Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nâng khớp cắn khi niềng răng là gì? Trường hợp nào cần nâng khớp cắn?

Nâng khớp cắn khi niềng răng là gì? Trường hợp nào cần nâng khớp cắn?

    Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc có ý định niềng răng, bạn sẽ bắt gặp một thuật ngữ nha khoa “nâng khớp cắn”. Vậy nâng khớp cắn đóng vai trò gì trong quá trình niềng răng, và trường hợp nào cần nâng khớp cắn? Cùng Guva Dental tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

    Nâng khớp cắn là gì?

    Nâng khớp cắn là một liệu pháp được sử dụng trong quá trình niềng răng mắc cài. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ gắn các bệ bằng vật liệu tổng hợp an toàn vào răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa. Các bệ này sẽ có tác dụng ngăn hai hàm tiếp xúc hoàn toàn.

    Liệu pháp nâng khớp cắn thường được áp dụng cho các ca niềng răng khớp cắn hở, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo,... Tác dụng chính của phương pháp này là giúp giảm áp lực cho hàm dưới, đồng thời tránh làm hỏng mắc cài hoặc lớp men răng.

    Trong giai đoạn này, bạn sẽ phải đeo khí cụ nâng khớp cắn, hai hàm của bạn lúc khép lại sẽ không chạm vào nhau. Liệu pháp này sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng, điều chỉnh vị trí tương quan giữa hai hàm trên dưới, đồng thời bảo vệ khí cụ niềng răng và men răng.

    Nâng khớp cắn

    Những trường hợp nào cần nâng khớp cắn?

    Tùy vào tình trạng răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên nâng khớp cắn trong quá trình niềng răng không. Thông thường, giải pháp nâng khớp cắn thường được áp dụng trong các ca khớp cắn lệch (ngược, chéo, sâu) hoặc khi người bệnh có tật nghiến răng.

    Khớp cắn ngược 

    Khớp cắn ngược (hay còn gọi là móm) là tình trạng khi xương hàm răng dưới phát triển dài hơn so với hàm trên, khiến hàm răng dưới bị chìa ra quá nhiều và răng trên thì lại cụp vào trong. Nếu gặp tình trạng này, phần cằm của bạn có thể bị nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. 

    Lúc này, điều trị bằng cách nâng khớp cắn sẽ giúp bảo vệ răng, tránh để gọng niềng của hàm trên cọ sát với mặt trong của hàm dưới làm tổn thương nướu hoặc mòn men răng.

    Khớp cắn sâu

    Khớp cắn sâu xảy ra khi hàm răng trên và dưới mọc lệch: hàm dưới mọc khuất sâu vào bên trong và hàm trên thì che phủ quá nhiều, nhìn giống như bị hô răng, làm mất sự cân đối của khuôn mặt và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. 

    Nếu bạn đang điều trị khớp cắn sâu bằng phương pháp niềng răng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nâng khớp cắn để mắc cài của hàm dưới tránh cọ sát vào mặt trong của răng hàm trên, cũng tương tự như ở ca khớp cắn ngược.

    Khớp cắn sâu có thể sẽ được áp dụng liệu pháp nâng khớp cắn

    Lệch khớp cắn chéo

    Lệch khớp cắn chéo là khi răng mọc xô lệch, chen chúc, cái thò cái thụt khiến khớp cắn giữa hai hàm không cân đối. 

    Việc nâng khớp cắn sẽ giúp giảm áp lực cho răng hàm dưới, tránh tình trạng mắc cài cọ sát vào các răng khiến mòn men răng, đồng thời thúc đẩy quá trình niềng răng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

    Phương pháp nâng khớp cắn

    Để thực hiện nâng khớp cắn, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại khí cụ phổ biến sau:

    Máng nâng khớp cắn

    Máng nâng khớp cắn thường được áp dụng cho ca bệnh khớp cắn chéo. Khí cụ này có tác dụng ngăn không cho hai hàm tiếp xúc với nhau từ vị trí răng hàm, răng cửa trên và dưới không thể chạm vào nhau, giúp tránh tình trạng bung mắc cài và điều trị khớp cắn chéo.

    Bác sĩ sẽ dùng dung dịch chuyên dụng phủ lên hai hàm răng để tạo máng, sau đó chỉ định bệnh nhân cắn lại để tạo hình, trong lúc đó bác sĩ sẽ chiếu laser giúp định hình, tạo ra lớp ngăn cách giữa hai hàm trên dưới của bệnh nhân.

    Cục nâng khớp cắn

    Cục nâng khớp cắn thường sử dụng cho bệnh nhân bị khớp cắn sâu. Khí cụ này được làm bằng nhựa, cao su hoặc kim loại an toàn. Bác sĩ sẽ gắn vào mặt sau răng cửa để lúc bệnh nhân ăn nhai, hàm dưới sẽ không bị đẩy lên quá cao.

    Nếu bạn niềng răng mắc cài trong suốt, cục nâng khớp sẽ gắn trực tiếp vào máng

    Nâng khớp cắn có đau không? Phải đeo bao lâu?

    Chắc chắn rằng việc gắn một “vật thể lạ” vào răng của bạn và khiến hai hàm không thể chạm nhau sẽ đem đến cảm giác khó chịu, nhất là vào những ngày đầu tiên nâng khớp cắn. Bạn sẽ cảm thấy cộm khi ăn nhai và nói chuyện. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ không ra nhiều đau đớn. Những ngày sau đó, khi bạn đã quen với khí cụ nâng khớp cắn thì sẽ cảm thấy không còn vướng víu, khó chịu nữa.

    Đối với câu hỏi “Phải nâng khớp cắn bao lâu?” - Điều này tùy thuộc vào tình trạng răng của từng bệnh nhân, nếu khớp cắn của bạn bị sai lệch nhiều, thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn.

    Thông thường, bác sĩ sẽ gắn cục nâng khớp cắn cùng lúc với mắc cài, bệnh nhân sẽ phải nâng khớp cắn trong khoảng 3 - 12 tháng. 

    Những lưu ý khi nâng khớp cắn

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ 1 ngày, đồng thời sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn.

    Chế độ dĩnh dưỡng phù hợp

    Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất: nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu protein, đồng thời hạn chế thực phẩm có tính axit như bánh kẹo, đồ uống có gas,... tránh thức ăn quá cứng, quá dai, quá nóng, quá lạnh, cũng tránh uống bia rượu và hút thuốc lá.

    Tái khám định kỳ

    Khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng khớp cắn thường xuyên.

    Nâng khớp cắn là một liệu pháp rất phổ biến trong quá trình niềng răng, đặc biệt là với những ca bệnh lệch khớp cắn như: khớp cắn ngược, sâu, chéo,... Tuy những ngày đầu bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, nhưng sau đó sẽ quen dần và cảm thấy ổn định hơn. 

    Xem thêm: Tại Sao Khi Niềng Răng Phải Đặt Thun Tách Kẽ? Có Đau Không?

    Trên đây là những chia sẻ của Guva Dental về vấn đề nâng khớp cắn, nếu còn có câu hỏi nào khác, hãy liên hệ Guva để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva