Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng sữa cho bé - Ba mẹ cần lưu ý gì?

Nhổ răng sữa cho bé - Ba mẹ cần lưu ý gì?

    Nhổ răng sữa cho bé là một bước không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của các em nhỏ, nhưng đôi khi vấn đề này lại gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là với những cặp vợ chồng lần đầu làm ba mẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Guva Dental tìm hiểu quá trình nhổ răng sữa, những điều cần lưu ý và cách chăm sóc cho bé sau khi nhổ răng sữa để đảm bảo bé có sức khỏe răng miệng tốt nhé!

    Răng sữa là gì? 

    Răng sữa là những răng mọc đầu tiên trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, lúc trẻ còn đang bú sữa mẹ và được khoảng 5 - 7 tháng tuổi, sau đó răng sẽ tiếp tục mọc dần lên khi trẻ 36 - 30 tháng tuổi. 

    Mỗi trẻ có khoảng 20 răng sữa, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Tùy vào thể trạng và sự phát triển mà mỗi đứa trẻ sẽ có độ tuổi mọc hết răng sữa khác nhau.

    Răng sữa là răng mọc tạm thời khi trẻ còn nhỏ, sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh không lưu tâm nhiều đến vấn đề mọc/nhổ răng sữa ở trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý rằng, dù chỉ mọc tạm thời nhưng răng sữa vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cấu trúc hàm, hệ tiêu hóa và sức khỏe răng miệng của các con. 

    Răng sữa ở trẻ em

    Vai trò của răng sữa đối với sức khỏe trẻ nhỏ

    Là “công cụ” giúp trẻ tập nhai thức ăn, bảo vệ hệ tiêu hóa

    Khi bé đến giai đoạn tập nhai, răng sữa là “công cụ” giúp bé nhai cắn, nghiền nhỏ thức ăn để dễ tiêu hóa. Do ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu nên việc có răng sữa để nhai thức ăn sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe đường ruột.

    Giúp cấu trúc xương hàm phát triển cứng cáp, khỏe mạnh

    Khi bé dùng răng sữa để nhai cắn sẽ kích thích xương hàm phát triển cứng cáp hơn, tránh tình trạng khi trẻ lớn lên mà xương hàm vẫn nhỏ, không có độ lớn khớp với răng vĩnh viễn, gây ra tình trạng răng mọc chen chúc hoặc lệch xương hàm.

    Tránh gặp tình trạng nói ngọng

    Răng sữa mọc chậm hoặc mọc không đầy đủ có thể khiến trẻ phát âm không tròn vành rõ chữ, dẫn đến tình trạng nói ngọng.

    Định hướng cho răng vĩnh viễn

    Răng sữa cũng đóng vai trò kích thích mầm răng vĩnh viễn, định hướng để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, không bị xô lệch.

    Khi nào cần nhổ răng sữa cho trẻ?

    Ba mẹ cần xác định thời điểm nhổ răng sữa phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Dưới đây là một số tình huống ba mẹ nên cân nhắc nhổ răng sữa cho trẻ:

    Răng sữa bị sâu 

    Tình trạng này dễ xảy ra khi bé thường xuyên ăn đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Nếu ba mẹ phát hiện răng sữa của bé bị sâu, hãy dẫn bé đến nha khoa thăm khám ngay. Nếu răng sữa bị sâu nặng, bác sĩ sẽ khuyến nghị nhổ răng để ngăn tình trạng sâu răng lan rộng hoặc ăn sâu vào tủy gây đau đớn cho bé.

    Răng sữa bị sâu

    Răng sữa lung lay tự nhiên

    Khi trẻ được 5 - 6 tuổi, răng sữa thường sẽ bị lung lay. Đây là lúc thích hợp để ba mẹ đưa trẻ đi nhổ răng sữa để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

    Ba mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao tình trạng răng sữa của trẻ để phát hiện kịp thời khi răng đã bị lung lay, tránh để trẻ nuốt kẻo bị mắc nghẹn, khó thở.

    Răng sữa vẫn cứng, khỏe khi đã đến lúc mọc răng vĩnh viễn

    Trong trường hợp trẻ đã đến tuổi mọc răng vĩnh viễn (6 - 12 tuổi) nhưng răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu lung lay, làm cản trở quá trình mọc của răng vĩnh viễn. Lúc này, bác sĩ có thể đề xuất nhổ răng sữa để giúp răng vĩnh viễn có thể mọc lên.

    Những lưu ý quan trọng khi nhổ răng sữa cho bé

    Khi quyết định nhổ răng sữa cho bé, có một số lưu ý quan trọng mà ba mẹ cần tuân theo để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và thoải mái cho các con:

    Lựa chọn thăm khám tại nha khoa uy tín

    Trước khi quyết định có nên nhổ răng sữa cho bé hay không, hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng sữa của bé và quyết định có nên nhổ răng hay không. 

    Không nên tự nhổ răng cho trẻ tại nhà

    Nếu quyết định nhổ răng sữa cho trẻ, bạn nên để bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Vì họ sẽ sử dụng các công cụ hiện đại, đã được sát khuẩn để thực hiện quá trình nhổ răng. Nếu ba mẹ tự nhổ răng cho bé mà không có kinh nghiệm, sử dụng dụng cụ chưa được sát khuẩn, có thể sẽ gây ra những biến chứng như: làm bé bị tổn thương nướu, chảy máu, không nhổ hết chân răng, nhiễm trùng,...

    Hỗ trợ tinh thần cho bé

    Quá trình nhổ răng có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Ba mẹ hãy cố gắng tạo môi trường thoải mái cho con, hỗ trợ tinh thần bằng cách động viên nhẹ nhàng.

    Nhổ răng sữa cho trẻ em

    Chăm sóc trẻ sau khi nhổ răng sữa

    Chăm sóc trẻ sau khi vừa nhổ răng sữa

    - Trẻ bị chảy máu: Ba mẹ hãy cho trẻ ngậm bông gòn sạch vào vị trí vừa nhổ răng để giúp cầm máu.

    - Trẻ bị đau nhức: Ba mẹ có thể chườm lạnh ở vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng để giúp trẻ giảm đau. Các phụ huynh cũng có thể cho con uống thuốc giảm đau nhưng cần phải tham khảo ý kiến nha sĩ và uống thuốc theo đúng chỉ định.

    - Trẻ bị sốt: Nếu trẻ bị sốt, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời cho bé ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa. Khi gặp tình trạng này, ba mẹ cần theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể của trẻ, nếu trẻ bị sốt quá cao, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

    Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ

    Dùng bàn chải răng và kem đánh răng phù hợp cho trẻ để vệ sinh răng hằng ngày, luyện cho bé thói quen đánh răng 2 lần/ngày và làm thế nào để chải răng đúng cách.

    Hướng dẫn con đánh răng đúng cách

    Kiểm tra nha khoa định kỳ

    Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra sức khỏe  định kỳ, đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng cách.

    Kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ 

    Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn và đồ uống chứa đường, vì đường có thể gây sâu răng. Hãy khuyến khích bé ăn nhiều thực phẩm chứa canxi và rau xanh, trái cây để giúp răng và xương mạnh khỏe.

    Ngoài ra, ba mẹ không nên cho bé ăn đồ quá dai, cứng, quá nóng hay quá lạnh vì có thể ảnh hưởng đến vết thương vừa nhổ răng.

    Xem thêm: Nhổ Răng Vứt Lên Mái Nhà - Câu Chuyện Tuổi Thơ Và Câu Chuyện Khoa Học

    Nhổ răng sữa cho bé là một quá trình cần được thực hiện cẩn thận dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Ba mẹ nên lưu ý về thời điểm và cách chăm sóc sau khi nhổ răng sữa để các con cảm thấy thoải mái, ít đau đớn nhất có thể. Bên cạnh đó, việc giáo dục trẻ cách vệ sinh miệng và kiểm tra định kỳ cũng rất quan trọng để giúp răng và nướu khỏe mạnh trong tương lai.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva