Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng bị mẻ phải làm sao? Phương pháp phục hình nào tối ưu nhất?

Răng bị mẻ phải làm sao? Phương pháp phục hình nào tối ưu nhất?

    Răng là bộ phận quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm chức năng ăn nhai và tạo nên tính thẩm mỹ cho nụ cười. Tuy nhiên, một trong những vấn đề thường gặp tình trạng răng bị mẻ. Răng mẻ không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Cùng Guva Dental tìm hiểu về tình trạng răng bị mẻ và các phương pháp phục hình răng mẻ hiệu quả nhất nhé!

    Thế nào là răng mẻ?

    Mỗi chiếc răng của chúng ta có cấu tạo gồm 3 phần: tủy răng, ngà răng và men răng. Men răng nằm ở bên ngoài răng, có độ cứng cao, hỗ trợ việc nhai cắn thức ăn hiệu quả, đồng thời bảo vệ răng khi tiếp xúc với nhiệt độ, hóa chất, các tác nhân gây đau đớn từ dây thần kinh,... 

    Răng bị mẻ là hiện tượng khi cấu trúc men răng răng bị hỏng, làm mất 1 phần răng, tạo ra những gờ lởm chởm hoặc khiến răng trở nên sắc nhọn. 

    Mẻ răng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên răng, thường là ở cạnh răng hoặc đỉnh răng và có nhiều mức độ mẻ khác nhau. Một khi răng bị mẻ, các mô nướu xung quanh cũng có thể bị tổn thương.

    Men răng không có tế bào sống nên răng đã bị mẻ không thể tự lành lại, khiến ngà răng, tủy răng bị yếu đi do mất lớp bảo vệ, vi khuẩn dễ xâm nhập, đồng thời khó vệ sinh răng miệng.

    Răng bị mẻ

    Những trường hợp mẻ răng thường gặp 

    Những hợp mẻ răng thường gặp được phân chia theo các tiêu chí sau:

    Vị trí răng bị mẻ

    Mẻ răng cửa

    Răng cửa nằm vị trí chính diện của khuôn mặt, rất dễ bị tổn thương hoặc nếu bạn gặp tai nạn, chấn thương, té ngã,...

    Mẻ chân răng

    Trường hợp chân răng bị gãy, mẻ ngang thường bắt nguồn từ các nguyên nhân: sâu răng, viêm tủy,...

    Mẻ răng hàm

    Răng hàm có thể bị sứt mẻ, nứt vỡ khi bạn nhai phải thức ăn quá cứng hoặc gặp chấn thương, gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng miệng.

    Mẻ nhiều răng khác nhau

    Tình trạng mẻ nhiều răng khác nhau cùng lúc thường xảy ra khi bệnh nhân gặp phải sự cố tai nạn, chấn thương, va đập mạnh.

    Diện tích răng mẻ

    - Răng bị sứt mẻ diện tích nhỏ, tại một hoặc nhiều răng.

    - Răng bị sứt mẻ khoảng lớn, tại một hoặc nhiều răng.

    - Răng bị sứt mẻ nghiêm trọng (hơn một nửa răng), khiến răng bị biến dạng.

    Những tác hại nguy hiểm khi bị mẻ răng

    - Ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật.

    - Làm mất “hàng rào” bảo vệ tủy và ngà răng.

    - Gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin khi cười nói, giao tiếp.

    - Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

    - Đau nhức, ê buốt khi ăn/uống đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

    - Những góc sắc nhọn của răng mẻ có thể gây trầy xước nướu, má trong.

    - Dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh lý: sâu răng, viêm tủy, răng lung lay, thậm chí là mất răng.

    Răng mẻ gây ra những tác hại khôn lường

    Những phương pháp phục hình răng mẻ an toàn, đảm bảo chất lượng

    Hiện nay, những phương pháp phục hình răng mẻ phổ biến và tối ưu nhất được nhiều khách hàng áp dụng là:

    Bọc răng sứ

    Phương pháp này thích hợp cho những trường hợp mẻ khoảng 50% răng và với điều kiện chân răng vẫn ổn định. Nha sĩ sẽ mài răng để làm cùi răng, sau đó lắp phần mão sứ lên trên, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên và chức năng giống như răng thật.

    Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh, màu sắc và hình dáng đẹp tự nhiên như răng thật, độ bền cao, tuổi thọ lên đến 10 - 15 năm. 

    Bọc răng sứ có thể giúp khôi phục răng mẻ

    Dán sứ veneer 

    Veneer là lớp sứ mỏng được dán lên bề mặt răng, thường được sử dụng cho những trường hợp mẻ nhẹ, chỉ bị mòn lớp men răng.

    Nha sĩ sẽ tiến hành dán miếng sứ veneer lên bề mặt răng, sao cho ôm khít thân răng nhất có thể, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

    Xem thêm: Dán Sứ Là Gì? Ưu Điểm Của Dán Sứ Không Mài Răng

    Dán sứ veneer giúp tái tạo răng mẻ

    Trám răng

    Phương pháp này thích hợp cho những trường hợp mẻ răng diện tích nhỏ. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để lấp đầy khoảng trống do mẻ, đồng thời tái tạo hình dáng tự nhiên của răng.

    Trám răng mẻ

    Dán lại răng mẻ

    Trường hợp răng bị mẻ nhẹ, chỉ ảnh hưởng đến lớp men ngoài cùng, không gây tổn thương đến chân răng hay tủy thì có thể được dán lại bằng các chất dán chuyên dụng. Trường hợp này chỉ có thể được áp dụng nếu mảnh vỡ răng còn nguyên vẹn, chắc khỏe.

    Dán lại răng mẻ

    Trồng răng Implant

    Trong trường hợp bạn bị mẻ răng nặng và không thể phục hình bằng các phương pháp trên, trồng răng Implant là lựa chọn tối ưu để tái tạo lại răng. Răng Implant bao gồm trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ, có tác dụng thay thế răng thật đã mất, đảm bảo có đủ các chức năng tương tự như răng thật.

    Ưu điểm mà trồng răng Implant mang lại là khôi phục khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và độ bền cao.

    Trồng răng Implant được áp dụng khi răng bị mẻ quá nghiêm trọng

    Chăm sóc răng mẻ đúng cách

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    - Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, thao tác chải theo chiều dọc, xoay tròn theo đúng hướng dẫn của nha sĩ.

    - Chọn bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu.

    - Kết hợp các dụng cụ khác như bàn chải kẽ, máy tăm nước, nước súc miệng,... để vệ sinh răng miệng sạch hơn.

    Thói quen ăn uống khoa học

    - Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như trái cây, rau củ,... và protein như thịt, cá, trứng,...

    - Hạn chế ăn các loại thức ăn có hàm lượng đường cao: nước ngọt có gas, bánh kẹo,...

    - Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng chất kích thích.

    - Uống đủ nước cho cơ thể.

    Răng bị mẻ không chỉ ảnh hưởng đến nụ cười đẹp và khả năng ăn nhai, mà còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc phát hiện và xử lý vấn đề này kịp thời là rất cần thiết. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn phương pháp phục hình răng mẻ thích hợp với tình trạng của mình và biết cách duy trì chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách. Chúc bạn luôn có nụ cười rạng ngời tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva