Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Giải đáp thắc mắc: Nhổ răng số 27 có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc: Nhổ răng số 27 có nguy hiểm không?

    Răng số 27 giữ vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng. Vậy nhổ răng số 27 có nguy hiểm không, có biến chứng hay hậu quả gì không, phục hình răng 27 đã nhổ bằng phương pháp nào. Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả vấn đề này.

    Răng số 27 là răng nào?

    Việc nhổ răng luôn gây ra nhiều lo lắng cho mọi người bởi những biến chứng và hậu quả của nó. Nhổ răng số 27 cũng vậy. Nhiều người băn khoăn nhổ răng số 27 có nguy hiểm không. Để trả lời câu hỏi này trước tiên chúng ta cần xác định xem răng số 27 là răng nào và có vai trò gì.

    Vị trí của răng số 27

    Thông thường hàm răng của người trưởng thành sẽ có là 32 chiếc răng (bao gồm cả răng khôn). Một số ít trường hợp mọc nhiều hoặc ít hơn 32 chiếc răng tùy theo từng cơ địa của mỗi người.

    32 chiếc răng sẽ được chia đều ở cả 2 cung hàm bao gồm 16 chiếc răng ở hàm trên và 16 chiếc răng ở hàm dưới. Trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nhanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn.

    Các răng trên cung hàm sẽ được chia đều thành 4 phần từ 1 – 4 tính theo chiều kim đồng hồ. Số thứ tự của các răng sẽ được ghi theo thứ tự lần lượt từ 1 – 8 tính từ vị trí răng cửa giữa ở mỗi hàm. Các răng sẽ được đánh số từ giữa hàm đi vào trong tính từ răng cửa giữa là răng số 1 đến trong cùng răng khôn là răng số 8, chi tiết cụ thể như hình bên dưới:

    Sơ đồ thứ tự các răng trên cung hàm

    Trong nha khoa, để đọc tên vị trí các răng chính xác, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: R + cung hàm + thứ tự răng. Trong đó:

    • R: Là viết tắt của từ Răng.

    • Cung hàm: Được chia làm 4 cung, thứ tự đọc sẽ là từ 1 - 4 theo chiều kim đồng hồ.

    • Thứ tự răng: Đã được phân tích ở trên.

    Cách đọc tên vị trí các răng như sau:

    • Cung hàm trên bên phải là cung 1, tương ứng với các răng gồm: R11, R12, R13, R14, R15, R16, R17, R18.

    • Cung hàm trên bên trái là cung 2, tương ứng với các răng gồm: R21, R22, R23, R27, R25, R26, R27, R28.

    • Cung hàm dưới bên trái sẽ là cung 3, tương ứng với các răng gồm: R31, R32, R33, R34, R35, R36, R37, R38.

    • Cung hàm dưới bên phải sẽ là cung 4, tương ứng với các răng gồm: R41, R42, R43, R44, R45, R46, R47, R48.

    Cách đọc tên các răng

    Như vậy răng số 27 chính là răng ở số thứ tự thứ 7 cung hàm trên bên trái, là răng hàm lớn thứ hai, có nhiệm vụ hỗ trợ răng số 6 nhai và nghiền nát thức ăn.

    Răng số 27 chính là răng số 7 ở hàm trên bên trái

    Vai trò của răng số 27

    Răng số 27 đảm nhiệm chức năng nhai chính và nghiền nát thức ăn, hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế nhiều bệnh về đường ruột. Bên cạnh đó sự xuất hiện của răng số 27 còn giúp kích thích xương hàm phát triển, giúp ổn định cấu trúc xương hàm.

    Với vai trò quan trọng này thì việc nhổ răng số 27 thường gây ra lo lắng là nhổ răng số 27 có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không. Nhưng có một số trường hợp cần phải nhổ răng số 27 để giúp bảo tồn các răng lân cận hoặc xử lý các vấn đề răng miệng khác.

    Tại sao phải nhổ răng số 27

    Với vai trò quan trọng trong việc ăn nhai thì chúng ta cần giữ gìn cũng như điều trị bảo tồn răng số 27 tối đa nhất và chỉ nhổ răng số 27 khi những biện pháp điều trị bảo tồn răng không đem lại hiệu quả như mong muốn hoặc có những dấu hiệu sau:

    Răng số 27 mọc ngầm, mọc lệch

    Răng số 27 mọc ngầm hoặc có hiện tượng mọc lệch gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng cần sớm nhổ bỏ để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

    Răng số 27 bị sứt, mẻ

    Răng số 27 bị sứt, mẻ, vỡ hoặc gãy do tác động bên ngoài không thể giữ lại răng được nữa cũng nên nhổ bỏ sớm.

    Răng số 27 bị sâu nặng

    Nhổ răng số 27 khi răng bị tình trạng sâu răng quá nặng, vi khuẩn sâu răng đã phá hỏng cấu trúc của răng, gây tổn thương nghiêm trọng hoặc làm chết tủy, các biện pháp nha khoa khác không thể điều trị hay phục hồi răng được.

    Răng số 27 bị sâu nặng nên sớm nhổ bỏ

    Răng số 27 mắc các bệnh lý răng miệng nặng

    Răng số 27 bị sâu phát sinh thêm nhiều triệu chứng răng miệng khác như viêm nha chu, viêm chóp chân răng… khiến cho răng bị lung lay mạnh, không thể khắc phục hay điều trị được, nên cần phải nhổ răng sớm để tránh gây nhiều cảm giác đau hơn và tác động đến quá trình ăn nhai của bạn.

    Vậy nhổ răng số 27 có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp dưới đây.

    Nhổ răng số 27 có nguy hiểm không?

    Khi răng số 27 bị mắc phải các bệnh lý mà không thể phục hồi được thì bạn nên đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ có thể tiến hành thăm khám và chỉ định nhổ răng. Hiện nay, với công nghệ nha khoa ngày càng phát triển vượt trội thì việc nhổ răng số 27 có nguy hiểm hay không sẽ không còn là một vấn đề khiến bạn lo lắng nữa.

    Nhổ răng số 27 hàm trên có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người

    Ngoài ra, để tránh gây ra đau nhức bác sĩ vừa gây tê và tiến hành chụp x-quang để xem xét vị trí mọc của răng số 27 có ảnh hưởng nhiều đến các dây thần kinh, cấu trúc của xương hàm không, có tác động gì đến những răng xung quanh không, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có nên tiến hành phẫu thuật nhổ răng hay không. Vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm về quá trình nhổ răng số 27.

    Hậu quả mất răng số 27

    Ngoài việc quan tâm đến nhổ răng số 27 có nguy hiểm không thì bạn cũng nên quan tâm đến hậu quả khi mất răng số 27. Không chỉ riêng với răng số 27 mà khi mất bất cứ chiếc răng nào, do nguyên nhân chủ quan hay là khách quan, cũng sẽ có ảnh hưởng không hề nhỏ. Những biến chứng sau khi nhổ răng số 27 bao gồm:

    Suy giảm chức năng ăn nhai

    Răng số 27 đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chức năng ăn nhai nên khi mất răng sẽ bị ảnh hưởng mạnh, thức ăn không được nhai và nghiền kỹ trước khi đưa xuống dạ dày. Vấn đề này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do dạ dày phải luôn co bóp mạnh, tiết dịch nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn không được nghiền nhỏ.

    Biến chứng sau khi nhổ răng số 27 là làm suy giảm khả năng ăn nhai

    Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh

    Một trong những biến chứng sau khi nhổ răng số 27 là để lại khoảng trống giữa các răng. Điều này có thể gây ra tình trạng xô lệch răng, làm lệch khớp cắn, thức ăn bám dính gây hôi miệng, sâu các răng nằm bên cạnh, đau nhức phần cơ hàm…

    Khuôn mặt bị biến đổi

    Mất răng số 27 lâu năm không tránh khỏi tình trạng tiêu xương hàm, dẫn đến hiện tượng mặt bị hóp má nếu không trồng răng giả sớm. Má bị hóp lại, vùng da ở má bị chảy xệ nên trông bạn sẽ già đi so với tuổi của mình.

    Mất răng số 27 có thể gây hóp má

    Giải pháp phục hình răng số 27

    Như vậy với những biến chứng sau khi nhổ răng số 27 nêu trên thì chúng ta cần có giải pháp phục hình răng sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe cơ thể cũng như thẩm mỹ khuôn mặt. Dưới đây là một số giải pháp phục hình răng số 27 bạn có thể tham khảo thực hiện:

    Hàm giả tháo lắp

    Hàm giả tháo lắp là giải pháp khắc phục răng số 27 hầu như không xâm lấn hay tác động đến các răng kế cận. Vật liệu để chế tác nướu răng được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa cứng, kết hợp với răng giả bằng nhựa hoặc bằng sứ và một móc kim loại để giữ cho răng cố định.

    Hàm giả tháo lắp

    Phương pháp này thường chỉ đảm bảo cho việc ăn nhai khoảng 40% và không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Sự tiện lợi của hàm giả tháo lắp là chúng có thể lấy ra để vệ sinh và gắn vào một cách dễ dàng.

    Làm cầu răng sứ

    Nếu răng số 27 đã mất nhưng còn răng số 26, răng số 28 mọc thẳng và hoàn toàn khỏe mạnh thì bạn có thể thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ để phục hình răng số 27.

    Cầu răng sứ phục hình răng số 27

    Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và mài cùi răng số 26, số 28 theo tỉ lệ chuẩn xác. Sau đó tiến hành lấy dấu để chế tác răng sứ. Sau khi hoàn thiện cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành tinh chỉnh để cho cầu răng khớp với răng thật và hoàn tất điều trị.

    Cấy ghép Implant

    Cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu nhất để khôi phục lại răng hàm số 27 bằng cách đặt trụ Implant vào trong xương hàm, kết hợp với khớp nối Abutment và mão răng sứ tạo nên một tổng thể răng vững chắc giúp khôi phục lại khả năng ăn nhai, hạn chế tiêu xương hàm.

    Cấy ghép Implant phục hình răng số 27

    Xem thêm: Nhổ Răng Bị Sốt Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào?

    Như vậy, bạn không quá lo lắng với vấn đề nhổ răng số 27 có nguy hiểm không vì công nghệ nha khoa tiến bộ hiện nay. Tuy nhiên bạn cần quan tâm đến việc phục hình răng để tránh các biến chứng sau khi nhổ răng số 27. Để được tư vấn thêm bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ và giải đáp cho bạn.

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva