Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng bị móm là thế nào? Có điều trị được không?

Răng bị móm là thế nào? Có điều trị được không?

    Răng bị móm là tình trạng khá phổ biến ngày nay, đây được xem như là một trường hợp lệch khớp cắn nghiêm trọng. Bệnh nhân bị móm thường cảm thấy tự tin khi cười nói, giao tiếp hằng ngày; bên cạnh đó, răng bị móm còn khiến việc ăn nhai trở nên bất tiện, khó nghiền nát thức ăn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hãy cùng Guva Dental tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề răng móm qua bài viết dưới đây nhé!

    Thế nào là răng móm?

    Răng bị móm (hay còn gọi là khớp cắn ngược) là tình trạng khi xương hàm răng dưới phát triển dài hơn so với hàm trên, khiến hàm răng dưới bị chìa ra quá nhiều và răng trên thì lại cụp vào trong. Nếu gặp tình trạng này, phần cằm của bạn có thể bị nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. 

    Không những thế, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa của bệnh nhân. 

    Răng móm (khớp cắn ngược)

    Nguyên nhân gây nên tình trạng răng móm

    Di truyền

    Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng răng móm là do di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân thế hệ trước mắc vấn đề này, bạn có khả năng cao sẽ di truyền theo. Đối với những bệnh nhân bị móm do di truyền, sẽ được thừa kế những đoạn gen khiến hàm dưới phát triển quá mức, làm mất đi sự tương quan giữa hai hàm răng, khiến răng bị móm.

    Thói quen xấu từ nhỏ

    Nếu khi còn nhỏ, bạn có những thói quen xấu như: mút ngón tay, ngậm ti giả, cắn bút,... nhưng lại không khắc phục kịp thời thì có thể khiến cấu trúc xương hàm thay đổi, khiến răng bị móm.

    Lệch xương hàm

    Lệch xương hàm là tình trạng mất cân bằng giữa cấu trúc của hai hàm răng, hàm dưới có xu hướng nhô ra ngoài còn hàm trên thì lùi vào trong, dẫn đến bị móm răng.

    Răng bị chênh lệch

    Nếu những răng của hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều, trong khi những răng hàm dưới của bạn lại quặp vào trong thì sẽ gây ra tình trạng khớp cắn ngược, răng bị móm.

    Răng ở hàm trên và hàm dưới mọc lệch

    Lệch cả răng và xương hàm

    Đây là tình trạng bệnh nhân mắc phải hai yếu tố lệch xương hàm và lệch răng cùng lúc. Cả xương hàm và răng trên cùng chìa ra ngoài, xương hàm và răng dưới thì thu vào trong, dẫn đến móm nặng.

    Bị mất răng

    Khi bị mất răng, đặc biệt là răng hàm trên, vị trí trống sẽ không có lực tác động nên dễ bị tiêu xương, hàm răng bị xô lệch, diện tích hàm trên bị thu nhỏ lại, dẫn đến tình trạng móm.

    Sai lệch kích thước và hình dạng của răng: Khi các răng không đều đặn hoặc có kích thước không phù hợp, có thể dẫn đến khớp cắn ngược.

    Những tác hại có thể gặp phải khi răng bị móm

    Khi bị móm răng và không điều trị kịp thời, bệnh nhân rất có thể sẽ gặp phải những tác hại dưới đây:

    Mất thẩm mỹ, tự ti về ngoại hình

    Người bị móm sẽ làm cho khuôn mặt mất cân đối, tác động xấu đến ngoại hình, dễ cảm thấy tự ti khi cười và nói chuyện.

    Đau đớn và khó khăn khi nhai thức ăn

    Khi bệnh nhân bị khớp cắn ngược thì sẽ rất khó để nhai thức ăn bằng răng cửa hàm trên. Lúc này, lực tác động sẽ dồn đến những răng sau khiến khớp cắn càng ngày càng sai lệch nghiêm trọng hơn. 

    Lâu dài sẽ gây ra các hậu quả như: viêm khớp thái dương hàm, mỏi khớp hàm khi ăn nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,...

    Ảnh hưởng đến phát âm

    Do hai hàm trên dưới bị mất đi tính tương quan hợp lý nên dẫn đến việc phát âm không tròn vành rõ chữ, dễ bị nói ngọng.

    Một một phương pháp điều trị răng móm

    Niềng răng

    Niềng răng là phương pháp phổ biến giúp điều trị tình trạng móm (khớp cắn ngược). Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng (hoặc khay niềng trong suốt) để dịch chuyển răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. điều chỉnh lại khớp cắn sao cho cân xứng.

    Để điều trị khớp cắn ngược, bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt invisalign, tùy thuộc vào nhu cầu và kinh tế của cá nhân.

    Phương pháp niềng răng có thể khắc phục tình trạng móm

    Bọc răng sứ

    Đây là phương pháp thường được khuyên dùng khi bạn bị lệch khớp cắn nhẹ, ví dụ như răng hàm trên chạm vào đỉnh răng hàm dưới, các răng còn lại thì không bị sai lệch nhiều.

    Có thể áp dụng bọc răng sứ nếu bạn chỉ bị lệch khớp cắn nhẹ

    Phẫu thuật hàm

    Phương pháp phẫu thuật hàm thường được bác sĩ khuyên dùng khi bạn bị khớp cắn ngược nặng do di truyền hay chấn thương. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị máy móc chuyên dụng điều chỉnh sao cho hàm trên và dưới cân đối với nhau. Đây là phương pháp khá tốn kém và cần nhiều thời gian hồi phục, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm.

    Xem thêm: Cảnh Báo 5 Dấu Hiệu Ung Thư Nướu Răng Và Cách Điều Trị

    Móm hay khớp cắn ngược là một vấn đề răng miệng thường gặp, gây ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt, nụ cười, đồng thời làm tổn hại sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Tình trạng này cần được tiến hành điều trị sớm để tránh mắc phải những biến chứng không tốt về sau. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng móm hay khớp cắn ngược, đừng ngần ngại liên hệ với Guva Dental để chúng tôi tư vấn, thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất nhé! 

    Chúc bạn có nụ cười trắng sáng tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva