Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng đau không? Cần lưu ý gì khi nhổ răng?

Nhổ răng đau không? Cần lưu ý gì khi nhổ răng?

    Khi răng gặp vấn đề bệnh lý thì nhổ răng là phương pháp cuối cùng bác sĩ nha chỉ định nếu không thể điều trị bảo tồn. Việc nhổ răng nhằm bảo vệ vùng răng bị bệnh, ngăn chặn biến chứng và ngăn lây lan sang các răng còn lại. Vậy nhổ răng đau không? Cần lưu ý những gì khi nhổ răng? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

    Trong một số trường hợp bạn cần phải nhổ răng để điều trị các vấn đề hoặc bệnh lý về răng miệng và bạn luôn lo lắng nhổ răng có đau không. Trước khi trả lời vấn đề này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhổ răng là gì và khi nào cần phải nhổ răng.

    Nhổ răng là gì?

    Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ răng thật khi răng gặp phải các vấn đề bệnh lý, hư tổn hoặc không còn đảm bảo được các chức năng cơ bản. Nhổ răng mang tính chất là một cuộc tiểu phẫu nên sẽ có các quá trình liên quan đến gây tê, nhổ răng và các vấn đề hậu phẫu. Bạn cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe khi được chỉ định nhổ răng.

    Nhổ răng là kỹ thuật nha khoa để lấy răng ra khỏi hàm

    Khi nào cần phải nhổ răng?

    Trong điều trị nha khoa, bác sĩ luôn ưu tiên việc bảo tồn răng thật tuy nhiên khi gặp phải các trường hợp sau thì bắt buộc phải nhổ răng, cụ thể như sau:

    Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

    Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm, khi chúng ta trên 17 tuổi. Lúc này xương hàm gần như đã phát triển hoàn thiện và cứng chắc, các chiếc răng khác cũng đã mọc đầy đủ trên cung hàm nên khi răng khôn mọc lên rất dễ gặp phải tình trạng không đủ chỗ, buộc chúng phải chen chúc để tìm chỗ mọc gây ra tình trạng răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cơ thể và răng bên cạnh. Lúc này răng khôn cần được nhổ bỏ.

    Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cần được nhổ bỏ

    Răng bị tai nạn nghiêm trọng

    Có nhiều phương pháp phục hình răng giả cho những trường hợp răng bị tai nạn tổn thương, vỡ, mẻ… nhưng nếu răng bị khiếm khuyết quá nặng thì rất khó để phục hình tốt Bên cạnh đó, răng tổn thương nặng rất dễ gây tổn thương cho tủy răng ở bên trong. Vì những lý do này mà cần phải nhổ bỏ răng thật trước khi phục hình bằng răng giả.

    Răng bị viêm nha chu nặng

    Viêm nha chu vốn là những triệu chứng viêm và có thể gây viêm rộng ảnh hưởng đến tủy răng, chóp răng, nướu và xương ổ răng, dẫn đến việc mất răng là tất yếu nên bạn cần tính toán nhổ răng sớm nếu không khó có thể điều trị được.

    Răng bị viêm nha chu nặng cần được nhổ bỏ

    Răng bị sâu nặng

    Khi bạn gặp phải tình trạng sâu răng nghiêm trọng, răng ngày càng bị hư tổn nặng nề và kéo theo những cơn đau dai dẳng thì những răng sâu này cần phải được nhổ bỏ để tránh lây vi khuẩn sang những răng liền kề.

    Răng bị sâu nặng cần được nhổ bỏ

    Răng viêm tuỷ

    Răng viêm tủy nếu không điều trị sớm thì nhiễm trùng có thể lan rộng, từ đó hình thành những ổ viêm ở chân răng được gọi là viêm cuống răng, khiến cho chân răng tổn thương nặng và ngày càng yếu đi, thậm chí là hoại tử tủy ở giai đoạn cuối mà không thể điều trị. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng đi.

    Đến tuổi thay răng sữa

    Răng sữa của trẻ đến thời điểm rụng và đã có răng vĩnh viễn mọc thì cần phải loại bỏ răng sữa này càng sớm càng tốt.

    Nhổ răng sữa để thay răng vĩnh viễn

    Niềng răng chỉnh nha

    Niềng răng chỉnh nha được áp dụng cho những trường hợp răng mọc lộn xộn, mọc sai khớp cắn như hô, móm, răng mọc lệch lạc… Khi chỉnh nha, bác sĩ cần nhổ bỏ bớt 1- 2 răng hàm để tạo vị trí trống cho các răng di chuyển đến vị trí mong muốn.

    Nhổ răng đau không?

    Nhổ răng đau không?

    Nhổ răng đau không luôn vấn đề lo lắng chung của mọi người. Khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ nha khoa sẽ có những tác động xâm lấn ít nhiều đến cấu trúc răng tùy thuộc vào mức độ khó của răng. Bác sĩ sẽ tách, rạch nướu, lắc thân răng, cạy hoặc bẩy chân răng ra khỏi ổ răng. Các tác động mạnh như vậy sẽ gây ra cảm giác đau cho bệnh nhân.

    Nhổ răng đau không luôn là vấn đề là lo lắng của nhiều người

    Nhưng bạn đừng vì quá lo lắng vì hiện nay với sự hỗ trợ của thuốc gây tê, thuốc giảm đau và công nghệ nhổ răng hiện đại mà việc nhổ răng đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, thậm chí là không còn cảm giác đau đớn nào. Đây là lý do chính để mọi bệnh nhân khi phải nhổ bỏ răng nên dành thời gian tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ tay nghề cao để xử lý chiếc răng cần nhổ một cách nhẹ nhàng.

    Nhổ răng đau không phụ thuộc vào yếu tố nào?

    Nhổ răng đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thuốc tê, máy móc thiết bị, kỹ thuật của bác sĩ nha khoa:

    Sử dụng thuốc tê

    Trước khi nhổ răng, bác sĩ tiêm thuốc tê cục bộ lên vùng răng cần nhổ,  làm tê liệt một phần vùng nha chu và mô mềm xung quanh răng nên người bệnh chỉ có cảm giác đau nhẹ như kiến cắn khi nhổ và thậm chí là không đau đớn gì.

    Thuốc tê giúp quá trình nhổ răng không đau đớn

    Thuốc tê có tác dụng trong khoảng 2 giờ, sau khi hết thuốc, bác sĩ sẽ kê thuốc cho người bệnh để giảm sưng, giảm đau.

    Máy móc thiết bị hỗ trợ

    Máy móc thiết bị hỗ trợ sử dụng sóng siêu âm để cắt và loại bỏ mô xung quanh răng một cách chính xác, giúp giảm thiểu tổn thương cho các cấu trúc xung quanh như nướu, xương và mô mềm, giúp quá trình nhổ răng trở nên nhẹ nhàng hơn đồng thời giảm đau và rứt ngắn thời gian phục hồi sau nhổ răng.

    Máy móc thiết bị hỗ trợ góp phần không nhỏ vào việc nhổ răng đau không

    Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ

    Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến việc nhổ răng đau không. Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ xử lý các tình huống từ đơn giản đến phức tạp, linh hoạt ứng phó với các trường hợp phát sinh trong quá trình nhổ răng. Nhờ vậy, việc nhổ răng diễn ra trơn tru, nhanh chóng và không gây đau cho người bệnh.

    Thuốc giảm đau

    Sau khi hoàn tất quá trình nhổ răng, nếu người bệnh cảm thấy đau nhức, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp. Thuốc giúp giảm đau trong khoảng từ 2 – 5 ngày, người bệnh dễ dàng trở lại hoạt động hàng ngày một cách bình thường.

    Trước nhổ răng nên làm gì

    Nhổ răng đau không phụ thuộc nhiều yếu tố nhất là những điều bạn cần làm trước khi nhổ răng. Vậy trước khi nhổ răng nên làm gì? Dưới đây là những gợi ý để bạn tham khảo:

    Chuẩn bị tâm lý thật tốt

    Cảm giác lo lắng hồi hộp có thể do nhiều nguyên nhân như sợ đau, sợ các thủ thuật hay dụng cụ y tế… Trước khi nhổ răng bạn cần hỏi kỹ bác sĩ về quá trình nhổ răng như thế nào, có cần gây tê hay gây mê không… để chuẩn bị tâm lý đầy đủ, loại trừ trạng thái căng thẳng, tích cực phối hợp với bác sĩ để nhổ răng thuận lợi.

    Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân

    Nếu như bạn có các bệnh mãn tính toàn thân, đặc biệt là tim mạch… thì bạn cần phải thông báo cho bác sĩ nha khoa biết trước để bác sĩ có những chuẩn bị cần thiết nhất trước khi tiến hành nhổ răng.

    Bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe bản thân và khai báo cho bác sĩ nha khoa trước khi nhổ răng

    Chọn thời điểm nhổ răng thích hợp

    Nhổ răng có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên nhổ vào đầu giờ sáng sau khi ăn no hoặc đầu giờ chiều để bác sĩ tiện theo dõi quá trình chảy máu sau khi nhổ răng cũng như có thời gian xử lý các vấn đề không hay xảy ra.

    Bạn không nên nhổ răng khi bạn mới ốm dậy, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh tim mạch và bệnh lý cơ thể cần có chỉ định của bác sĩ chuyên môn trước khi nhổ răng.

    Thời điểm nhổ răng tốt nhất là buổi sáng hoặc đầu giờ chiều

    Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

    Lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín với chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ đảm bảo quy trình nhổ răng diễn ra an toàn, không đau, lành thương nhanh.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

    Trước khi đến nha khoa nhổ răng, bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng tại nhà để loại bỏ vụn thức ăn thừa, giảm thiểu được tối đa vi khuẩn có trong khoang miệng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm trong quá trình nhổ răng.

    Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

    Việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình nhổ răng góp phần quan trọng cho một ca nhổ răng thành công, không đau đớn và an toàn.

    Lưu ý sau khi nhổ răng

    Sau khi nhổ răng bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi chăm sóc răng miệng để vết thương mau lành. Dưới đây là một số lưu ý sau khi nhổ răng bạn cần quan tâm:

    Cắn chặt miếng gạc cầm máu

    Để cầm máu và giảm đau nhức khi hết thuốc tê, bác sĩ sẽ cho bạn cắn chặt miếng bông gạc trong vòng 30 phút sau khi nhổ răng. Nếu như sau thời gian này vẫn còn tình trạng rỉ máu, bạn có thể dùng thêm một miếng gạc khác để thay thế. Điều này giúp cầm máu tốt hơn.

    Chườm đá

    Chườm đá giúp giảm sưng đau rất hiệu quả. Bạn lấy một lượng đá vừa đủ cho vào một chiếc khăn mềm và chườm trực tiếp lên vùng má bên ngoài nơi đang bị bị sưng đau do nhổ răng, chườm khoảng 2 – 3 phút rồi bỏ ra, thực hiện liên tục khoảng 10-15 phút sẽ giúp bạn giảm đau và sưng tức thời.

    Chườm đá sau nhổ răng giúp giảm sưng đau hiệu quả

    Chườm nóng

    Từ ngày thứ 2 trở đi thì bạn nên chườm nóng sẽ tốt hơn. Vì chườm nóng sẽ giúp làm tan máu bầm và giúp máu huyết lưu thông. Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm và khăn mềm, sau đó nhúng khăn vào nước ấm và chườm trực tiếp lên vùng má ngoài bị sưng, chườm khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra, thực hiện liên tục từ 10-15 phút.

    Dùng thuốc giảm đau

    Để hạn chế tình trạng đau và sưng thì các bạn nên dùng thuốc để hỗ trợ nhưng phải sử dụng đúng thuốc và liều lượng mà bác sĩ đã kê toa, tránh các trường hợp tự ý dùng thuốc hoặc uống quá liều vì có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi vết thương và gây ra nhiều tác dụng phụ.

    Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ

    Vệ sinh răng miệng

    Trong vòng 8 – 12 giờ đầu tiên sau nhổ răng, bạn nên vệ sinh răng miệng bằng nước lọc sau khi ăn bởi vì lúc này vết thương còn mới nên hạn chế bị tác động. Sau một ngày thì bạn có thể vệ sinh răng bằng bàn chải nhưng cần chọn bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng ở vùng vừa nhổ, tránh tác động mạnh.

    Chế độ ăn uống hợp lý

    Trong ngày đầu tiên sau nhổ răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt như bún, mì, cháo; tuyệt đối tránh thực phẩm quá nóng, cứng, dai… như xương, sườn, cánh gà… và bạn cũng không được nhai vào vùng răng vừa mới nhổ. Bạn cũng cần bổ sung thêm các loại nước trái cây, đặc biệt là bổ sung vitamin C để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.

    Sau khoảng 2 – 3 ngày, khi tình trạng sưng đau giảm, bạn có thể ăn uống bình thường trở lại nhưng cố gắng hạn chế để thức ăn rơi vào vùng răng vừa mới nhổ. Bạn không dùng tăm hay những dụng cụ không tiệt trùng đâm chọc vào vùng nhổ để tránh gây chảy máu và nhiễm trùng vết nhổ.

    Chế độ sinh hoạt hợp lý

    Bạn cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi sao cho hợp lý để vết thương nhanh hồi phục. Thời gian đầu bạn không nên làm các công việc nặng nhọc quá sức, tránh hoạt động thể thao mạnh, không hút thuốc lá sau nhổ răng, đây chính là nguyên nhân khiến vết thương dễ bị sưng viêm, lâu lành, thậm chí là nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

    Xem thêm: Nhổ Răng Số 7 Có Cần Trồng Lại Không?

    Như vậy câu trả lời cho thắc mắc nhổ răng đau không thì là không đau do thuốc tê, kỹ thuật, máy móc thiết bị và tay nghề bác sĩ hiện nay. Sau khi nhổ răng, hết thuốc tê, bạn có thể bị đau nhẹ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp giảm đau  và kê thuốc giảm đau cho bạn. Để được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ tư vấn cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva