Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Quá trình niềng răng hô nhổ răng có nguy hiểm không?

Quá trình niềng răng hô nhổ răng có nguy hiểm không?

    Răng hô là một dạng sai lệch về khớp cắn khiến cho tỷ lệ tương quan giữa hàm trên với hàm dưới có sự sai khác vì vậy niềng răng là phương pháp tốt nhất để điều chỉnh răng hô. Khi niềng răng hô thường phải nhổ răng để tạo không gian cho răng dịch chuyển. Vậy quá trình niềng răng hô nhổ răng diễn ra khi nào, có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

    Quá trình niềng răng hô nhổ răng diễn ra khi nào?

    Răng hô bao gồm nhiều dạng như hô răng, hô xương hàm, xương hàm hẹp hoặc hô cả 2 hàm… Trước khi thực hiện quá trình niềng răng hô nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

    Niềng răng để chỉnh răng hô

    Nếu cung hàm không đủ chỗ trống để sắp xếp lại các răng, bác sĩ sẽ chỉ định việc nhổ răng. Thông thường, các răng được chỉ định nhổ là răng số 4, số 5 hoặc số 8 (răng khôn). Việc nhổ bao nhiêu răng tùy thuộc vào đặc điểm khung hàm riêng của mỗi người. Trong quá trình thăm khám răng chi tiết, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể.

    Thường niềng răng phải nhổ răng số 4 vì nó nằm giữa khung hàm sẽ thuận tiện cho việc di chuyển của răng cửa phía trước và răng hàm phía trong. Răng số 4 được đánh giá là ít có chức năng ăn nhai so với các răng khác do đó khi răng số 4 mất đi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai của hàm răng.

    Ngoài răng số 4, răng số 8 cũng thường được nhổ khi niềng răng để tránh tình trạng răng khôn mọc làm xô lệch các răng đang niềng hoặc ảnh hưởng đến kết quả sau khi niềng răng. Ngoài ra, việc nhổ răng số 8 cũng giúp loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng vì răng khôn không có chức năng ăn nhai và nằm ở trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn, nguy cơ bị sâu răng, viêm tủy răng rất cao.

    Việc niềng răng nhổ răng số 5 đôi khi cũng được thực hiện nếu răng số 4 quá nhỏ hoặc răng số 5 gặp các vấn đề về sâu răng, hỏng răng… Tuy nhiên răng số 5 có vai trò nghiền thức ăn rất quan trọng nên việc niềng răng nhổ răng số 5 cần phải được đánh giá cẩn thận.

    Bác sĩ nha khoa giỏi, tay nghề cao sẽ giúp bạn an tâm hơn khi nhổ răng, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Và không phải cứ răng hô là cần phải nhổ răng để niềng. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không cần nhổ răng mà vẫn có thể niềng răng, điều trị hô, giúp răng trở nên đều đặn hơn.

    Quá trình niềng răng hô nhổ răng có nguy hiểm không?

    Quá trình niềng răng hô nhổ răng thường được thực hiện cho người từ 20 tuổi trở lên, đặc biệt là khi hàm răng hô nặng, răng mọc trên nướu hoặc lệch lạc quá nhiều. Việc nhổ răng không gây ra ảnh hưởng đáng kể đến thần kinh hay sức khỏe nếu được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng. Quy trình nhổ răng cần phải tuân theo các bước chuẩn xác để giảm thiểu tác động đến mô mềm xung quanh và tránh gây tổn thương đến xương hàm. Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hợp lý để răng sớm hồi phục và không xảy ra biến chứng nguy hiểm.

    Về lâu dài, nhổ răng và niềng răng khiến cho khả năng ăn nhai tốt hơn, bảo vệ hệ tiêu hóa và thiết lập thói quen chăm sóc răng miệng. Việc nhổ răng khi niềng răng theo đúng quy trình và được tư vấn bởi các bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp là một phần quan trọng của quá trình niềng răng hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn cần thực hiện nhổ răng và niềng răng bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được các chuyên gia tư vấn và thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất.

    Quá trình niềng răng hô nhổ răng diễn ra như thế nào?

    Để tiến hành quá trình niềng răng nhổ răng hô, các bác sĩ nha khoa thường thực hiện theo các bước sau đây:

    Bước 1: Kiểm tra tổng quát và chụp hình

    Đây là bước quan trọng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Đồng thời, việc chụp hình cũng giúp bác sĩ phân tích độ lệch lạc của răng và lên kế hoạch điều trị chi tiết.

    Bước 2: Lập kế hoạch điều trị

    Ở bước này, bác sĩ sẽ phân tích kỹ lưỡng hơn tình trạng răng của bạn để lên phác đồ điều trị chi tiết như lựa chọn loại mắc cài phù hợp, thời gian niềng răng dự kiến, chi phí niềng răng cũng như các thủ tục và quy trình chăm sóc sau khi niềng răng.

    Bước 3: Ký hợp đồng cam kết niềng răng

    Sau khi đồng ý với kế hoạch và lộ trình niềng răng, bạn sẽ ký hợp đồng cam kết niềng răng với cơ sở nha khoa với các thông tin quan trọng đảm bảo quyền lợi của bạn trong suốt quá trình niềng răng cũng như sau khi niềng răng.

    Bước 4: Gắn mắc cài

    Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và đắp cao răng, đánh bóng để làm sạch răng và khoang miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ lắp đặt mắc cài với độ chính xác tỉ mỉ nhất.

    Mắc cài niềng răng

    Bước 5: Tái khám định kỳ

    Việc tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng. Bạn cần tuân theo lịch trình cụ thể do bác sĩ đề ra để bác sĩ thăm khám và hiệu chỉnh cũng như xử lý các vấn đề qua từng giai đoạn niềng răng.

    Bước 6: Tháo mắc cài và duy trì

    Sau một khoảng thời gian đeo niềng nhất định, bạn sẽ được tháo mắc cài. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp đeo máng duy trì để đảm bảo răng không bị chạy lại.

    Lưu ý khi thực hiện quá trình niềng răng hô nhổ răng

    Khi thực hiện quá trình niềng răng hô nhổ răng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý các nội dung sau:

    Lựa chọn cơ sở niềng răng đáng tin cậy

    Mục tiêu cuối cùng của quá trình niềng răng là đạt được kết quả lý tưởng với sự dịch chuyển an toàn của răng, đảm bảo một hàm răng cân đối, khớp cắn chính xác và răng chắc khỏe và kết quả này phải ổn định và bền vững qua thời gian. Vì vậy việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín là điều tiên quyết cần phải thực hiện để đảm bảo các vấn đề việc tay nghề, kỹ thuật, bảo hành hoặc xử lý các vấn đề…

    Sử dụng thiết bị hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ

    Trong quá trình điều trị, bạn sẽ cần sử dụng thiết bị hỗ trợ như thun hoặc các thiết bị ngoại vi khác để tăng lực kéo của dây cung. Việc này được coi là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình niềng răng của bạn vì vậy bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    Đặt thun tách kẽ

    Chế độ ăn uống phù hợp

    Khi niềng răng, việc chọn lựa thực phẩm là điều cực kỳ quan trọng. Khi ăn, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai và hạn chế sử dụng các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng nước uống có ga, chứa phẩm màu và các loại bánh ngọt chứa nhiều tinh bột cũng được khuyến nghị.

    Vệ sinh răng miệng

    Trong quá trình điều trị, bạn nên sử dụng bàn chải răng có lông mềm và kết hợp với bàn chải kẻ chuyên dụng cho niềng răng. Việc vệ sinh răng miệng cần được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng hơn so với thường lệ. Chỉ nha khoa, các loại nước súc miệng và máy tăm nước cũng được bác sĩ khuyên dùng để đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt nhất.

    Tái khám định kỳ

    Việc tái khám, kiểm tra định kỳ là rất quan trọng để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng của bạn và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết.

    Xem thêm: Hậu Quả Của Niềng Răng Sai Cách Có Thể Bạn Chưa Biết

    Quá trình niềng răng hô nhổ răng nhằm tạo không gian cho răng dịch chuyển. Thông thường niềng răng phải nhổ răng số 4 hoặc niềng răng nhổ răng số 5 tùy vào tình trạng răng. Răng số 8 cũng được chỉ định nhổ để ngăn chặn tình trạng lệch lạc và giúp bạn chăm sóc răng miệng dễ dàng hơn. Cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi thực hiện niềng răng và có chế độ chăm sóc hợp lý sau khi niềng răng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva