Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có nên nhổ răng hàm bị sâu hay không? Cần lưu ý những gì?

Có nên nhổ răng hàm bị sâu hay không? Cần lưu ý những gì?

     

     

    Tình trạng sâu răng hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng không sạch, bị chấn thương khiến răng nứt vỡ,... gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sức khỏe và thẩm mỹ của răng miệng. Vậy có nên nhổ răng hàm bị sâu không? Cùng Guva Dental tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

    Tổng quan về tình trạng sâu răng hàm

    Vai trò của răng hàm

    Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nhỏ thức ăn, nằm ở vị trí khuất sâu bên trong, có các rãnh lõm xuống nên dễ bị bám các mảnh vụn thức ăn, nếu vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phá hủy men răng, từ đó dẫn đến sâu răng.

    Do răng hàm nằm khuất bên trong khoang miệng, nên chúng ta thường không quan sát kỹ được tình trạng răng. Lúc đầu, răng sẽ xuất hiện những vệt nâu nhạt, nhưng ở giai đoạn này bạn sẽ không  đến lúc răng hàm bắt đầu đau nhức thì lúc này tình trạng sâu răng đã khá nặng.

    Một khi răng hàm bị sâu sẽ dẫn đến những bất tiện trong sinh hoạt, chẳng hạn như lúc ăn nhai, thức ăn sẽ bám vào các lỗ sâu gây khó chịu, khó nhai được các món dai cứng, khi răng sâu nặng thì bạn sẽ bị ê buốt, đau nhức.

    Các giai đoạn sâu răng hàm

    Tình trạng sâu răng hàm sẽ diễn ra từ nhẹ đến nặng, bạn có thể kịp thời điều trị nếu phát hiện sớm:

    Giai đoạn 1: Sâu men răng

    Phần men răng bên ngoài bị vi khuẩn ăn mòn, dấu hiệu nhận biết là răng xuất hiện vùng nâu hoặc đen ở trên bề mặt, bị ê buốt khi ăn phải thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

    Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

    Sâu ngà răng diễn ra khi lỗ sâu dần to và lan rộng, nhanh chóng phá hủy phần men răng còn lại. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy cơn đau nhức rõ rệt khi mảnh vụn thức ăn bị nhét vào lỗ sâu.

    Giai đoạn 3: Viêm tủy

    Lúc này, vi khuẩn đã tấn công sâu đến tận tủy. Đây là thời điểm mà cơn đau nhức răng tăng dần, thậm chí là xuất hiện tình trạng răng lung lay, viêm nướu, dễ dẫn đến nguy cơ mất răng.

    Giai đoạn 4: Chết tủy

    Khi viêm tủy trở nặng, vi khuẩn tấn công sâu bên trong khiến chân răng, xương ổ răng,... bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tình trạng chết tủy.

    Răng hàm bị sâu dần dần theo từng giai đoạn

    Khi nào cần nhổ răng hàm bị sâu?

    Nếu răng của bạn thuộc một hoặc nhiều tình huống dưới đây, bạn nên đến trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt để thăm khám và nhổ răng sâu:

    - Răng bị sâu nặng, lỗ sâu lớn ảnh hưởng đến tủy, cảm thấy khó chịu và đau nhức khi nhai thức ăn.

    - Bị sâu ở vị trí chân răng, kèm theo các bệnh lý: tụt lợi, viêm nướu, viêm nha chu,...

    - Răng khôn mọc lệch, chen chúc, xô đẩy các răng khác trên cung hàm, gây nên tình trạng đau nhức kéo dài.

    Trường hợp không cần nhổ bỏ răng hàm

    - Răng chỉ mới bị sâu ở phần men răng. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định trám răng để ngăn chặn sự lây lan và xâm nhập của vi khuẩn vào sâu trong răng.

    - Bị viêm tủy (răng sâu đến tủy) nhưng phần ngà răng vẫn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy và trám phần thân răng.

    Nhổ răng hàm bị sâu có đau không?

    Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng và chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng sâu. 

    Trong quá trình nhổ, bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì cả. Sau khi răng sâu đã bị nhổ đi, bạn sẽ được chỉ định ngậm chặt bông gòn tại vị trí vừa nhổ răng để cầm máu trong khoảng 1 tiếng. Kết thúc quá trình nhổ răng sâu, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn uống thuốc giảm đau (nếu có), cách chăm sóc và chế độ ăn uống sau đó.

    Sau khi nhổ răng hàm bị sâu, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả:

    - Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Hàm nhai bị yếu đi, nhiệm vụ ăn nhai sẽ phải đổ dồn lên các răng còn lại.

    - Lệch khớp cắn do bị mất răng, hàm răng mất đi tính đối xứng, cân bằng.

    - Tiêu xương hàm khiến răng xô lệch, có thể gây ra những biến chứng khác như hóp má, sai khớp cắn,...

    Nhổ răng hàm bị sâu

    Xem thêm: Tác hại của việc trì hoãn nhổ răng khôn

    Trên đây là những chia sẻ của Guva Dental về vấn đề răng hàm bị sâu. Nếu bạn còn có những thắc mắc khác xoay quanh việc răng sâu, hãy liên hệ để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn nhé! Chúc bạn luôn có hàm răng trắng sáng tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva