Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng khấp khểnh: nguyên nhân và cách khắc phục

Răng khấp khểnh: nguyên nhân và cách khắc phục

    Răng khấp khểnh là tình trạng thường thấy ở người trưởng thành, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lệch khớp cắn, suy giảm chức năng ăn nhai, làm mất tính thẩm mỹ cho khuôn mặt,... Vậy răng khấp khểnh xuất phát từ nguyên nhân nào và làm sao để khắc phục? Cùng Guva Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    Thế nào là răng khấp khểnh? Tác hại của răng khấp khểnh là gì?

    Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lên sai hướng, sai vị trí, chen chúc, chồng chéo trên cung hàm, có răng thụt vào lại có răng chìa ra ngoài, làm sai lệch khớp cắn, mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

    Những tác hại mà răng khấp khểnh gây ra:

    - Mất thẩm mỹ: Hàm răng khấp khểnh chen chúc, không đồng đều sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp, ngại cười hở răng.

    - Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Răng mọc chồng chéo làm sai lệch khớp cắn, khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm, thức ăn sẽ không được nhai cắn và tiêu hóa tốt, có thể gây ra những bệnh lý về đường ruột.

    - Khó vệ sinh: Do răng mọc lộn xộn nên thức ăn dễ mắc vào các kẽ răng, khó vệ sinh, khiến các mảng bám, vôi răng hình thành và sinh sôi, dẫn đến các bệnh lý ở răng miệng như: răng ố vàng, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,...

    - Ảnh hưởng đến phát âm: Răng mọc chồng chéo khấp khểnh, không đồng đều có thể khiến bạn phát âm không đúng chuẩn, bị nói ngọng, mất tự tin khi trò chuyện.

    Răng khấp khểnh gây mất thẩm mỹ, tự ti khi giao tiếp

    Nguyên nhân khiến răng bị khấp khểnh

    Một số nguyên nhân chính khiến răng bạn bị khấp khểnh:

    - Do di truyền: Nếu trong gia đình, những người thế hệ trước (ông bà, cha mẹ,...) có răng khấp khểnh thì bạn cũng có thể sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất.

    - Mất răng sớm: Khi bạn mất răng quá sớm, răng mới sẽ mọc lên chen chúc tại những vị trí trống trên cung hàm. Trong trường hợp răng mới có kích thước lớn, không đủ chỗ thì dẫn đến tình trạng mọc lệch, chồng chéo với những răng khác.

    - Thói quen xấu lúc nhỏ: Những tật xấu lúc nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi,... trong giai đoạn răng đang mọc khiến răng mọc lệch, khấp khểnh, khớp cắn hở, hàm trên và hàm dưới không cân bằng,...

    - Một số yếu tố khác như: chấn thương, viêm nướu, nhiễm trùng,... có thể làm ảnh hưởng đến răng khiến răng mọc lệch vị trí.

    Những phương pháp điều trị răng khấp khểnh

    Bọc răng sứ

    Một số trường hợp răng bị khấp khểnh nhẹ có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ để khắc phục. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng và bọc lại lớp sứ bên ngoài để răng trở nên đồng đều với các răng khác, nằm thẳng hàng lại trên cung hàm.

    Ưu điểm:

    + Thời gian thực hiện nhanh, chỉ mất khoảng vài ngày, bạn đã có một hàm răng đều, đẹp, trắng sáng rạng ngời. 

    + Tuổi thọ của cầu răng sứ có thể kéo dài 10 - 15 năm nếu được chăm sóc tốt.

    Nhược điểm:

    + Do phải mài răng nên sẽ gây ảnh hưởng đến răng thật.

    + Không có hiệu quả đối với những ca khấp khểnh nặng.

    Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng răng khấp khểnh nhẹ

    Niềng răng

    Đây là phương pháp phổ biến giúp điều trị tình trạng răng khấp khểnh mức độ nặng. Phương pháp này sử dụng các khí cụ chuyên dụng để dịch chuyển răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn nhổ răng tùy thuộc vào từng ca bệnh.

    Có nhiều phương pháp niềng răng: niềng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt invisalign,... để bạn lựa chọn theo nhu cầu và kinh phí của mình.

    Ưu điểm:

    + Chỉ di chuyển vị trí của răng, không tác động nhiều đến cấu trúc răng thật. 

    + Sau khi kết thúc quá trình niềng, hàm răng trở nên đều đặn và đúng khớp cắn, cho khả năng ăn nhai hiệu quả, tính thẩm mỹ cao.

    + Có thể điều trị được cả những tình trạng răng khấp khểnh từ nhẹ đến nặng.

    Nhược điểm:

    + Thời gian điều trị dài: từ 2 - 3 năm tùy theo từng tình trạng răng. 

    + Trong quá trình niềng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu vì siết răng.

    + Khó vệ sinh răng miệng.

    Niềng răng có thể điều trị răng khấp khểnh từ nhẹ đến nặng

    Phẫu thuật

    Phương pháp phẫu thuật thường được bác sĩ khuyên dùng khi răng bị khấp khểnh do xương hàm. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để chỉnh hình răng, sao cho hàm trên và dưới cân đối với nhau, khắc phục tình trạng khấp khểnh.

    Ưu điểm:

    + Điều trị được tình trạng răng khấp khểnh nặng do xương hàm gây ra.

    + Thời gian thực hiện nhanh chóng.

    + Sau khi phẫu thuật, hàm răng trở nên đều đẹp vĩnh viễn.

    Nhược điểm:

    + Phẫu thuật chỉnh hình có chi phí cao khiến nhiều người e ngại.

    + Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm thực hiện.

    Răng bị khấp khểnh do xương hàm có thể điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình

    Răng khấp khểnh dù nhẹ hay nặng đều gây ra những tác hại không mong muốn. Để khắc phục tình trạng này, tùy vào mức độ khấp khểnh của răng mà bạn có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hãy lưu ý lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, máy móc thiết bị hiện đại,... để có quá trình chữa răng khấp khểnh an toàn và an tâm nhất.

    Nếu có những thắc mắc khác, hãy liên hệ với Guva Dental để chúng tôi tư vấn và thăm khám kỹ hơn nhé! Chúc bạn có nụ cười rạng rỡ!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva