Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Đang mang thai có niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

Đang mang thai có niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

    Thời kỳ mang thai là một giai đoạn đầy biến đổi về sức khỏe và cơ địa của phụ nữ. Rất nhiều khách hàng nữ mang thai có mong muốn chỉnh hình răng. Tuy nhiên, liệu việc niềng răng khi đang mang thai có an toàn và có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra các lời khuyên cần thiết.

    Niềng răng là gì?

    Niềng răng là gì?

    Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng những khí cụ chuyên dụng tạo ra lực tác động, giúp điều chỉnh tình trạng răng mọc sai lệch, đưa răng về lại đúng vị trí trên cung hàm.

    Quá trình niềng răng thường kéo dài 18 - 24 tháng, giúp điều trị các tình trạng: răng mọc lệch, lộn xộn, hô, móm, lệch khớp cắn,...

    Quá trình này sẽ diễn ra với những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có tác dụng điều chỉnh lần lượt những vấn đề của răng, từ đó tạo nên kết quả cuối cùng là hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn, tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai tốt.

    Niềng răng

    Phụ nữ mang thai có niềng răng được không?

    Về bản chất, phương pháp niềng răng sử dụng lực kéo để điều chỉnh vị trí răng, không tác động đến cấu trúc răng thật hay xương hàm, nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

    Do đó, phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể niềng răng.

    Tuy nhiên, quá trình niềng răng kéo dài từ 18 - 24 tháng. Trong thời gian này, bạn sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh dây cung, mắc cài khiến răng đau nhức, ê buốt, khó chịu, gặp khó khăn trong việc ăn uống. Do đó, nếu sức khỏe của mẹ không đủ tốt để chống chọi thì có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

    Nếu tình trạng của người mẹ không cho phép, lời khuyên của Guva Dental là hãy đợi sinh con xong rồi mới niềng răng.

    Niềng răng khi đang mang thai

    Đang niềng răng nhưng lại mang thai thì thế nào?

    Nếu đang niềng răng mà phát hiện mang thai, hãy thông báo với nha sĩ của bạn sớm nhất có thể.

    Trong trường hợp sức khỏe của thai phụ không ổn định, bác sĩ sẽ xem xét để bệnh nhân tạm dừng niềng hoặc giảm lực siết của dây cung để giữ thể trạng cho cả mẹ và bé.

    Còn nếu tình hình sức khỏe của mẹ và bé vẫn ổn định thì bác sĩ sẽ tiếp tục quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 2 giai đoạn: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của chu kỳ mang thai, do đây là những mốc thời gian mà sức khỏe người mẹ biến động nhiều, trở nên cực kỳ nhạy cảm. Bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để có chế độ chăm sóc răng miệng, thói quen ăn uống dinh dưỡng, đảm bảo việc niềng răng vẫn diễn ra hiệu quả và an toàn cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

    Lưu ý: Cần thông báo với nha sĩ tình trạng, thời gian mang thai để tránh chụp X-quang, dời thời gian nhổ răng,...

    Phương pháp niềng răng thích hợp cho phụ nữ mang thai

    Những phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay là: niềng răng mắc cài (mắc cài sứ, mắc cài kim loại) và niềng răng invisalign. Nếu bạn đang mang thai và muốn niềng răng, nên ưu tiên lựa chọn niềng răng trong suốt invisalign vì phương pháp này có những ưu điểm vượt trội, phù hợp cho sức khỏe thai phụ:

    Niềng răng trong suốt invisalign là phương pháp chỉnh nha sử dụng chuỗi những khay niềng trong suốt.

    Thay vì sử dụng mắc cài, dây cung như phương pháp chỉnh nha truyền thống, invisalign sử dụng những khay trong suốt bám sát vào răng, mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao và được nhiều người ưa chuộng.

    Mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế một chuỗi khay niềng invisalign riêng biệt, tùy thuộc vào cấu trúc và tình trạng răng khác nhau. Thông thường, quá trình niềng invisalign sẽ bao gồm khoảng 20 - 40 khay niềng, bệnh nhân phải thay khay mới sau khoảng 2 - 3 tuần và đeo liên tục trong ngày, trừ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Quá trình niềng invisalign sẽ kết thúc khi răng của bạn đã dịch chuyển đến đúng vị trí mong muốn.

    Khay niềng invisalign được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, được công nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

    Do không sử dụng dây cung hay mắc cài, mẹ có thể tránh được tình trạng kích ứng trong khoang miệng. Bên cạnh đó, khi sử dụng invisalign bạn sẽ không cần thăm khám nha khoa quá thường xuyên, giúp mẹ bầu có thêm thời gian nghỉ ngơi tại nhà.

    Niềng invisalign khi đang mang thai để cảm thấy thoải mái hơn

    Những vấn đề răng miệng thường gặp khi đang mang thai

    Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với sự thay đổi cơ địa, do đó tình trạng răng miệng cũng có thể sẽ thay đổi theo:

    Sâu răng

    Trong quá trình mang thai, thai phụ sẽ gặp nhiều vấn đề ăn uống và tiêu hóa như: ốm nghén, ói mửa, chế độ ăn không đều, thời gian ăn uống thất thường,... khiến vi khuẩn, các mảnh vụn thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, thời gian lâu dài sẽ dẫn đến sâu răng.

    Viêm nướu

    Khi mang thai, cơ địa, nội tiết tố và hệ miễn dịch thay đổi thất thường sẽ góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển dễ dàng. Nếu không vệ sinh răng kỹ và đúng cách, mẹ có thể sẽ bị viêm, sưng nướu.

    Mòn men răng

    Triệu chứng ốm nghén, ói mửa trong thai kỳ sẽ khiến axit dạ dày trào ngược, tiếp xúc nhiều với men răng gây mòn men răng.

    Những vấn đề răng miệng thường gặp khi đang mang thai

    Xem thêm: Niềng Răng Có Làm Thay Đổi Giọng Nói?

    Phụ nữ mang thai có thể niềng răng, nhưng điều này cần được xem xét cẩn thận và thảo luận với các chuyên gia nha khoa. Nếu sức khỏe của thai phụ yếu, các vấn đề xảy ra trong quá trình niềng răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nha khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Mang thai có niềng răng được không?”. Chúc bạn có nụ cười trắng sáng tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva