Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có nên cạo vôi răng không và cạo vôi răng khi nào là hợp lý?

Có nên cạo vôi răng không và cạo vôi răng khi nào là hợp lý?

    Vôi răng hay cao răng tích tụ lâu ngày là nơi cư ngụ của vi khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh về răng miệng. Bạn nên thực hiện cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng và nướu. Đây là kỹ thuật được nhiều người tin dùng vì quy trình thực hiện nhanh chóng, giá cả phải chăng. Dù vậy vẫn còn nhiều bạn băn khoăn rằng nên cạo vôi răng không và nên cạo vôi răng bao lâu một lần, bài viết này sẽ phần nào giải đáp cho bạn.

    Cạo vôi răng là gì?

    Cạo vôi răng hay lấy cao răng là quy trình vệ sinh sạch các vôi răng, mảng bám trên nướu và răng bằng cách dùng thiết bị có độ rung sóng siêu âm để các mảng bám bong tróc và rơi ra. Cạo vôi răng không chỉ giúp làm sạch mảng bám mà còn loại bỏ vi khuẩn ra khỏi khoang miệng, làm giảm các nguy cơ về bệnh lý răng miệng, giảm hôi miệng, giúp răng trắng sáng, bảo vệ răng và xương hàm luôn khỏe mạnh.

    Vôi răng là mảng bám tích tụ trên răng và nướu gây ra nhiều tác hại cho răng miệng

    Có nên cạo vôi răng không?

    Vôi răng thường tích tụ dưới nướu, ở các kẽ răng lâu dần trở thành lớp vôi răng dày, cứng bám chắc ở thân, nướu răng có màu vàng nhạt, vàng sẫm hoặc màu nâu. Vôi răng chứa nhiều cacbonat, phosphate và vi khuẩn nếu không loại bỏ sẽ gây ra những vấn đề sau:

    • Sâu răng: Vi khuẩn lên men carbohydrate trong vôi răng tạo acid làm hỏng men răng, làm răng ê buốt và gây sâu răng.

    • Viêm nướu: Vi khuẩn trong vôi răng gây ra viêm nướu, làm chảy máu chân răng, lâu ngày sẽ gây tụt nướu, làm lộ chân răng

    • Viêm nha chu: Đây là hậu quả của việc viêm nướu tiến triển lâu ngày, các vi khuẩn tấn công vào xương ổ răng, dây chằng nha chu làm răng lung lay và có thể gây mất răng.

    • Niêm mạc miệng: Vôi răng cũng góp phần tác động gây nên niêm mạc miệng, lở miệng.

    • Hôi miệng: Vôi răng khiến hơi thở nặng mùi, làm bạn mất tự tin khi giao tiếp.

    • Mất thẩm mỹ: Vôi răng có tính xốp dễ bắt màu, tạo ra những mảng bám có màu đậm hơn so với màu răng thật khiến răng trở nên xỉn màu, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.

    Những lý do trên trả lời cho câu hỏi có nên cạo vôi răng không. Bạn nên cạo vôi răng định kỳ để giúp để bảo vệ răng miệng và tránh được những tác hại khác.

    Có nên cạo vôi răng không là thắc mắc của nhiều người

    Cạo vôi răng khi nào hợp lý?

    Vậy nên cạo vôi răng bao lâu một lần là hợp lý? Tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng và độ dày của lớp vôi răng mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian cạo vôi răng phù hợp với bạn:

    Cạo vôi răng 3-4 tháng/lần

    Nếu bạn thường xuyên uống trà, cà phê, có thói quen hút thuốc lá hoặc răng tích tụ nhiều mảng bám thức ăn thì có thể định kỳ lấy cao răng 3-4 tháng/lần. Những người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng cũng nên thực hiện theo chỉ dẫn này.

    Cạo vôi răng 6 tháng/lần

    Định kỳ lấy cao răng 6 tháng/lần Áp dụng đối với những người ít cao răng, không mắc các bệnh về răng miệng. Đây là khoảng thời gian thích hợp đủ để các mảng bám trên răng và nướu hình thành và tái tạo từ lần cạo vôi răng trước.

    Những lưu ý khi cạo vôi răng

    Cạo vôi răng tùy thuộc vào thể trạng

    Có nên cạo vôi răng không và cạo vôi răng bao lâu một lần còn phụ thuộc vào thể trạng cũng như cách chăm sóc răng miệng. Bạn không nên lạm dụng cạo vôi răng liên tục vì có thể gây tổn thương răng và nướu khi bị các dụng cụ chuyên dụng tác động quá nhiều.

    Trẻ dưới 10 tuổi cần phải có ý kiến bác sĩ trước khi cạo vôi răng vì răng trẻ đang trong quá trình thay răng và phát triển. Khi cạo vôi răng cho trẻ em cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.

    Tuân theo chỉ định của bác sĩ

    Bệnh nhân cần được thăm khám kỹ lưỡng và xác định xem có nên cạo vôi răng hay không đồng thời phát hiện các bệnh lý răng miệng khác nếu có để kịp thời có phương pháp điều trị cách khắc phục, tránh các biến chứng nguy hiểm. 

    Chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

    - Thực hiện khám răng định kỳ từ 2 – 3 lần mỗi năm để giúp loại bỏ ngay mảng bám trên răng khi vừa hình thành.

    - Chải răng 2 – 3 lần/ngày ngay sau bữa ăn để vụn thức ăn và vi khuẩn không có cơ hội tích tụ trên răng và nướu.

    - Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt trong vị trí khó vệ sinh như kẽ răng, hốc răng.

    - Súc miệng sau khi đánh răng với nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng diệt khuẩn và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám răng.

    - Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế trà, cà phê, thuốc lá, hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn cứng, dai và có độ dính cao.

    Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn mắc kẹt trong răng để hạn chế cao răng

    Những trường hợp không nên lấy cao răng

    - Người đang bị viêm nha chu cấp, viêm nướu hay viêm nướu hoại tử cấp tính.

    - Người đang bị bệnh lý về hô hấp trên nên không thể thở bằng mũi được hoặc không quen thở miệng.

    - Người bị viêm tủy cấp không chịu được nước lạnh hay độ rung của đầu cạo vôi răng.

    - Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nha chu trầm trọng, bị mắc bệnh qua đường nước bọt, sốt xuất huyết.

    Cạo vôi răng là giải pháp giúp làm đẹp và tăng cường sức khỏe răng miệng. Hy vọng bài viết trên đã trả lời phần nào thắc mắc có nên cạo vôi răng không và cạo vôi răng bao lâu một lần của bạn. Để được tư vấn cụ thể và tận tình hơn bạn có thể liên hệ với Guva ngay hôm nay để chúng tôi có thể đồng hành cùng bạn trong hành trình làm đẹp và bảo vệ răng.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva