Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng số 7 hàm trên có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng số 7 hàm trên có ảnh hưởng gì không?

    Răng số 7 là một trong những chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nhai của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về vị trí, chức năng cũng như ảnh hưởng khi mất đi chiếc răng này. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc nhổ răng số 7 hàm trên có ảnh hưởng gì không? Cùng xem nhé!

    Răng số 7 là răng nào? Vị trí và vai trò

    Răng số 7, còn được gọi là răng hàm lớn thứ hai, là chiếc răng cối có kích thước lớn. Răng số 7 nằm ở vị trí giữa răng số 6 và số 8, tính từ răng cửa số 1 và đếm sâu vào bên trong. Mỗi người có tổng cộng 4 răng số 7, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Đối với những người chưa mọc răng khôn, răng số 7 sẽ là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm.

    Răng số 7 đóng vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm cứng dai. Nhờ có cấu tạo với mặt rãnh ở phía trên, răng số 7 giúp tăng hiệu quả nhai, đảm bảo thức ăn được nghiền nhỏ trước khi đưa vào dạ dày. Ngoài ra, răng số 7 còn góp phần duy trì sự cân đối cho cung hàm, hạn chế tình trạng xô lệch các răng khác. 

    Do đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng nên việc chăm sóc răng số 7 cần được chú trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tổng thể.

    Răng số 7 có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống ăn nhai 

    Nhổ răng số 7 hàm trên trong trường hợp nào?

    Việc nhổ răng số 7 chỉ được thực hiện trong một số trường hợp sau:

    • Răng bị sâu nặng, viêm tủy không thể điều trị bảo tồn: Khi các phương pháp điều trị bảo tồn như trám răng, bọc sứ không hiệu quả. Lúc này vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào tủy răng gây ra tình trạng viêm tủy mãn tính, nhổ răng là giải pháp cuối cùng. Nhằm loại bỏ đi ổ viêm nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. 

    • Răng gãy vỡ nặng: Khi răng gãy vỡ nứt nẻ quá lớn, không thể phục hồi bằng các phương pháp nha khoa như trám, bọc sứ. Chỉ định nhổ răng số 7 là việc cần thiết để tránh ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

    • Răng mọc lệch, chen chúc: Răng số 7 mọc lệch, chen chúc gây ảnh hưởng đến khớp cắn, gây khó chịu khi ăn nhai và tiềm ẩn nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

    • Răng khôn mọc ngầm, ảnh hưởng đến răng số 7: Răng khôn mọc ngầm, đâm chọc vào răng số 7 gây đau nhức.

    • Chuẩn bị phục hình răng giả: Trong một số trường hợp, nhổ răng số 7 là bước cần thiết để tạo trụ đỡ cho việc phục hình răng giả, cầu răng, implant,...

    Bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị bảo tồn để giữ lại răng thật cho bạn. Chỉ định nhổ răng số 7 chỉ là lựa chọn cuối cùng khi không còn có thể điều trị bảo tồn. Do vậy, trước khi quyết định nhổ răng, bạn cần được bác sĩ nha khoa thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng để được đánh giá và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

    Phương án nhổ răng số 7 hàm trên trong trường hợp răng bị tổn thương không thể điều trị bảo tồn

    Các phương pháp điều trị răng số 7 bị bệnh?

    Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và thẩm mỹ. Do đó, khi răng số 7 gặp vấn đề, bạn cần được điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng và chức năng ăn nhai. Dưới đây là các phương pháp điều trị răng số 7 bị bệnh phổ biến:

    Điều trị bảo tồn

    • Trám răng: Áp dụng khi răng bị sâu ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô răng bị sâu và trám lại bằng vật liệu trám răng phù hợp.

    • Bọc sứ: Áp dụng khi răng bị sâu nặng, mòn mẻ lớn hoặc có nhiều tổn thương nhưng vẫn có thể giữ lại được chân răng. Bác sĩ sẽ mài đi một lớp mỏng men răng và bọc sứ lên trên để bảo vệ và phục hồi chức năng cho răng.

    • Chữa tủy: Áp dụng khi răng bị viêm tủy do sâu răng hoặc chấn thương. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm và trám bít lại ống tủy.

    Điều trị bảo tồn được bác sĩ áp dụng với răng số 7 tổn thương ở mức độ nhẹ

    Điều trị khi bị mất răng số 7

    Trong trường hợp răng số 7 bị chấn thương nghiêm trọng không thể điều trị bảo tồn được nữa, cần thiết phải nhổ bỏ thì phương pháp điều trị thay thế bằng một chiếc răng mới sẽ được thực hiện bằng các hình thức sau: 

    • Cầu răng sứ: Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng phổ biến được sử dụng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất. Phương pháp này sử dụng hai mão sứ chụp lên hai răng thật khỏe mạnh kề bên răng mất để làm trụ đỡ cho một mão sứ khác, thay thế cho răng đã mất.

    • Hàm giả tháo lắp: Hàm giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng phổ biến được thực hiện để thay thế nhiều răng bị mất hoặc toàn bộ hàm răng. Phương pháp này sử dụng một khung nhựa hoặc kim loại có gắn răng giả, có thể tháo lắp dễ dàng khi vệ sinh hoặc ăn uống. Một vài điểm hạn chế của phương pháp này là gây khó khăn trong việc ăn nhai, tạo cảm giác khó chịu khi đeo. Bên cạnh đó còn có nguy cơ làm tiêu xương hàm theo thời gian. 

    • Trồng răng Implant: Cấy ghép implant là phương pháp phục hình răng hiện đại, được xem là giải pháp tối ưu thay thế cho răng số 7 bị mất. Phương pháp này sử dụng trụ implant bằng titanium cấy vào xương hàm để làm trụ đỡ cho mão sứ, thay thế cho răng đã mất. Với nhiều ưu điểm nổi bật như có tính thẩm mỹ cao, độ bền lâu, ngăn ngừa tiêu xương răng. Đặc biệt dễ dàng ứng dụng trong mọi trường hợp, kể cả khi răng số 8 chưa mọc hoặc răng số 6 yếu.

    Thay thế răng số 7 hàm là phương án được áp dụng khi răng không còn điều trị tiếp tục

    Nhổ răng số 7 hàm trên có ảnh hưởng gì không?

    Nhổ răng số 7, hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai, có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tổng thể cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp: 

    • Ảnh hưởng đến chức năng nhai: Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Khi mất đi, khả năng nhai của bạn sẽ bị giảm sút, đặc biệt là khi nhai thức ăn cứng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa.

    • Xô lệch răng: Khi mất răng số 7 hàm trên, các răng lân cận, đặc biệt là răng số 6 và số 8, có xu hướng di chuyển vào khoảng trống để lấp đầy vị trí trống. Việc di chuyển này có thể làm thay đổi vị trí tương đối của các răng, dẫn đến tình trạng khớp cắn lệch.

    • Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt: Khi mất răng, xương hàm tại vị trí đó sẽ không còn được kích thích và dần dần tiêu biến. Gây ra tình trạng tiêu xương hàm điều này khiến má bị hóp dần đi, khuôn mặt cùng từ đó mà trở nên già nua. 

    • Thay đổi trong chức năng nướu và xương hàm: Khi răng không còn hỗ trợ, mô nướu xung quanh sẽ bắt đầu teo lại và tụt xuống. Điều này làm lộ ra chân răng, khiến cho răng nhạy cảm và dễ bị sâu. Bên cạnh đó điều này cùng gây ảnh hưởng đến việc trồng răng giả hoặc implant.

    • Ảnh hưởng tâm lý: Mất răng có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như lo lắng và tự ti. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và khiến bạn khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội.

    Nhổ răng số 7 là một quyết định quan trọng, do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi thực hiện. Để đảm bảo có được phương án điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể. 

    Nhổ răng số 7 hàm trên sẽ gây một số ảnh hưởng nếu không được thực hiện đúng cách

    Nhổ răng số 7 hàm trên bao lâu thì trồng lại được? 

    Thực tế, ngay sau nhổ răng số 7 hàm trên đã có thể trồng lại được ngay. Điều này giúp giảm thiểu các biến chứng sau nhổ răng như tiêu xương hàm và giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm thích hợp để thực hiện cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

    • Tình trạng lành thương và nhiễm trùng: Mức độ nhiễm trùng và khả năng lành thương của xương hàm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian cần thiết để phục hồi hoàn toàn. Trường hợp vết nhổ bị nhiễm trùng, quá trình lành thương sẽ bị kéo dài, ảnh hưởng đến việc cấy ghép implant.

    • Quá trình lành thương của ổ máng răng: Sau khoảng 1-2 tuần, vết nhổ bắt đầu hình thành cục máu đông, giúp cầm máu và bảo vệ vị trí nhổ. Sau 1-2 tháng, Cục máu đông tan dần, xương bắt đầu hình thành và lấp đầy ổ máng răng.Tuy nhiên, để xương được hoàn toàn phục hồi, ổ máng răng đầy đủ cần thời gian khoảng từ 3 - 6 tháng. 

    • Loại răng được trồng lại: Với các răng giả linh hoạt như cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp có thể được trồng sau khoảng từ 1 - 2 tháng sau khi nhổ răng số 7 hàm trên. Ngược lại bạn phải mất từ 2-3 tháng hoặc hơn để cấy ghép implant và hoàn tất quá trình phục hồi.

    • Đặc điểm cá nhân: Tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân là một yếu tố quan trọng. trong việc xác định thời gian lành thương và khả năng trồng lại răng số 7 sau khi nhổ.

    Để có được lời khuyên chính xác nhất về thời điểm trồng lại răng sau khi nhổ răng số 7 hàm trên. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn.

    Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi nhổ răng để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép implant sau này.

    Thời gian trồng lại răng số 7 hàm trên sau nhổ răng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

    Xem thêm: Nên Uống Thuốc Nào Để Nhổ Răng Mau Lành, Bớt Đau

    Với những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên, Guva Dental hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của răng số 7 và những ảnh hưởng của việc nhổ răng số 7 hàm trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Guva Dental để được tư vấn và hỗ trợ. 

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva