Tình trạng mất răng nguyên hàm là một tình huống không mong muốn, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự tự tin của bạn. Răng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền thực phẩm và duy trì cấu trúc của khuôn miệng. Khi bạn mất răng nguyên hàm, bạn sẽ phải đối mặt với việc phục hình răng. Trong đó hai phương pháp phục hình nguyên hàm răng được nhiều người lựa chọn là hàm giả tháo lắp và cấy ghép implant. Trong bài viết này, Guva Dental sẽ so sánh hai phương pháp này để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất về việc phục hình răng sau khi mất răng nguyên hàm.
Mất răng nguyên hàm là tình trạng toàn bộ răng trên một hoặc hai cung hàm đều đã mất. Tình huống này thường xảy ra khi bệnh nhân gặp phải chấn thương, tai nạn, bệnh lý hoặc do tuổi tác nên mất răng.
Mất răng nguyên hàm
Khi bị mất toàn bộ răng ở một hoặc hai cung hàm, thì khả năng ăn nhai cũng bị mất theo. Bạn không thể nhai cắn thức ăn, từ đó khiến dạ dày phải tiếp nhận lượng thực phẩm chưa được nghiền nhỏ, dần dần gây ra những bệnh lý liên quan đến dạ dày, đường ruột.
Mất răng nguyên hàm là vấn đề nghiêm trọng khiến bạn không thể cười, nói một cách thoải mái, gây cản trở việc giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
Khi bị mất răng nguyên hàm, cơ hàm không được hoạt động sẽ khiến xương hàm tiêu biến, dẫn đến tình trạng hóp má, da ở khu vực mất răng sẽ bị chảy xệ, biến dạng.
Hoạt động phát âm diễn ra dựa vào sự kết hợp của các bộ phận: dây thanh quản, răng và lưỡi. Chính vì thế mà khi bị mất răng toàn hàm, bệnh nhân có thể sẽ bị nói ngọng, phát âm không rõ chữ, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.
Khi bị mất răng toàn hàm, đồng nghĩa với việc mất đi lực nâng đỡ. Lực nhai buộc phải tác động lên nướu và xương hàm, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây nên tình trạng đau đầu, viêm khớp thái dương hàm,...
Mất răng nguyên hàm gây ra nhiều tác hại to lớn
Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Guva Dental khám phá những ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp, xem cách nào phù hợp với tình trạng răng của bạn nhất nhé!
Răng giả tháo lắp là một phương pháp phục hồi một vài hoặc nguyên hàm răng bằng cách sử dụng bộ răng giả có thể tháo lắp được. Răng giả tháo lắp có 2 bộ phận chính:
- Khung răng: được làm từ nhựa, kim loại, ốc vít; có tác dụng ôm khít cung hàm thật của người dùng để nâng đỡ, tạo hình cung răng.
- Răng giả: bằng sứ hoặc nhựa dẻo, đóng vai trò thay thế cho những chiếc răng đã bị mất.
Răng giả tháo lắp có thể dễ dàng tháo rời, giúp bạn vệ sinh thuận tiện.
Hàm giả tháo lắp
Dễ dàng vệ sinh
Răng giả tháo lắp có thể tháo ra và lắp lại nhanh chóng, thuận tiện ăn uống và vệ sinh răng miệng. Khi không sử dụng, bạn cũng có thể chùi rửa bộ răng giả một cách dễ dàng, làm giảm nguy cơ viêm nướu và hôi miệng.
Độ an toàn cao
Răng giả tháo lắp được làm từ chất liệu bền tốt, an toàn, khả năng tương thích sinh học tốt với khoang miệng, không gây kích ứng, viêm nhiễm cho răng nướu.
Tính thẩm mỹ hiệu quả
Khung răng và răng giả được thiết kế màu sắc tương tự như răng thật. Do đó, khi sử dụng răng giả tháo lắp, bạn sẽ tự tin hơn trong việc cười nói, giao tiếp hằng ngày.
Tiết kiệm chi phí
So với một số phương pháp phục hồi khác như bọc răng sứ hay cấy ghép implant, răng giả tháo lắp có giá thành thấp hơn, tiết kiệm tối ưu chi phí thực hiện.
Bất tiện khi sử dụng
Do có thể tháo ra lắp vào nên sau khi sử dụng hàm giả tháo lắp một thời gian, hàm giả dễ bị lỏng lẻo, có thể bị rơi ra trong quá trình ăn uống.
Khả năng ăn nhai không quá tốt
Do làm từ chất liệu nhựa hoặc sứ, răng giả tháo lắp khó mà chịu được lực nhai mạnh. Do đó, khi sử dụng phương pháp này, bạn không nên ăn thức ăn quá dai hay quá cứng. Bên cạnh đó, do khả năng ăn nhai bị hạn chế, thức ăn không được nhai kỹ có thể gây ra những bệnh lý cho dạ dày.
Tính thẩm mỹ chưa đạt mức tối ưu
Một số bệnh nhân lắp răng giả một phần hoặc bán phần có thể sẽ bị lộ móc kim loại khi nói chuyện, gây mất thẩm mỹ.
Yêu cầu vệ sinh kỹ lưỡng
Mặc dù dễ vệ sinh hơn so với răng giả cố định, răng giả tháo lắp vẫn đòi hỏi người dùng phải thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn và viêm nhiễm.
Tuổi thọ thấp
Răng giả tháo lắp thường có tuổi thọ khoảng 3 - 5 năm, sau đó người dùng sẽ phải thay một bộ mới.
Implant có cấu tạo 3 phần, gồm: trụ Implant, khớp nối abutment và mão răng sứ, có chức năng tái tạo lại hình dáng răng thật. Đây là phương pháp an toàn, hiện đại, được nhiều người sử dụng ngày nay. Tùy vào tình trạng mất răng, bạn có thể chọn cấy ghép một, nhiều hoặc nguyên hàm răng giả implant.
Cấy ghép implant
Tái tạo răng đẹp như thật
Ưu điểm vượt trội của trồng răng implant là khả năng tái tạo răng đẹp tự nhiên, giống hệt răng thật. Không những thế, răng giả còn có thể hoạt động ăn nhai giống như răng thật, cực kỳ thoải mái và thuận tiện
Mức độ ổn định tốt, tuổi thọ cao
Implant gắn chặt vào xương hàm, khó bị sút ra hay lỏng lẻo, độ ổn định rất tốt, đảm bảo tính bền vững trong thời gian dài.
Dễ dàng vệ sinh
Răng implant không đòi hỏi phương pháp vệ sinh đặc biệt nào cả, bạn chỉ cần chăm sóc giống như cách chăm sóc răng thật hằng ngày.
Giảm nguy cơ tiêu xương hàm
Khi bị mất răng nguyên hàm, bạn có thể gặp phải tình trạng tiêu xương hàm. Tiến hành cấy ghép implant sẽ giúp xương hàm duy trì độ ổn định và ngăn ngừa tiêu xương.
Độ tương thích cao, không gây kích ứng
Implant được làm từ hợp kim titan hoặc sứ, hai chất liệu này đều bền tốt, an toàn, và không gây dị ứng cho hầu hết mọi người.
Nhược điểm duy nhất khiến khách hàng e ngại phương pháp trồng răng Implant là chi phí cao.
Xem thêm: Cấy Ghép Implant - Cần Lưu Ý Những Gì?
Việc lựa chọn giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép implant sau khi mất răng nguyên hàm là một quyết định quan trọng. Cả hai phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Để đưa ra quyết định cuối cùng, bạn nên dựa vào tình trạng sức khỏe cá nhân, kinh phí và thảo luận kỹ càng với nha sĩ trước khi thực hiện. Chúc bạn luôn có nụ cười rạng ngời tự tin!