Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng cùng hàm trên có phức tạp không? Có nguy hiểm gì không?

Nhổ răng cùng hàm trên có phức tạp không? Có nguy hiểm gì không?

    Nhổ răng cùng hàm trên là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ những chiếc răng mọc ngầm, mọc lệch hoặc bị hư hỏng nặng. Tuy nhiên, nhiều người e ngại về độ phức tạp và nguy hiểm của việc nhổ răng ở vị trí này.  Trong bài viết này Guva Dental sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về vấn đề nhổ răng cùng hàm trên một cách chi tiết nhất!

    Có thực sự cần nhổ răng cùng hàm trên không?

    Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành (17 - 25 tuổi). Thông thường mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn, mọc ở vị trí sau cùng của cả hai hàm trên và dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đủ tất cả 4 chiếc răng khôn. 

    Một số người chỉ mọc 1, 2 hoặc 3 chiếc, thậm chí có người không mọc chiếc nào. Do mọc muộn khi xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, răng khôn thường gặp nhiều vấn đề về vị trí và tư thế mọc, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Chỉ định nhổ răng cùng hàm trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

    Vậy vấn đề có thực sự cần nhổ răng cùng hàm trên hay không phụ thuộc vào vị trí mọc của răng khôn. Với trường hợp răng khôn mọc bình thường, không gây đau nhức, không ảnh hưởng đến các răng khác. Bạn vẫn có thể giữ lại răng ở vị trí này.

    Ngược lại với răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc, nên nhổ bỏ để tránh biến chứng. Bởi theo các bác sĩ, răng khôn không đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn hay thẩm mỹ. Việc giữ lại những chiếc răng khôn mọc sai tư thế tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

    • Đau nhức, sưng viêm, nhiễm trùng do răng mọc ngầm, chen chúc, gây cản trở vệ sinh.

    • Sâu răng, hôi miệng, bệnh nha chu do vi khuẩn tích tụ.

    • Lây lan sang các răng khác, thậm chí mất răng.

    • Răng khôn mọc sai tư thế có thể ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh và xô lệch toàn bộ cung hàm.

    Do vậy, việc nhổ răng khôn được xem là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nên nhổ răng khôn cùng hàm trên càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng.

    Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn cùng hàm trên?

    Trường hợp nào nên nhổ răng cùng hàm trên?

    Nhổ răng khôn hàm trên được khuyến cáo trong các trường hợp sau:

    • Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang: Đây là trường hợp phổ biến nhất cần nhổ răng khôn hàm trên. Răng mọc ngầm, mọc lệch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu xương, ảnh hưởng đến các răng lân cận, u nang, thậm chí ung thư.

    • Răng khôn mọc thẳng nhưng không đủ chỗ: Nếu răng khôn mọc thẳng nhưng không đủ chỗ trong hàm, có thể dẫn đến tình trạng chen chúc, xô lệch các răng khác, gây khó khăn cho việc vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ sâu răng, viêm nha chu.

    • Răng khôn bị sâu, viêm tủy: Nếu răng khôn bị sâu, viêm tủy nặng mà không thể điều trị thì nên nhổ bỏ để tránh biến chứng sang các răng khác.

    • Răng khôn gây ra các vấn đề về khớp cắn: Răng khôn mọc lệch có thể ảnh hưởng đến khớp cắn, gây ra các vấn đề như đau khớp hàm, mỏi cơ hàm mặt,...

    Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), tỷ lệ người trưởng thành cần nhổ răng khôn lên đến 70%.

    Nhổ răng cùng hàm trên khi răng có nguy cơ gây hại cho các răng khác

    Thời điểm nào không nên nhổ răng răng khôn cùng hàm trên

    Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng khôn hàm trên. Một số trường hợp không nên nhổ răng khôn bao gồm:

    • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không gây ra bất kỳ vấn đề nào: Nếu răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không ảnh hưởng đến các răng khác và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì có thể không cần nhổ.

    • Người có tình trạng sức khỏe yếu: Nếu bạn đang mắc các bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,... thì việc nhổ răng có thể tiềm ẩn nguy cơ cao.

    • Phụ nữ đang mang thai: Do ảnh hưởng của thuốc tê và thuốc giảm đau, phụ nữ mang thai không nên nhổ răng khôn.

    Quyết định nhổ răng khôn hay không nên được đưa ra dựa trên đánh giá của bác sĩ nha khoa sau khi khám tổng quát và chụp X-quang. Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí răng, tình trạng răng miệng, sức khỏe tổng thể của bạn để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

    Răng khỏe, sức khỏe yếu không nên thực hiện nhổ răng cùng hàm trên

    Nhổ răng cùng hàm trên có phức tạp không?

    Mức độ phức tạp của việc nhổ răng khôn hàm trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

    • Vị trí răng: Răng khôn mọc ngầm sâu, mọc lệch, mọc ngang sẽ phức tạp hơn so với răng mọc bình thường.

    • Tình trạng xương: Nếu xương hàm dày, đặc, việc nhổ răng sẽ khó khăn hơn.

    • Kích thước răng: Răng càng to, càng nhiều chân răng thì việc nhổ càng phức tạp.

    • Sức khỏe: Một số bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,... có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng.

    Nhìn chung, nhổ răng khôn hàm trên là một thủ thuật nha khoa đòi hỏi kỹ thuật cao và sự tỉ mỉ của bác sĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để bóc tách nướu, cắt xương (nếu cần thiết) và lấy răng ra khỏi ổ. 

    Quá trình này thường được thực hiện dưới dạng phẫu thuật nhỏ, sử dụng thuốc tê hoặc gây mê để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Hơn hết ngày này, với sự tiến bộ của y học hiện đại, cùng với trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Do đó, tỷ lệ thành công của việc nhổ răng cùng hàm trên ngày càng cao.

    Để biết chính xác mức độ phức tạp của việc nhổ răng cùng hàm trên bạn cần đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn cụ thể.

    Nhổ răng cùng hàm trên đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ cao

    Nhổ răng cùng hàm trên có gây nguy hiểm không?

    Nhổ răng hàm trên thường không nguy hiểm nếu được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có tay nghề và kinh nghiệm. Tuy nhiên, như với bất kì thủ thuật y tế nào, cũng có một số rủi ro và biến chứng tiềm ẩn, bao gồm:

    • Chảy máu: Đây là biến chứng phổ biến nhất sau nhổ răng khôn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách cầm máu tại nhà và kê thuốc nếu cần thiết.

    • Đau nhức: Sau khi nhổ răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức trong vài ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

    • Sưng tấy: Sưng tấy sau nhổ răng khôn là bình thường và sẽ giảm dần trong vài ngày. Bạn có thể chườm đá lạnh để giảm tình trạng sưng viêm.

    • Nhiễm trùng: Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau nhổ răng, bạn có thể bị nhiễm trùng. Biểu hiện của nhiễm trùng bao gồm sưng tấy dữ dội, đau nhức kéo dài, sốt, chảy mủ,...

    • Tổn thương dây thần kinh: Răng hàm trên nằm gần các dây thần kinh quan trọng. Do đó, nếu bác sĩ thực hiện thao tác không cẩn thận có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê liệt, ngứa ran hoặc đau nhức ở môi, nướu hoặc má.

    Nhìn chung, nhổ răng cùng hàm trên là thủ thuật an toàn và hiệu quả khi được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân.

    Nhổ răng cùng hàm trên sẽ hạn chế nhiều rủi ro nếu được thực hiện tại nha khoa uy tín

    Nhổ răng cùng hàm trên là một thủ thuật nha khoa phổ biến. Tuy nhiên, việc nhổ răng tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nếu không được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa tay nghề cao và tại cơ sở uy tín. 

    Xem thêm: Toa Thuốc Sau Khi Nhổ Răng Gồm Những Gì?

    Do đó, lựa chọn nha khoa uy tín là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn. Liên liên hệ ngay Guva Dental nếu bạn đang gặp vấn đề về răng hàm trên nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva