Răng số 4 là gì? Những tác hại của việc nhổ răng số 4

    Răng số 4 hay còn được gọi là răng cối hoặc răng tiền hàm, nó đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong răng miệng. Do vị trí đặc biệt, việc nhổ răng số 4 thường khiến nhiều người lo lắng về những ảnh hưởng về sức khỏe có thể xảy ra. Chính vì điều đó, ở bài viết này Nha Khoa Guva sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của răng số 4 cũng những tác hại của việc nhổ răng số 4 không đúng cách. Cùng xem nhé!

    Răng số 4 là răng nào? Răng số 4 có vai trò gì? 

    Răng số 4 là răng nào? 

    Răng số 4 là chiếc răng cối nhỏ thứ nhất trên cung hàm thường được gọi là răng tiền hàm hay răng cối. Răng số 4 bao gồm có 4 chiếc chia đều cho 4 vùng trên xương hàm. Loại răng này có hình dàng một ngọn giáo, mũ răng dày, nhọn và dài, xung quanh các mặt đều rất sắc bén. Chúng đảm nhiệm đồng thời hai vai trò quan trọng trong việc cắn xé và nghiền nát thức ăn. Tương tự với các răng khác, răng số 4 có cấu tạo bao gồm 1 chân răng, thân răng, cổ răng. Về mặt cấu trúc bên trong bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng.

    Tìm hiểu về răng số 4

    Vai trò của răng số 4

    Thực tế, con người sẽ sở hữu hai bộ răng trong cuộc đời là răng sữa khi còn bé và răng trưởng thành khi lớn lên. Trong từng bộ răng, vai trò của răng số 4 cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

    • Răng số 4 trong bộ răng sữa tuy nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nó có vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Đồng thời, chiếc răng này cũng giúp định hướng và tạo khoảng trống cho các răng vĩnh viễn mọc sau này. Thêm vào đó còn giúp hỗ trợ tốt cho việc phát âm của trẻ. 

    • Trong bộ răng trưởng thành, răng số 4 phối hợp cùng răng số 5, đóng vai trò chính trong việc cắt xé và nghiền nát thức ăn. Đồng thời chúng cũng đóng vai trò giúp phát âm tốt hơn và nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. 

    Vai trò của răng số 4

    Khi nào cần tiến hành nhổ răng số 4

    Nguyên tắc bảo tồn tối đa răng thật luôn được ưu tiên trong nha khoa, do vậy thực hiện nhổ răng số 4 chỉ là giải pháp cuối cùng khi không còn cách nào cứu vãn. Dưới đây là một số trường hợp bác sĩ có thể cân nhắc nhổ bỏ chiếc răng này:

    • Răng bị sâu răng nặng: Khi mức độ sâu răng quá lớn, không thể trám bít hay điều trị tủy, nhổ răng là lựa chọn để ngăn ngừa lây lan sang các răng lân cận.

    • Răng bị viêm tủy nặng: Đây là tình trạng viêm tủy không được kiểm soát, dẫn đến lung lay, tiêu xương ổ răng và gây ảnh hưởng đến các răng lân cận, nhổ răng số 4 là phương án cần thiết nhất. Bởi nếu giữ lại răng sẽ khiến tình trạng viêm tủy trở nên tồi tệ hơn, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của cả hàm răng.

    • Răng bị áp xe chân răng là tình trạng nhiễm trùng nặng nề tại phần chân răng, hình thành các ổ mủ lớn. Mủ và vi khuẩn gây phá hủy cấu trúc xung quanh chân răng, làm cho răng bị lung lay, không còn bám chắc trong xương ổ răng.

    • Răng bị gãy vỡ và hư hại nhiều bởi tai nạn có va đập mạnh. 

    • Răng số 4 gặp phải các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác. 

    • Trong trường hợp, nhổ răng số 4 là một chỉ định phổ biến trong chỉnh nha, nhằm tạo khoảng trống cần thiết cho các răng di chuyển theo đúng kế hoạch điều trị.

    Nhổ răng số 4 khi nào? 

    Nhổ răng số 4 nguy hiểm không? Tác hại của việc nhổ răng số 4

    Giải đáp: Nhổ răng số 4 nguy hiểm không?

    Nhổ răng số 4 nguy hiểm không? Là một trong những thắc mắc được quan tâm hàng đầu, cần được giải đáp. Thực tế rằng, răng số 4 (hay còn gọi là răng tiền cối nhỏ thứ nhất) thường có kích thước nhỏ và vị trí mọc tương đối dễ tiếp cận, nên việc nhổ bỏ thường diễn ra nhanh chóng và ít biến chứng. Hơn thế, nếu được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn cao và áp dụng công nghệ hiện đại Piezotome tại các cơ sở nha khoa uy tín. Thì bạn hoàn toàn có thể an tâm răng nhổ răng số 4 không nguy hiểm. Ngoài ra để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nhổ răng số 4, bệnh nhân cần lưu ý sau: 

    • Phải đảm bảo bệnh nhân được thăm khám sức khỏe răng miệng, xem xét các bệnh lý đang gặp phải và tiến hành chụp X-quang xương hàm mặt.

    • Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị, người mắc bệnh mạn tính nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh của mình ngay trong lần khám đầu tiên. Việc này cũng giúp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị, ví dụ như tình trạng kháng thuốc.

    • Nữ giới trong thời gian hành kinh sẽ không được chỉ định nhổ răng. 

    Nhổ răng số 4 có gây nguy hiểm không? 

    Những tác hại của việc nhổ răng số 4 

    Khả năng ăn nhai

    Răng số 4 là răng tiền hàm, đóng vai trò quan trọng trong việc cắn xé và nghiền nát thức ăn. Khi mất đi răng số 4, khả năng ăn nhai của bạn sẽ bị suy yếu, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Lực nhai không được phân bố đều, khiến các răng bên cạnh chịu tải nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ mòn men răng, sâu răng, và thậm chí là gãy răng

    Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

    Ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ

    Răng số 4 nằm ở vị trí quan trọng trên khuôn mặt, góp phần tạo nên nụ cười rạng rỡ. Khi mất đi răng số 4, nụ cười của bạn sẽ bị ảnh hưởng, khiến bạn cảm thấy tự ti. Hơn thế, nếu nhổ răng số 4 lâu ngày mà không tiến hành trồng răng lại sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương răng. Đây là thường gặp tại tại vị trí mất răng, xương hàm bị nhiễm khuẩn và bị tiêu biến theo thời gian. Lúc này, khả năng chịu lực và nâng đỡ của xương hàm đã suy yếu, dẫn đến nguy cơ biến dạng cấu trúc khuôn mặt. Khiến da mặt trở nên nhăn nheo, chảy xệ, làm mất đi vẻ trẻ trung và khiến bạn già hơn so với tuổi thực.

    Ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ gương mặt

    Tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý về răng miệng

    Khi mất đi răng số 4, các răng bên cạnh có thể bị di chuyển, chen lấn vào vị trí trống, dẫn đến tình trạng lệch lạc răng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, hôi miệng.

    Tiềm ẩn về các bệnh lý răng miệng

    Những lưu ý sau khi nhổ răng số 4 cần nhớ

    Mặc dù nhổ răng số 4 được xem là một thủ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa, nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định do bản chất xâm lấn của nó. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn nên lựa chọn bệnh viện, nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng số 4. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chế độ chăm sóc sau nhổ răng hợp lý cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương.

    • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn: Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng. Không tự ý mua và sử dụng thuốc vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

    • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Tránh đánh răng hoặc súc miệng mạnh trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng. Sau 24 giờ, sử dụng bàn chải mềm và nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng. 

    • Giảm đau an toàn: Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau an toàn như chườm lạnh hay chườm nóng. 

    • Nghỉ ngơi đầy đủ: Dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng. Tránh làm việc nặng hoặc tham gia các hoạt động thể chất mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương.

    • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như bún, cháo, súp trong vài ngày đầu tiên. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin và sắt để giúp vết thương mau lành.

    Lưu ý về chế độ chăm sóc răng miệng sau nhổ răng

    Xem thêm: Những Điều Cần Lưu Ý Sau Khi Nhổ Răng

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhổ răng số 4 và những tác hại của việc nhổ răng số 4. Nha Khoa GuVa là địa chỉ nhổ răng số 4 uy tín, an toàn với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất với mức giá hợp lý. Do vậy, nếu bạn có nhu cầu nhổ răng số 4, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Nha Khoa GuVa để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí bạn nhé!

    Nha Khoa Guva 0936 10 30 10 ×
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva