Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Niềng răng quá trình như thế nào? Có bao nhiêu giai đoạn niềng răng?

Niềng răng quá trình như thế nào? Có bao nhiêu giai đoạn niềng răng?

    Niềng răng không những giúp bạn trở nên đẹp hơn mà giúp còn cải thiện sức khỏe răng miệng đồng thời phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra do răng xô lệch, sai khớp cắn gây ra. Nhưng niềng răng quá trình sẽ mất khá nhiều thời gian. Cùng nha khoa Guva tìm hiểu về vấn đề này nhé!

    Các trường hợp có thể khắc phục bằng phương pháp niềng răng

    Những khuyết điểm về răng như hô, móm, răng khấp khểnh có thể niềng răng

    Nếu bạn nhận thấy tình trạng răng của mình nằm trong những trường hợp dưới đây thì hãy cân nhắc về việc niềng răng để sớm cải thiện hàm răng đều đẹp hơn, nụ cười tự tin và rạng ngời.

    Răng khấp khểnh, chen chúc

    Răng mọc chen chúc, lộn xộn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng. Vụn thức ăn trong quá trình ăn uống mà không được vệ sinh kỹ sẽ bám lại trong kẽ răng. Lâu dần sẽ hình thành các mảng bám, nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng, là nguyên nhân gây sâu răng, hôi miệng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.

    Răng thưa, hở kẽ

    Răng thưa là giữa các răng có khoảng trống, với tình trạng răng như thế này sẽ khiến cho việc phát âm trở nên khó khăn hơn. Không những vậy, răng thưa còn làm cho nụ cười thiếu thẩm mỹ, làm bạn tự ti khi giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày.

    Tuy nhiên, tình trạng răng này có một lợi thế là tốn ít thời gian hơn các dạng sai lệch khác khi niềng răng. Hạn chế được việc nhổ răng và cũng tiết kiệm một số chi phí.

    Răng hô

    Tình trạng răng hô có đặc điểm là răng hàm trên chìa ra, hàm dưới thụt. Nhiều trường hợp hô nặng thậm chí răng chìa ra khỏi môi vào gây ra cảm giác thiếu thẩm mỹ. Theo thời gian, răng hô thường có xu hướng nặng hơn.

    Răng hô cũng là biểu hiện của một bệnh lý về khớp cắn, vì vị trí của các răng không nằm đúng, sự chịu lực không tốt nên mỗi khi ăn nhai răng bị hao mòn nhiều hơn hẳn.

    Răng móm

    Ngược lại với răng hô thì răng móm là hàm dưới chìa ra, hàm trên thụt vào. Nhiều trường hợp móm nặng sẽ giống như mặt lưỡi cày. Răng móm cũng ảnh hưởng đến  việc phát âm không được rõ ràng, gây nhiều trở ngại khi giao tiếp. Khớp cắn không khớp, thức ăn sẽ không được nghiền kĩ sẽ dễ mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa, đau dạ dày,…

    Ngoài ra còn các dạng sai lệch khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn hở, đối đầu. Đây là những trường hợp cần điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định.

    Các bước trong quá trình niềng răng tiêu chuẩn

    Niềng răng là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và vệ sinh răng miệng kỹ càng.

    Bước 1: Thăm khám tổng quan, chụp phim răng

    Bước đầu tiên trước khi tiến hành niềng răng tại nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám sơ lược về các vấn đề về răng miệng đang gặp phải. Tiếp theo đó là tiến hành chụp phim X-quang để đánh giá chi tiết và chuẩn xác nhất về trình trạng răng, xác định được nguyên nhân gây ra răng bị hô, móm, thưa, hay sai lệch khớp cắn.

    Bước 2: Phân tích và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể

    Bác sĩ sẽ phân tích các vấn đề bạn đang gặp phải, nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết các dự đoán về tốc độ dịch chuyển của răng, tăng lực kéo theo từng khoảng thời gian cụ thể dựa trên từng phương pháp niềng mà bạn chọn.

    Bước 3: Thoả thuận hợp đồng niềng răng

    Bạn cần phải ký một hợp đồng quyền lợi khách hàng để tránh trường hợp xảy ra rủi ro khi đã bạn thống nhất và đồng ý với phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

    Bước 4: Vệ sinh răng miệng và tiến hành lấy dấu hàm

    Công việc vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng, đánh bóng răng. Đảm bảo khoang miệng sạch sẽ giúp cho các bước tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi hơn, tránh được các nguy hại tiềm ẩn tới sức khỏe.

    Sau khi răng miệng đã được vệ sinh sạch sẽ, bạn sẽ được lấy dấu hàm. Mẫu hàm này cũng dùng làm cơ sở để so sánh răng thay đổi trước và sau niềng như thế nào.

    Bước 5: Gắn mắc cài 

    Bác sĩ sẽ gắn mắc cài 1 hàm trước để bạn dần làm quen. Hàm còn lại sẽ tiếp tục được gắn sau 1-2 tuần tùy thuộc vào mức độ làm quen với niềng. Trong trường hợp bạn ở xa, không tiện đi lại thì có thể gắn luôn 2 hàm một lần.

    Bước 6: Thăm khám định kỳ

    Định kỳ khoảng 4 - 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn tái khám để điều chỉnh lại niềng răng hay các khí cụ khác nếu cần. Bạn nên đến đúng hẹn để đảm bảo niềng răng quá trình được diễn ra theo đúng kế hoạch.

    Bước 7: Tiến hành tháo niềng và đeo máng duy trì

    Sau thời gian khoảng 2 năm hoặc hơn đủ để hàm ổn định, bạn sẽ được tháo mắc cài và buộc phải đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy về vị trí cũ. Việc này rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của toàn bộ quá trình niềng răng của bạn sau này. 

    Tìm hiểu chi tiết các giai đoạn của quá trình niềng răng 

    Niềng răng quy trình sẽ được chia ra là nhiều giai đoạn để theo dõi và đánh giá hiệu quả của phương pháp chỉnh nha này. Cùng tìm hiểu các giai đoạn của quá trình niềng răng như thế nào.

    Giai đoạn thăm khám và đưa ra kế hoạch điều trị

    Đây là giai đoạn trước khi tiến hành gắn mắc cài vào 2 hàm, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn loại mắc cài nên sử dụng phù hợp với khả năng tài chính mà hiệu quả chỉnh nha vẫn như mong muốn.

    Giai đoạn sau 3 tháng

    Trong 3 tháng đầu tiên, tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được chỉ định nhổ răng hoặc cắt kẽ theo kế hoạch của bác sĩ đề ra. Nếu trường hợp có răng khấp khểnh, trong 3 tháng đầu sẽ có sự thay đổi của răng một cách rất rõ rệt. Tuy nhiên, sự điều đặn của răng vẫn chưa được như mong muốn, nhưng có thể nhận thấy sự thay đổi trong thời gian 3 tháng đầu này thì chứng tỏ quả chỉnh nha đang tốt. 

    Giai đoạn sau 6 tháng

    So với 3 tháng đầu thì tốc độ thay đổi vị trí răng bắt đầu chậm hơn, tuy nhiên hàm răng vẫn tiếp tục có sự thay đổi. Đối với những trường hợp răng mọc chen chúc, tủy răng đang dần được xếp đều, nhanh nhưng lại có thể xảy ra tình trạng sai khác so với dự liệu như phần răng cửa có xu hướng bị chìa ra ngoài. Vì vậy, trong thời gian 6 tháng là thời điểm bác sĩ cần phải kiểm soát rất kỹ để kịp thời điều chỉnh.

    Giai đoạn sau 9 tháng

    Thời gian 9 tháng là bạn đã đi được một nửa chặng đường trong niềng răng quá trình, đây là lúc hàm răng đã được định hình ổn định. Cung xương hàm mở rộng và khớp cắn tương đối hài hòa, đặt đúng vị trí trên và dưới.

    Giai đoạn sau 15 tháng

    Hàm răng vẫn đang được tiếp tục định hình và tiến đến những bước dịch chuyển cuối cùng, tuy vẫn chưa đạt đến mức hoàn chỉnh cần phải điều chỉnh lại những sai lệch nhỏ để đạt độ thẩm mỹ cao nhất.

    Kết thúc điều trị niềng răng

    Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng răng của từng người khác nhau. Nếu bác sĩ nhận thấy hàm răng đã hoàn toàn ổn định, sẽ cho chỉ định tháo mắc cài ở 2 hàm răng và xem xét xem có cần phải đeo hàm định hình hay không. Sau khi kết thúc niềng răng bạn cần đeo hàm duy trì để giữ sự ổn định cho răng.

    Xem thêm: Mất Răng Có Niềng Răng Được Không?

    Niềng răng là một cả quá trình mất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều sự kiên trì, chế độ ăn uống nghiêm ngặt, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, thái độ kiên trì. Đồng thời bạn cần phải thường xuyên thăm khám nha khoa để được theo dõi niềng răng quá trình định hình để đạt kết quả tốt nhất giúp đem lại một hàm răng khỏe đẹp, nụ cười rạng rỡ. Tìm hiểu thêm các thông tin về sức khỏe răng miệng cùng với nha khoa Guva trong những bài viết mới nhất nhé.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva