Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng số 7 là gì? Mất răng số 7 có cần trồng lại không?

Răng số 7 là gì? Mất răng số 7 có cần trồng lại không?

    Răng số 7 không chỉ thực hiện chức năng ăn nhai mà còn góp phần sự cân bằng cho hàm răng. Tuy nhiên, răng số 7 nằm ở vị trí nào? Mất răng số 7 có cần trồng lại không? Nếu bạn cần giải đáp những thắc mắc này, hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé.

    Giới thiệu về răng số 7

    Răng số 7 là răng cối lớn thứ hai ở trên khuôn mặt và mọc liền kề răng số 6 và răng số 8. Đây là chiếc răng giữ nhiệm vụ ăn nhai, đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người.

    Cấu tạo răng số 7 gồm 3 chân răng ở hàm trên và 2 chân răng ở hàm bên dưới. Mỗi chiếc răng số 7 thường sẽ có khoảng 3 ống tủy.

    Do cấu tạo phức tạp, nên răng số 7 gặp vấn đề sẽ khó hồi phục hơn những chiếc răng khác. Răng số 7 cũng là răng vĩnh viễn, chỉ mọc duy nhất 1 lần và không trải qua quá trình thay răng sữa. Răng số 7 thường sẽ mọc ở giai đoạn từ 11 đến 13 tuổi.

    Tuy nhiên, răng số 7 thường xuyên dễ mắc các bệnh lý như viêm tủy, sâu răng,... nên cần được thăm khám và vệ sinh kỹ càng.

    Răng số 7 là răng cối số 2 kích thước lớn ở cung hàm

    Có nên nhổ răng số 7 không?

    Răng số 7 là răng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thực phẩm nên nếu nhổ răng sẽ làm mất cân bằng và khó khăn cho quá trình ăn nhai. Về thời gian lâu dài, vị trí mất răng số 7 sẽ gây ra tình trạng tụt nướu, xô lệch hoặc biến dạng khuôn mặt.

    Do đó, bạn chỉ nên nhổ răng số 7 khi có biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và gặp các trường hợp cụ thể như sau:

    • Răng mọc ngầm, lệch hoặc gây khó khăn cho quá trình vệ sinh hằng ngày.

    • Răng mẻ, vỡ, nứt hoặc gãy do va chạm mạnh khiến bạn không thể giữ lại răng.

    • Nhổ răng hàm số 7 do răng bị sâu quá nặng, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến cấu trúc, làm tổn thương hoặc chết tủy. Các biện pháp nha khoa không thể điều trị hoặc hồi phục được.

    • Răng phát sinh nhiều bệnh lý khác như viêm nha chu, viêm chóp,... làm răng bị lung lay.

    Do đó, cần nhổ răng số 7 sớm để hạn chế tình trạng đau nhức và tác động đến quá trình ăn nhai của người bệnh.

    Răng số 7 chỉ nên nhổ nếu gặp trường hợp mọc ngầm, lệch hoặc sâu nặng

    Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

    Nhổ răng số 7 sẽ gây ra nguy hiểm, nếu không được sự chỉ định của bác sĩ hoặc thực hiện sai kỹ thuật. Nguyên nhân do chân răng số 7 tập trung nhiều dây thần kinh.

    Hơn nữa, nhổ răng số 7 có thể gây ra tình trạng mất răng, gây khó khăn cho việc ăn nhai thức ăn hằng ngày. Mất răng số 7 gây tụt nướu, tiêu xương, tụt lợi hoặc biến dạng khuôn mặt.

    Để hạn chế rủi ro khi nhổ răng số 7, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

    Mất răng số 7 có cần trồng lại không?

    Răng số 7 có chức năng quan trọng trong hàm răng nên việc phục hình răng là điều cần thiết. Những nguyên nhân khiến mất răng số 7 cần trồng lại như sau:

    • Khôi phục răng số 7 sẽ giúp chức năng ăn nhai của răng trở lại bình thường.

    • Lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng.

    • Bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Mất răng số 7 có cần trồng lại không?

    Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng số 7

    Một số cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng số 7 như sau:

    • Cắn bông gòn trong khoảng 15 đến 20 phút khi thực hiện biện pháp nhổ răng để cầm máu. Tốt nhất nên thay bông gạc bằng miếng cũ đã bị ướt.

    • Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

    • Chườm đá lạnh hoặc khăn lạnh nếu xuất hiện hiện tượng sưng đau.

    • Thư giãn sau quá trình nhổ răng, tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.

    • Tránh ăn các loại đồ ăn quá cứng, quá cay hoặc các loại đồ uống có gas, chất làm ngọt, để không ảnh hưởng đến vết thương.

    • Hạn chế việc hút thuốc lá sau vài ngày sau khi nhổ răng số 7.

    • Hạn chế súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch súc miệng chuyên dụng.

    • Không đưa tay hoặc bất kỳ vật dụng vào vị trí của vết thương.

    • Vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, hạn chế tác động mạnh đến vết thương.

    • Ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp,...

    Hạn chế hút thuốc lá sau khi nhổ răng số 7

    Những câu hỏi thường gặp về răng số 7

    Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong hàm răng nên nếu gặp vấn đề sẽ khiến người bệnh hoang mang, lo lắng. Một số câu hỏi thường gặp về răng số 7 như sau:

    Răng số 7 mọc lệch thì làm sao?

    Để khắc phục tình trạng răng số 7 mọc lệch, bạn nên áp dụng một số phương pháp như sau:

    • Niềng răng: Phương pháp điều trị răng số 7 mọc lệch phổ biến, dùng để điều chỉnh vị trí, hướng, góc răng. Một số phương pháp niềng răng như niềng kim loại, niềng mắc cài sứ, niềng không mắc cài, niềng trong suốt,...

    • Nhổ răng: Là phương pháp khắc phục tình trạng răng mọc lệch quá nhiều, nhưng không thể niềng răng được.

    • Trám răng: Cách khắc phục tình trạng răng số 7 mọc lệch trong trường hợp không gây biến chứng nghiêm trọng.

    Răng số 7 có tự thay không?

    Răng số 7 là răng vĩnh viễn, không thể thay thế bằng răng mới, nếu bị nhổ hoặc mất răng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trồng răng bằng trồng răng Implant và làm răng tháo lắp.

    Xem thêm: Đau Răng Khôn - Sống Chung Hay Nhổ Bỏ? 

    Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết răng số 7 là gì và liệu mất răng số 7 có cần trồng lại không? Nếu còn bất kỳ thông tin nào thắc mắc về việc nhổ răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva