Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có nên nhổ răng mọc lẫy? Cần lưu ý gì?

Có nên nhổ răng mọc lẫy? Cần lưu ý gì?

    Răng mọc lẫy là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi thay răng. Nguyên nhân thường là do răng sữa chưa rụng thì răng vĩnh viễn đã mọc lên khiến cho răng vĩnh viễn mọc bị lệch vào bên trong hoặc ra bên ngoài, chèn lên răng cũ. Vì vậy rất nhiều cha mẹ thắc mắc có nên nhổ răng mọc lẫy hay không và cần lưu ý gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này dưới đây.

    Răng mọc lẫy là gì?

    Răng mọc lẫy có thể hiểu đơn giản đó là tình trạng răng vĩnh viễn đã mọc lên khi răng sữa chưa rụng.

    Trên thực tế, ở mỗi vị trí nướu răng chỉ có thể tồn tại một chiếc răng mọc lên thẳng hàng theo đúng cấu trúc của cung hàm. Do đó, nếu răng sữa chưa rụng thì răng vĩnh viễn sẽ không thể đủ chỗ trống để mọc lên một cách bình thường, dẫn đến tình trạng răng chen chúc, lệch lạc so với vị trí tiêu chuẩn gây mất thẩm mỹ trầm trọng.

    Trẻ em trong độ tuổi thay răng từ 5 – 7 tuổi rất dễ gặp tình trạng răng mọc lẫy. Khi đó răng vĩnh viễn có thể mọc lệch vào phía trong, hướng ra phía ngoài hay chen chúc với các răng khác. Điều này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng chức năng của răng nên cha mẹ thường băn khoăn có nên nhổ răng mọc lẫy hay không.

    Răng mọc lẫy thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi thay răng từ 5 – 7 tuổi

    Nguyên nhân răng mọc lẫy

    Răng mọc lẫy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:

    Do di truyền

    Con cái sẽ thừa hưởng một số đặc điểm về ngoại hình của cha mẹ. Do đó, nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc bệnh về xương hoặc răng hô, móm, thưa… thì trẻ sinh ra sẽ có khả năng gặp phải tình trạng này. Răng mọc lẫy cũng không nằm ngoài trường hợp này.

    Do mất răng sữa sớm

    Răng sữa đảm nhiệm chức năng định hướng, giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Do đó, nếu chiếc răng này bị mất đi sớm, nó sẽ ảnh hưởng đến hướng mọc của răng vĩnh viễn.

    Răng mọc lẫy do nhiều nguyên nhân khác nhau

    Do cung hàm hẹp

    Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến răng mọc lẫy. Khi cung hàm không đủ khoảng trống để các răng mọc thẳng hàng sẽ gây ra tình trạng răng mọc chen chúc, xô lấn…

    Do thói quen xấu

    Một số thói quen xấu như mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, nghiến răng… cũng là nguyên nhân khiến răng mọc lẫy.

    Do sâu răng sữa

    Khi răng sữa bị sâu vào tủy sẽ gây ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Điều này dẫn đến tình trạng răng mọc sai lệch.

    Yếu tố khác

    Một số nguyên nhân khác như cơ thể thiếu chất, răng bị va đập mạnh… cũng có thể khiến răng mọc lẫy.

    Hậu quả của răng mọc lẫy

    Để trả lời câu hỏi có nên nhổ răng mọc lẫy không thì trước tiên chúng ta hãy xem xét đến các hậu quả của răng mọc lẫy, cụ thể như sau:

    Dễ mắc các bệnh lý răng miệng

    Răng mọc lệch lạc khiến cho việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thức ăn thừa, mảng bám lưu lại nhiều trên răng, về lâu dài vi khuẩn sẽ phát triển dữ dội và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu…

    Răng mọc lẫy dễ gây ra các bệnh lý răng miệng

    Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giao tiếp

    Có thể thấy khi răng của trẻ mọc lẫy sẽ khiến cho hàm răng trở nên kém thẩm mỹ, thậm chí tổng thể của gương mặt của trẻ cũng không có sự hài hòa, cân đối và nụ cười không được tự nhiên. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy e ngại, mất tự tin khi nói cười.

    Răng mọc lẫy gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng và khuôn mặt

    Ảnh hưởng đến ăn nhai, tiêu hóa

    Răng trên cung hàm mọc sai lệch sẽ khiến cho khớp cắn trở nên lệch lạc, làm giảm hiệu quả nhai, nghiền thức ăn. Thức ăn không được nhai kỹ lâu ngày có thể gián tiếp gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dạ dày, dễ phát sinh các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

    Có nên nhổ răng mọc lẫy?

    Tùy vào mức độ mọc lẫy và tình trạng răng miệng trên cung hàm mà bác sĩ sẽ quyết định có nhổ răng mọc lẫy và đưa các răng trở lại đúng vị trí được hay không. Một số các can thiệp có thể áp dụng để các bé có hàm răng đều đẹp là:

    Trẻ tự tác động lưỡi đẩy răng về đúng vị trí

    Bác sĩ hướng dẫn và cha mẹ nhắc nhở trẻ thực hiện động tác đẩy lưỡi để giúp răng trở lại được đúng vị trí. Điều này rất dễ làm. Trẻ chỉ cần dùng đầu lưỡi đẩy vào phần thân chiếc răng mọc lệch nhiều lần một cách thường xuyên để đưa nó về đúng vị trí.

    Dù đơn giản nhưng hành động này cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi quá mức và kéo dài có thể xuất hiện tình trạng răng hô vì vậy phụ huynh cần phải giám sát trẻ thường xuyên cho đến khi chiếc răng đã nằm đúng vị trí trên cung hàm thì yêu cầu trẻ không được đẩy lưỡi nữa.

    Can thiệp bằng dụng cụ nong hàm

    Trong trường hợp răng không thể về đúng vị trí bằng cách đẩy lưỡi thì bác sĩ có thể lựa chọn can thiệp bằng dụng cụ chỉnh nha ở giai đoạn sớm. Phương pháp chỉnh nha đơn giản là làm nong hàm, giúp cung hàm của trẻ rộng ra để răng mọc lên đúng vị trí mong muốn.

    Nong hàm để điều chỉnh răng mọc lẫy

    Nếu không tiến hành can thiệp kịp thời thì có thể khiến xương hàm trên phát triển kém đồng thời xương hàm dưới hô ra, dẫn đến rối loạn khớp cắn và tác động lớn đến thẩm mỹ, cụ thể là gương mặt móm rất khó để khắc phục.

    Can thiệp bằng niềng răng chỉnh nha

    Nếu sau 12 tuổi mà trẻ vẫn còn tình trạng răng mọc lẫy và chen chúc trên cung hàm thì phụ huynh nên đưa trẻ đi niềng răng chỉnh nha sớm vì giai đoạn này thì răng sữa đã được thay hết và các răng mọc lệch không thể tự về đúng vị trí được nên cần phải can thiệp niềng răng chỉnh nha để dịch chuyển các răng về đúng vị trí.

    Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đợi bé trưởng thành rồi mới chỉnh nha. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm vì trẻ càng lớn thì việc chỉnh răng càng khó khăn hơn.

    Như vậy có nhiều phương pháp can thiệp để đưa răng mọc lẫy về đúng vị trí thay vì nhổ răng mọc lẫy. Điều bạn cần làm là nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa sớm để bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp.

    Niềng răng chỉnh nha để điều chỉnh răng mọc lẫy

    Cần lưu ý gì khi nhổ răng mọc lẫy

    Chỉ nên nhổ răng mọc lẫy khi có chỉ định của bác sĩ. Thực tế, khi nhổ bỏ bất cứ chiếc răng, loại răng nào cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa. Như đã đề cập ở trên, có nhiều trường hợp răng mọc lẫy có thể xử lý theo cách khác ngoài nhổ bỏ mà vẫn không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

    Chỉ nhổ răng mọc lẫy khi có sự chỉ định của bác sĩ

    Nhổ răng mọc lẫy đa phần trong trường hợp răng mọc thừa vào phía trong hàm răng, nhổ răng mọc lẫy để niềng răng hay làm thẩm mỹ răng. Các trường hợp nhổ răng mọc lẫy khác do bệnh lý răng, sự cố…

    Trước khi nhổ răng mọc lẫy, bạn cần tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và lựa chọn phương pháp nhổ răng như khi nhổ các loại răng khác như răng khôn, răng cấm, răng hàm…

    Nắm được các lưu ý nhổ răng mọc lẫy này, bạn sẽ hiểu được các quyết định, chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, kiểm tra tình hình răng mọc lẫy cho bạn, từ đó có thể chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho cách xử lý răng mọc lệch mà bác sĩ chỉ định.

    Xem thêm: Có Nên Nhổ Răng Số 4 Để Niềng Không? Cần Lưu Ý Gì?

    Thông qua bài viết này Guva Dental đã mang đến cho bạn một số kiến thức về răng mọc lẫy và từ đó giải đáp được thắc mắc có nên nhổ răng mọc lẫy hay không. Để được tư vấn thêm, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ sớm liên hệ và tư vấn cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva