Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng sâu có đau không? Cách giảm đau nhanh chóng, hiệu quả

Nhổ răng sâu có đau không? Cách giảm đau nhanh chóng, hiệu quả

    Nhổ răng sâu thường khiến nhiều người lo ngại vì sợ đau, chảy máu. Tuy nhiên, nếu không nhổ răng sâu sẽ dễ gây ra nhiều các bệnh lý cho răng miệng hơn. Sau khi nhổ răng, làm thế nào để giảm đau nhanh chóng? Cùng Guva Dental tìm hiểu nhé!

    Tác hại của răng sâu đến sức khỏe

    Răng sâu dẫn đến viêm nướu, viêm lợi

    Vi khuẩn ăn mòn răng dẫn đến sâu răng, một khi tình trạng này lây lan sẽ khiến bạn bị viêm nướu, lở nướu. Biểu hiện của viêm nướu là đánh răng bị chảy máu, bị đau khi ăn nhai,... 

    Bạn có thể ngăn ngừa viêm nướu bằng cách cạo vôi răng định kỳ nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Nếu viêm nướu trở nặng, có thể gây ra tụt nướu, ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

    Sâu răng gây ra hôi miệng

    Khi bị sâu răng, men răng bị phá hủy, hình thành nên các lỗ sâu màu vàng, đen hoặc nâu, gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Tình trạng hôi miệng sẽ khiến bạn tự tin khi nói chuyện, giao tiếp.

    Răng sâu nặng dẫn đến viêm tủy

    Vi khuẩn tấn công sâu đến tủy sẽ khiến bạn bị ê buốt, đau nhức, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy nếu cần thiết. Trong trường hợp răng bị sâu quá nặng, có thể dẫn đến mất răng.

    Răng sâu khiến răng bị suy yếu, dễ vỡ

    Do vi khuẩn ăn mòn nên cấu trúc răng bị yếu đi, dễ vỡ, bất tiện trong việc ăn nhai, dần dần răng sẽ bị lung lay và gãy rụng.

    Sâu răng dẫn đến viêm nha chu

    Sâu răng trong thời gian dài sẽ khiến dây chằng nha chu bị viêm nhiễm, làm chân răng yếu, đau nhức phần nướu, thậm chí có thể khiến bạn bị sốt cao.

    Sâu răng dẫn đến đau đầu

    Khi răng bị sâu nặng, đã ảnh hưởng đến tủy nhưng vẫn không được điều trị thì sẽ tác động đến thần kinh, gây nên tình trạng đau đầu, khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

    Răng sâu gây ra cơn đau nhức và sự khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày

    Nhổ răng sâu có đau không?

    Nhiều người rất lo sợ việc nhổ răng sâu sẽ khiến cơ thể bị đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, việc nhổ răng sâu hiện nay sẽ không gây ra nhiều đau đớn nếu được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật:

    - Gây tê trước khi nhổ răng

    Trước khi bắt đầu nhổ răng sâu, bác sĩ sẽ kiểm tra, làm sạch khoang miệng và tiêm thuốc tê vào vị trí cần nhổ. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn khi bác sĩ tiến hành nhổ răng. Tuy nhiên, khi thuốc tê đã hết, bạn sẽ bị ê buốt, đau nhức ở vùng răng vừa nhổ.

    - Cơ địa của từng người

    Một số bệnh nhân sau khi nhổ răng sẽ cảm thấy đau nhức kéo dài, nhưng cũng có những người chỉ cảm ê buốt nhẹ. Do mỗi người có một cơ địa và khả năng chịu đau khác nhau nên cảm nhận về mức độ đau đớn cũng sẽ không giống nhau.

    Cách giảm đau sau khi nhổ răng nhanh chóng, hiệu quả

    Chườm lạnh

    Bạn có thể dùng khăn bọc nước đá, khăn thấm nước lạnh, túi gel lạnh,... để chườm bên ngoài má của vị trí mới nhổ răng. Tuy nhiên không nên chườm quá lâu.

    Chườm ấm

    Nếu sau khi nhổ răng, bạn bị sưng và đau nhức thì có thể chườm ấm để giảm sưng, giúp làm tan máu bầm. Bạn chỉ cần dùng khăn thấm nước ấm hoặc túi đựng nước ấm rồi chườm như cách chườm lạnh. Không nên dùng nước quá nóng kẻo bị bỏng.

    Chườm ấm hoặc chườm lạnh là một cách giảm đau hiệu quả

    Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ

    Sau khi nhổ răng sâu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những thuốc giảm đau cần thiết và hướng dẫn uống theo liều lượng như thế nào. Bệnh nhân cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau ngoài chỉ định để tránh gặp những tình huống xấu.

    Nên ăn gì sau khi nhổ răng sâu

    • Những món ăn mềm, lỏng: cháo, súp, canh, món hầm,...

    • Các thực phẩm giàu dưỡng chất: thịt, cá, hải sản, trứng,... được chế biến mềm hoặc xắt nhỏ để tránh tác động vào vết thương.

    • Trái cây, rau củ giúp bổ sung vitamin, chất xơ giúp tăng sức đề kháng.

    • Tăng cường uống sữa và các thực phẩm làm từ sữa để bổ sung thêm canxi, giúp xương và răng chắc khỏe: sữa tươi, sữa chua, sữa hạt, sữa đậu,...

    • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho khoang miệng, tránh để khoang miệng bị khô, hạn chế nguy cơ vết thương nhiễm trùng.

    Nên tránh ăn gì sau khi nhổ răng sâu

    • Thực phẩm cứng, dai như: kẹo, gân, xương, các loại hạt,... khiến bạn phải dùng lực nhai mạnh, có thể khiến vết thương chảy máu, sưng đau, làm chậm quá trình hồi phục.

    • Món ăn cay, nóng: lẩu cay, ớt, tiêu,... khiến vết thương bị đau, rát.

    • Nước có ga: do chứa lượng đường cao, dễ gây ra các bệnh lý cho răng miệng.

    • Chất kích thích: rượu, bia, cà phê,... có hại cho sức khỏe răng miệng, có khả năng gây nhiễm trùng.

    Lưu ý sau khi nhổ răng sâu

    • Lưu ý dùng thuốc giảm đau khi có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

    Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc giảm đau về dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Sau khi nhổ răng sâu, hãy tham khảo hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo dùng thuốc giảm đau đúng cách, an toàn.

    • Tránh vận động mạnh sau khi nhổ răng 

    Những hoạt động như chơi thể thao, đạp xe hay làm việc quá sức đều có thể khiến bạn mệt nhọc, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.

    • Không chạm vào vị trí vừa nhổ răng

    Tuyệt đối không chạm vào vết thương, dù là bằng tay hay bất cứ vật dùng gì, tránh làm cho vết thương bị nhiễm trùng.

    • Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng một cách kỹ càng

    Bạn nên hạn chế chải răng trực tiếp vào vị trí vừa nhổ răng, hãy sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng nhẹ nhàng, có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau các bữa ăn để tránh tích tụ mảng bám.

    • Tái khám đúng lịch hẹn

    Tái khám theo đúng lịch tại nha khoa để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, đồng thời đưa ra hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

    Xem thêm: 9 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn nên biết

    Nếu bạn còn có những thắc mắc khác liên quan đến vấn đề răng sâu, hãy liên hệ Guva Dental để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn nhé! Chúc bạn luôn có nụ cười rạng ngời tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva