Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng số 7 và những điều bạn có thể chưa biết

Răng số 7 và những điều bạn có thể chưa biết

    Răng số 7 là một trong những loại răng hàm quan trọng. Không chỉ là răng giữ vai trò nhai nghiền thức ăn mà nó còn duy trì sự cân xứng cho hàm. Nếu răng số gặp bất cứ vấn đề gì việc điều trị bảo tồn là biện pháp nên ưu tiên. Tuy nhiên trong trường hợp phải nhổ bỏ răng số 7 bị tổn thương nặng thì người bệnh cần chọn phương pháp chữa trị phù hợp để hạn chế tối đa các ảnh hưởng do mất răng số 7.

    Chức năng và vị trí răng số 7

    Thông tin về răng số 7

    Răng số 7 là răng cối lớn thứ hai trên khung hàm và nằm cạnh răng số 8 và 6. Nó được xem là chiếc răng quan trọng bậc nhất đối với chức năng ăn nhai của mỗi người. 

    Răng số 7 nằm ở gần vị trí trong cùng và có tất cả 4 chiếc răng phân chia đều 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới.

    Cấu tạo mặt rãnh phía trên và bao gồm 3 chân răng cho răng số 7 ở hàm trên và 2 chân răng cho những chiếc còn lại ở hàm dưới. Mỗi răng số 7 đều có 3 ống tủy. Vì có cấu trúc phức tạp nên nếu răng số 7 bị tổn thương sẽ rất khó được khôi phục như những răng bình thường.

    Theo nghiên cứu, răng hàm số 7 sẽ mọc duy nhất một lần và không từng trải qua thời kỳ thay thế răng sữa. Răng sẽ phát triển trong khoảng từ 12 - 13 tuổi. 

    Bên cạnh đó, răng số 7 cũng hay mắc những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,... do đó phải quan tâm thật kỹ lưỡng.

    Chức năng

    Răng số 7 rất quan trọng bởi chúng là răng nhai chủ yếu, cũng vì đóng vai trò chính trong việc nhai thức ăn cho nên răng số 7 thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, dẫn tới vấn đề răng thường có mảng bám, từ đó bệnh lý của răng số 7 nhiều hơn những răng khác.

    Bởi vì răng số 7 đóng vai trò quan trọng đối với việc ăn nhai nên trong trường hợp không may bị mắc những bệnh lý về răng miệng, các bác sĩ nha khoa cũng khuyên nên điều trị bảo tồn và trừ trường hợp không có phương án tối ưu hơn được nữa thì bác sĩ mới có chỉ định nhổ bỏ răng số 7. 

    Thêm vào đó, nếu răng bị nhổ sẽ không có cơ chế mọc lại bình thường được như những răng bình thường. Do đó, khi bị mất răng số 7 cho dù là hàm trên hay hàm dưới nếu không có biện pháp phục hình ngay chắc chắn bạn sẽ phải chịu khá nhiều thiệt thòi về sau này.

    Chức năng và vị trí răng số 7

    Hậu quả khi mất răng số 7

    Suy giảm khả năng ăn nhai

    Vì răng số 7 đóng vai trò nhai thức ăn chủ yếu cho nên khi bị mất răng số 7 khiến cho việc nhai trở nên vô cùng khó. Do lực nhai yếu hơn khiến thức ăn không được nghiền nát kĩ trước khi đến hệ tiêu hoá. Điều đó về lâu dài sẽ gây tác động không nhỏ lên dạ dày và hệ tiêu hoá.

    Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng

    Răng số 7 mất đi sẽ để lại một khoảng trống lớn trên cung hàm khiến những mảng bám và cặn thức ăn sẽ dễ dàng bị mắc phải. Nếu như không vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ mỗi ngày sẽ gia tăng khả năng mắc phải những bệnh viêm nhiễm răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu,...

    Ảnh hưởng sang những răng bên cạnh

    Răng số 7 bị mất cũng như những răng kế cận mất đi tính liên kết nên thường có hiện tượng xô lệch và ngả về khoảng trống trên hàm. Bên cạnh đó, vi khuẩn bám ở kẽ răng sẽ tấn công vào vị trí răng số 6 và răng số 8.

    Tiêu xương hàm

    Cũng tương tự với những răng khác trên khuôn hàm, sau vài tháng khi răng hàm số 7 biến mất sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương hàm. Do lực nhai từ xương ổ răng mới phát triển nên khi mất răng lực nhai không đồng đều. Từ đó dẫn tới mất nâng đỡ xương hàm.

    Lão hoá nhanh

    Việc mất răng số 7 sẽ khiến khuôn hàm trở nên mất đối xứng, hai má lõm vào, da mặt bên ngoài chảy xệ và vùng da quanh miệng cũng hình thành nhiều nếp nhăn khiến cho gương mặt trông già nua hơn khá nhiều so với tuổi thực

    Một số cách điều trị, bảo vệ răng số 7

    Điều trị bảo tồn

    Khi răng số 7 bị một vài bệnh về men răng như sâu răng hay chấn thương không đến mức phải nhổ đi thì bác sĩ sẽ chỉ định một vài phương pháp nhằm bảo tồn thân răng như:

    • Trường hợp răng 7 bị sâu hay chấn thương nhẹ, số lượng các mô răng bị mất không quá nhiều và ít ảnh hưởng đến tủy thì sẽ có chỉ định nhổ răng.

    • Trường hợp răng bị sâu hay chấn thương nhiều, gây mất hơn 50% thân răng hoặc ảnh hưởng đến tủy thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ nhằm bảo tồn răng.

    Những cách điều trị, bảo vệ răng số 7

    Điều trị thay thế

    • Cầu răng sứ: phương pháp này sẽ dùng cầu sứ để ghép 3 thân răng sứ với nhau, lúc này 2 mão sứ của răng bên cạnh sẽ hỗ trợ nâng đỡ trụ cầu răng và chiếc răng ở giữa 2 mão sẽ nâng đỡ răng số 7 đã mất. Do đó yêu cầu tối thiểu để làm theo phương pháp này là 2 răng bên cạnh phải khoẻ nhưng hiện nay cầu răng sứ đã không còn được ưu tiên lựa chọn đối với các trường hợp mất răng.

    • Hàm giả tháo lắp: một hàm răng giả sẽ có cấu tạo gần tương tự với hàm răng thật. Người sử dụng có thể tháo lắp dễ dàng khi vệ sinh hoặc ăn uống nhưng chỉ thích hợp với bệnh nhân lớn tuổi hoặc mất nhiều răng ở cạnh nhau hoặc mất cả hàm răng. Ngoài ra phương pháp này không thật sự tối ưu với răng số 7 đã mất vì nó cũng không có chức năng nhai tốt như khi răng số 7 vẫn giữ trọng trách nhai.

    • Trồng răng Implant: đây có thể nói là phương pháp ưu việt nhất hiện nay. Cấu trúc của chiếc răng Implant khá giống với chiếc răng thật, nó được cấy sâu vào trong thân răng và có đủ sự vững chắc để thay thế chiếc răng số 7 bị mất. Đặc biệt răng Implant có thể đứng độc lập không gây tác động lên các răng xung quanh, do đó tránh được tình trạng bị tiêu xương hàm. Khi thực hiện cấy ghép Implant thay thế răng số 7 bị mất thì phần thân răng sẽ được thay thế bởi răng Implant. Thân răng thay thế bởi trụ kim loại và đặt lên mặt trên. Tuổi thọ của răng khá dài khoảng từ 15 - 20 năm hoặc lâu hơn.

    Răng số 7 là một trong những răng hàm có chức năng ăn nhai chủ yếu của hàm, nhưng vì thế nên chúng cũng có nguy cơ bị bệnh răng miệng cao hơn những răng khác. Thường xuyên chăm sóc răng miệng đúng cách và kiểm tra răng định kỳ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa những bệnh lý ở răng số 7.

    Xem thêm: Có Nên Nhổ Răng Số 8? Nhổ Răng Số 8 Có Bị Hóp Má Không?

    Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn có những vấn đề liên quan đến răng miệng cần được hỗ trợ thì đừng ngần ngại liên hệ với Guva Dental nhé!

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva