Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng: Liệu có phải là cách duy nhất để cứu răng?

Nhổ răng: Liệu có phải là cách duy nhất để cứu răng?

     

    Mọi người ai cũng biết rằng răng chỉ mọc 2 lần, 1 lần là răng sữa và lần thứ 2 là răng vĩnh viễn, nếu như răng vĩnh viễn vì một nguyên nhân nào đó phải nhổ bỏ thì chúng ta chỉ có thể sử dụng răng giả. Nguyên nhân thường do răng đã bị sâu quá nặng, mọi phương pháp bảo tồn đều không có kết quả, để cứu những chiếc răng liền kề mà phải bỏ đi chiếc răng sâu. Vậy cứu răng bằng cách nhổ răng có thật sự là cách duy nhất? Hãy cùng Nha khoa Guva tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

    Các phương pháp bảo tồn răng

    Trong các thành phần cấu tạo răng, tủy răng là nơi chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Chúng là nơi duy trì sự sống và sự khỏe mạnh của răng. 

    Khi phần bao bọc bảo vệ tủy bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho tủy có thể dẫn viêm tủy. Răng nếu không còn tủy nuôi dưỡng sẽ giống như răng chết, tỷ lệ gãy vỡ cao. 

    Do đó, khi tủy bị tổn thương cần ưu tiên bảo tồn và duy trì. Sau đây là một số phương pháp duy trì, bảo tồn răng và tủy răng: 

    • Che tủy trực tiếp: Phương pháp được thực hiện khi răng bị lộ tủy do chấn thương hoặc trong quá trình làm sạch lỗ sâu bị sát phần tủy. Sau khi làm sạch lớp ngà răng chưa bị ảnh hưởng và cầm máu phần mô tủy hở, nha sĩ sẽ dùng vật liệu sinh học che trực tiếp lên mô tủy, tạo mô kháng hóa và hỗ trợ phần tủy bị tổn thương có thể phục hồi.

    • Che tủy gián tiếp: Sau khi loại bỏ phần sâu trên ngà răng, tùy vào tình trạng răng mà nha sĩ sẽ lựa chọn một lớp vật liệu dùng để bảo vệ tủy ngay sát lớp ngà, ngăn vi khuẩn phát triển gây hại đến mô tủy và khiến tủy bị viêm. Phần vật liệu này có chức năng kích thích cầu ngà che tủy, gián tiếp che và bảo vệ tủy răng.

    • Lấy tủy buồng: Được thực hiện bằng cách lấy đi phần tủy thân răng đã bị viêm nhiễm, giữ phần còn chưa bị viêm nhiễm lại. Nha sĩ sẽ che phần tủy còn lại đó bằng vật liệu chuyên dụng, sau đó là hàn phục hồi răng. Điều này giúp ngăn chặn vùng viêm tủy phía trên tiếp tục lan rộng gây hư hỏng toàn bộ vùng tủy, thúc đẩy quá trình tạo ngà và đóng chóp chân răng để răng tiếp tục phát triển như bình thường.

    Tuy nhiên việc điều trị tủy thông thường với các răng chưa đóng chóp chân răng thường gặp nhiều khó khăn do phần chóp chân răng không có rào chắn dẫn đến khó làm sạch ống tủy cũng như hàn kín ống tủy. Bên cạnh đó, khi chưa đóng chóp chân răng, răng rất dễ bị gãy, vỡ.

    Các phương pháp bảo tồn răng

    Bắt buộc phải nhổ răng khi nào?

    Như vậy, có rất nhiều phương pháp để cứu răng. Và trong thực tế, phải nhổ bỏ răng cũng là phương pháp cuối cùng được nghĩ đến sau khi xem xét hoặc thực hiện những phương pháp bảo tồn như trên mà không đạt hiệu quả. Một số lý do phải cứu răng bằng cách nhổ răng như:

    • Răng bị sâu (tủy viêm) ở mức độ nặng: Sâu răng không được điều trị kịp thời khiến chúng ngày càng hư tổn nặng nề, gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, sau khi kiểm tra, phần tủy đã bị tổn thương hoàn toàn. Để tránh lây lan vi khuẩn sang các răng liền kề thì nhổ răng là cách tốt nhất.

    • Viêm nha chu mức độ nặng: Thời điểm viêm nha chu trở nặng, tình trạng tiêu xương xuất hiện, bị tụt nướu hay chân răng không còn bám vững khiến chúng trở nên dễ bị lung lay.

    • Nhổ răng khi chỉnh hình răng: Khi niềng răng, tùy vào từng trường hợp, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ một vài chiếc răng, điều này hỗ trợ quá trình chỉnh hình cho răng, từ đó đạt được mong muốn thẩm mỹ của người niềng răng.
    • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Răng khôn khi được chỉ định nhổ thông thường do chúng mọc không đúng vị trí, mọc ngang, xéo,... đâm vào chân răng hoặc răng bên cạnh gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, thậm chí có thể gây sưng nhức. Cách tốt nhất để cứu răng là nhổ răng.

    Răng khôn mọc lệch cần phải được nhổ bỏ

    Những điều cần lưu ý khi nhổ răng

    Sau khi nhổ răng, có một vài điều cần lưu ý để hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng hơn:

    • Cắn chặt bông gòn để cầm máu trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi nhổ răng. Lưu ý thay bông gòn trong khoảng thời gian này, tránh việc cắn duy nhất một miếng bông trong suốt thời gian chờ. Nên ngồi lại nha khoa trong khoảng 30 phút đầu sau nhổ răng để tiện theo dõi tình hình vết nhổ cũng như những triệu chứng có thể xuất hiện.

    • Nhận đơn thuốc từ nha sĩ, căn cứ theo từng thể trạng, nha sĩ sẽ có những lưu ý riêng cho từng bệnh nhân.

    • Có thể chườm lạnh bên ngoài má vùng răng bị nhổ để làm dịu vết thương.

    • Khi vệ sinh răng cần chải răng thật nhẹ nhàng, tránh đụng bàn chải vào vết thương. Nên súc miệng bằng nước muối ấm. Sau 6 tiếng sau nhổ thì chưa nên đánh răng mà chỉ cần vệ sinh răng bằng nước muối ấm.

    • Dùng thức ăn nhiệt độ vừa phải, lỏng, mềm. Hạn chế thức ăn quá cứng, dai, quá lạnh hay quá nóng.

    Giới thiệu một số phương pháp trồng răng

    Hiện nay, để hỗ trợ thẩm mỹ cũng như hạn chế các biến chứng khi răng bị nhổ đi nha khoa đã có một số phương pháp trồng răng. Tùy theo trường hợp thực tế mọi người có thể chọn phương pháp phù hợp với mình. Dưới đây là giới thiệu sơ lược về 3 phương pháp phổ biến.

    • Trồng răng Implant: là phương pháp sử dụng trụ Implant cắm cố định vào xương hàm sau đó gắn phần sứ răng phía trên để hỗ trợ chức năng nhai cho răng. Phần Implant có thể thay thế cho chân răng thật. Phương pháp này dần trở nên phổ biến do có nhiều ưu điểm vượt trội và mức độ bền của chúng.

    Trồng răng Implant

    • Cầu răng sứ: Đây là phương pháp phục hình răng bằng cách sử dụng các răng kế cận làm cầu răng. Giống với bọc răng sứ, phần răng dùng làm cầu răng sẽ bị mài bớt để có thể bọc phần sứ lên.

    Cầu răng sứ

    • Răng giả tháo lắp: Đây là phương pháp cổ điển và phổ biến nhất. Nó quen thuộc đến mức chỉ cần nói tên là mọi người có thể hình dung ra hình thức của nó. Phương pháp này có thể áp dụng đa dạng cho 1 răng hay cả hàm bị mất.

    Răng giả tháo lắp

    Xem thêm: Nhổ Răng Khôn Có Cần Thiết Không?

    Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người tìm ra câu trả lời về vấn đề “Nhổ răng có phải là cách duy nhất để cứu răng?”. Nếu có những vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ Nha khoa Guva để nhận được tư vấn chính xác và phù hợp nhất cho mình nhé. Chúc bạn có nụ cười rạng rỡ, tự tin.

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva