên nhân và cách chữa trị. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này. Nếu đang thắc mắc điều gì hay cần tư vấn về chảy máu chân răng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Guva để được hỗ trợ nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva