Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có nên nhổ răng mọc lệch hay không?

Có nên nhổ răng mọc lệch hay không?

    Răng mọc lệch là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Vậy có nên nhổ răng mọc lệch không? Ngoài việc nhổ răng thì còn có giải pháp nào để khắc phục tình trạng răng mọc lệch không? Dưới đây là giải đáp của Guva Dental về vấn đề này.

    Tổng quan về răng mọc lệch

    Răng mọc lệch là gì?

    Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc không đúng vị trí, không thẳng hàng, mọc chen chúc, chồng chéo lên nhau. Răng mọc lệch có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là:

    • Răng hô: Răng hô là tình trạng răng hàm trên chìa ra ngoài, trùm lên hàm dưới. Nguyên nhân của răng hô có thể là do di truyền hoặc do các thói quen từ nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi.

    • Răng thưa hoặc mọc chen chúc, khấp khểnh: Các răng mọc cách xa nhau hoặc chen chúc, chồng chéo lẫn nhau trên cung hàm. Tình trạng này có thể làm răng vĩnh viễn bị chèn ép, dẫn đến mọc lệch.

    Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc không đúng vị trí, không thẳng hàng, mọc chen chúc, chồng chéo lên nhau

    • Hở khớp cắn: Hở khớp cắn là tình trạng hai hàm khớp nhau nhưng các răng không thể chạm vào nhau, tạo khoảng hở khi cắn hai hàm.

    • Răng móm: Răng móm là tình trạng răng hàm dưới đưa ra nhiều về phía trước, trùm lên răng hàm trên.\

    • Khớp cắn chéo: Hai hàm khớp với nhau, nhưng khi cắn lại, các răng hàm trên ở vị trí sai lệch so với hàm dưới.

    • Xoay và đảo vị: Xoay và đảo vị là trường hợp răng mọc lệch lạc, không ở vị trí đúng chuẩn trên cung hàm

    Khớp cắn chéo là một trong những trường hợp của răng mọc lệch

    Tại sao răng mọc lệch?

    Răng mọc lệch là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng. Nguyên nhân làm cho răng mọc lệch bao gồm:

    • Do sự mất cân xứng giữa răng và hàm: Sự mất cân xứng này xảy ra khi răng lớn, hàm nhỏ hoặc ngược lại. Điều này khiến răng mọc không đúng vị trí, lệch lạc trên cung hàm.

    • Do di truyền: Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ bạn đều gặp các đặc điểm như răng thừa, răng lớn bất thường, hàm lệch… thì bạn cũng có thể thừa hưởng những đặc điểm này. Đây là lý do dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.

    Răng mọc lệch có thể do di truyền từ bố mẹ

    • Do thói quen: Các hành vi lặp đi lặp lại có thể ảnh hưởng đến sự thẳng hàng của răng. Những thói quen này bao gồm như mút ngón tay, dùng núm vú giả, đẩy lưỡi, thở bằng miệng…

    • Do mất răng sữa sớm: Răng sữa đóng vai trò giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Việc mất răng sữa sớm tạo ra những khoảng trống khiến răng vĩnh viễn mọc sai vị trí trên cung hàm.

    • Do chấn thương: Chấn thương vùng mặt có thể làm răng lệch lạc thậm chí là tổn thương vùng xương hàm. Bên cạnh đó, một chiếc răng mất đi do chấn thương hoặc bệnh lý sẽ tạo một khoảng trống mà các răng lân cận có thể di chuyển vào và gây ra hiện tượng lệch lạc.

    Mất răng sữa sớm cũng có thể khiến răng mọc lệch

    Hậu quả của răng mọc lệch

    • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt: Răng mọc lệch lạc, mọc không đều làm giảm sự cân xứng của hàm răng, gây mất thẩm mỹ khuôn miệng khiến bạn e ngại khi cười nói. Hơn nữa, trường hợp răng mọc lệch do sai khớp cắn có thể khiến bạn không khép được miệng một cách bình thường, dẫn đến tâm lý tự ti khi giao tiếp.

    Răng mọc lệch gây mất thẩm mỹ hàm răng và nụ cười

    • Suy giảm chức năng ăn nhai: Răng mọc lệch gây sai lệch khớp cắn, khiến hoạt động ăn nhai trở nên bất tiện. Ngoài ra, răng mọc lệch còn là nguyên nhân dẫn đến đau khớp thái dương, nghiến răng thường xuyên… Lâu ngày, khả năng ăn nhai của bạn sẽ bị giảm sút kèm theo nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn.

    • Tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý răng miệng: Tình trạng răng mọc lệch khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến các vụn thức ăn và các mảng bám bị giữ lại trên các kẽ hở răng, làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu…

    Răng mọc lệch gây ra các bệnh lý răng miệng

    • Phát âm sai: Việc phát âm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phối hợp giao thoa giữa răng, môi và lưỡi. Vì thế khi răng mọc chen chúc nhau, đặc biệt là răng cửa mọc lệch có thể khiến bạn gặp tình trạng nói ngọng, nói đớt, gây thiếu tự tin khi giao tiếp. Bởi vì răng mọc lệch gây ra những bất tiện trong việc ăn nhai, gây mất thẩm mỹ, gây ra các bệnh răng miệng, ảnh hưởng đến giọng nói nên nhiều người quan tâm có nên nhổ răng mọc lệch không hay có biện pháp nào khắc để khắc phục tình trạng này mà không cần nhổ răng.

    Có nên nhổ răng mọc lệch không?

    Để xác định có nên nhổ răng mọc lệch không bạn cần đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ quyết định nên nhổ răng mọc lệch hoặc áp dụng phương pháp điều trị khác để khắc phục.

    Trường hợp nên nhổ răng mọc lệch

    • Răng số 8 mọc lệch: Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn thường mọc lên sau khi hàm răng của bạn đã mọc đầy đủ các răng khác. Răng khôn gây đau nhức, xô lệch cung hàm thì trường hợp này nên tiến hành nhổ bỏ răng. Không những thế, răng khôn mọc lệch có thể tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, hôi miệng, viêm nha chu… Vì vậy răng khôn mọc lệch cần sớm nhổ bỏ.

    • Răng mọc lệch đang gặp bệnh lý răng miệng: Răng mọc lệch bị sâu hoặc gặp vấn đề không thể phục hồi, có thể gây ảnh hưởng xấu đến các răng khác nên cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên bạn cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn trước khi quyết định nhổ răng. 

    Răng khôn mọc lệch gây đau đớn, viêm nhiễm nên sớm nhổ bỏ

    Trường hợp không nên nhổ răng mọc lệch

    Nếu răng mọc lệch đang trong tình trạng khỏe mạnh, không bị đau nhức hay không có các dấu hiệu bệnh lý thì bạn không nên nhổ bỏ, mà cần áp dụng biện pháp an toàn hơn như niềng răng chỉnh nha, bọc răng sứ… Để xác định phương pháp phù hợp, bạn cần đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và chỉ định.

    Có nên nhổ răng mọc lệch hay không cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

    Các giải pháp chỉnh răng mọc lệch

    Như đề cập ở trên, có một số trường hợp không cần nhổ răng mọc lệch mà có thể dùng phương pháp khác để xử lý tình trạng này. Bạn nên đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp x-quang và tư vấn trực tiếp. 

    Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ lệch lạc, tình trạng của răng và xương hàm, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị và tư vấn cho bệnh nhân. Trong đó, các kỹ thuật thường được chỉ định là bọc răng sứ hoặc niềng răng chỉnh nha.

    Kỹ thuật chỉnh răng mọc lệch bằng bọc răng sứ

    Trong kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp nhằm điều chỉnh vị trí của chúng và tạo mặt tiếp xúc tối ưu với răng sứ sẽ được chụp lên trên. Quy trình bọc răng sứ thường trải qua các bước sau:

    • Bước 1: Thăm khám, chụp  – quang tại chỗ, tư vấn.

    • Bước 2: Vệ sinh răng miệng, gây tê, mài răng.

    • Bước 3: So màu răng, lấy dấu hàm, gắn răng tạm.

    • Bước 4: Gắn răng sứ lên trên các răng thật tương ứng và cố định.

    Có thể bọc răng sứ thay vì nhổ răng mọc lệch để giúp răng đều đặn và ngay ngắn đúng vị trí

    Thời gian bọc răng sứ thường diễn ra trong vòng 2 – 4 ngày là hoàn thành. Sau khi thực hiện, không chỉ các răng trở nên đều đặn hơn mà các khiếm khuyết về hình dáng, cấu trúc, màu sắc cũng được cải thiện ở mức tốt nhất.

    Kỹ thuật chỉnh răng mọc lệch bằng niềng răng chỉnh nha

    Phương pháp niềng răng mọc lệch gần như có thể áp dụng cho mọi tình huống răng. Bác sĩ sẽ dùng khí cụ chỉnh nha điều chỉnh vị trí của các răng. Từ đó, giúp răng trở nên đều đặn hơn và cải thiện các vấn đề về khớp cắn.

    Thời gian niềng răng thường diễn ra trong vòng 18 – 24 tháng tùy vào tình hình răng miệng, cơ địa và thể trạng của mỗi người. Quy trình niềng răng bao thường gồm các bước sau:

    • Bước 1: Khám, chụp x – quang tại chỗ, tư vấn.

    • Bước 2: Vệ sinh răng miệng, gắn mắc cài.

    • Bước 3: Tái khám và kiểm tra định kỳ.

    • Bước 4: Kết thúc điều trị, đeo hàm duy trì.

    Niềng răng chỉnh nha để điều chỉnh răng mọc lệch

    Trong khoảng 3 tháng đầu, tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng hoặc tách kẽ để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển. Sau khi quá trình niềng răng kết thúc, bạn có thể đeo hàm duy trì thêm một thời gian nữa để cố định các răng ở vị trí mới.

    Xem thêm: Nhổ Răng Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Sau Nhổ Răng Thường Gặp

    Như vậy việc nhổ răng mọc lệch không phải lúc nào cũng là cần thiết. Với tình trạng răng mọc lệch không gây đau nhức, không ảnh hưởng đến việc ăn nhai hoặc không mắc các bệnh lý răng miệng thì chúng ta có thể dùng các phương pháp khác để điều trị như bọc răng sứ, niềng răng chỉnh nha. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ, giải đáp và đồng hành cùng bạn trong quá trình chăm sóc răng miệng.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva