Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Phụ nữ mang thai có nhổ răng được không? Thời điểm nhổ răng thích hợp

Phụ nữ mang thai có nhổ răng được không? Thời điểm nhổ răng thích hợp

    Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của các hormone và sự phát triển của thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai có nhổ răng được không? Cùng nha khoa Guva giải đáp ngay trong bài viết này nhé.

    Phụ nữ mang thai thường gặp những vấn đề về răng nào?

    Phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng 

    Khi mang thai trong giai đoạn từ tuần thứ 24 đến tuần 25, đây là lúc thai nhi phát triển hệ xương mạnh mẽ nhất. Vì đó mà lượng canxi cần thiết cho bé sẽ được chuyển từ cơ thể mẹ sang. Nếu lúc này lượng canxi trong máu của mẹ không được đảm bảo cho con, cơ thể chắc chắn phản ứng để được cung ứng thêm lượng canxi. Với sự thiếu hụt canxi này thì sẽ ảnh hưởng đầu tiên đến là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

    Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi lớn dần, dạ con dần to ra khiến dạ dày cũng bị thu hẹp đi một phần diện tích, việc này lại làm cho phụ nữ mang thai cảm thấy nhanh no và chóng đói. Mẹ bầu sẽ thường xuyên phải chia ra nhiều bữa ăn trong ngày với các đồ ăn và ăn vặt khác nhau, đặc biệt là đồ ngọt mà không thể vệ sinh răng liên tục sau mỗi bữa ăn. Đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản khiến mẹ bầu bị sâu răng khi mang thai.

    Mặt khác, cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi về hormone (estrogen và progesterone) dẫn đến tình trạng viêm lợi, vôi răng tích tụ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sâu răng ở các mẹ bầu. Ở giai đoạn đầu này hầu như sâu răng sẽ chưa sâu mà chân răng bị sưng đỏ, không đau nhức nhưng dễ chảy máu ở chân răng.

    Phụ nữ mang thai có nhổ răng được không? 

    Có nên nhổ răng khi mang thai hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu đang thắc mắc? Với phụ nữ mang thai thì việc can thiệp các vấn đề liên quan đến răng miệng khá nguy hiểm, vậy nên bạn cần tránh xử lý các vấn đề về răng trong suốt thai kỳ. Trong những trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải nhổ răng hay cần điều trị sâu răng, mẹ bầu nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa về răng miệng.

     

    Trường hợp khi mang thai mà bị sâu răng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng tạm thời để tránh ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn uống của mẹ bầu. Với những trường hợp nhẹ hơn thì mẹ bầu nên trì hoãn việc nhổ răng hay điều trị răng cơ học tác động trực tiếp vào răng.

    Trong trường hợp nếu bắt buộc phải can thiệp trực tiếp đến răng miệng thì chỉ được thực hiện khi đã qua tháng thứ 4 của thai kỳ. Vì trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi vô cùng nhạy cảm, rất dễ xảy ra động thai. Bất kỳ sự tác động nào lên cơ thể mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

    Thời điểm nào thích hợp cho mẹ bầu nhổ răng 

    Nếu tình trạng răng của bạn quá trầm trọng bạn có thể can thiệp theo chỉ dẫn của bác sĩ

    Mang thai có thể nhổ răng, bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện nhổ răng khi mang thai nếu thật sự cần thiết và buộc phải thực hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 4, 5, 6 của thai kỳ). Giai đoạn nào thai kỳ đã bắt đầu ổn định và những sinh hoạt hằng ngày của các mẹ bầu cũng đã thoải mái hơn. Đây sẽ là thời điểm phù hợp để phụ nữ mang thai có thể tiến hành nhổ răng.

    Mẹ không nên nhổ răng trong 3 tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Bởi cơ thể mẹ rất nhạy cảm trong ba tháng đầu, đồng thời đây cũng là giai đoạn quan trọng trong quá trình thai nhi hình thành các cơ quan. Nên cơ thể của trẻ có nguy cơ biến dạng khi sử dụng một số loại thuốc hay tia X-quang sử dụng trực tiếp trong quá trình tiểu phẫu. Còn ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lúc này thai nhi trong bụng đã lớn dễ làm cơ thể mẹ mệt mỏi, không thể ngồi quá lâu để hoàn thành tiểu phẫu.

    Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

    Phụ nữ khi mang thai có tình trạng răng khá nhạy cảm nên việc chăm sóc chúng kỹ càng là một việc nên làm để tránh những biến chứng không đáng có. Sau đây là những chia sẻ giúp mẹ bầu chăm sóc răng tốt hơn:

    Vệ sinh răng miệng

    Các mẹ bầu cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế các nguy cơ mắc phải bệnh lý về răng miệng. Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, nếu có thể mẹ bầu nên đánh răng sau mỗi bữa ăn.

    Nếu trong quá trình mang thai, bạn bị nghén và nôn nhiều hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý dung dịch súc miệng được bác sĩ chỉ định để làm sạch khoang miệng, giảm nguy cơ sâu răng khi mang thai.

    Thăm khám răng định kỳ

    Nếu có thời gian bạn nên thăm khám bác sĩ về sức khỏe răng miệng 2 lần/năm để kiểm soát tình trạng răng và loại bỏ các mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu, đồng thời phát hiện các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến răng miệng.

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp giữ cho răng miệng được khỏe mạnh. Trong thực đơn chứa nhiều canxi đủ cung cấp cho cả mẹ và bé, đồng thời hạn chế các món ăn có tính axit và đường sẽ rất có lợi cho sức khỏe răng miệng.

    Nếu có bất cứ dấu hiệu nào về sâu răng hay chảy máu chân răng và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai, hãy đến cơ sở chuyên khoa để kịp thời chữa trị.

    Xem thêm: Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nhổ Răng Hàm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

    Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm do thay đổi đột ngột các hormone trong cơ thể vì vậy trong giai đoạn này cần hết sức cẩn thận và hạn chế can thiệp đến răng miệng. Bài viết trên đây đã giải đáp được vấn đề phụ nữ mang thai có nhổ răng được không. Những thông tin này hy vọng đã giúp các mẹ bầu giải đáp được phần nào vấn đề. Liên hệ với nha khoa Guva ngay để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva