Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Sau khi niềng răng nên ăn gì cho phù hợp?

Sau khi niềng răng nên ăn gì cho phù hợp?

    Thời gian niềng răng trung bình là từ 1.5 - 2 năm. Trong quá trình này, người đeo niềng phải chú ý và tuân thủ nhiều vấn đề để đảm bảo hiệu quả niềng răng trong đó có chế độ ăn uống. Câu hỏi chung được đặt ra là sau khi niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì cho phù hợp luôn được mọi người quan tâm. Chúng ta cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này.

    Vì sao cần quan tâm sau khi niềng răng nên ăn gì?

    Khi đeo niềng răng mọi người thường có một mối quan tâm chung là sau khi niềng răng nên ăn gì. Thật sự chế độ ăn uống rất quan trọng với người niềng răng vì nhiều lý do:

    • Việc tiếp xúc giữa các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung và khay niềng với các bộ phận trong khoang miệng như má trong, môi, lưỡi và nướu có thể gây khó chịu, vướng víu, cộm và đau khi nhai thức ăn. Sức ép từ mắc cài có thể gây cảm giác ê đau âm ỉ với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng. Mặc dù cảm giác đau này sẽ dần biến mất sau vài tuần khi bạn đã quen dần với việc đeo mắc cài nhưng các vấn đề này vẫn sẽ tạo ra khó khăn trong quá trình ăn uống.

    Niềng răng ăn được những gì luôn được mọi người quan tâm

    • Thường xuyên ăn các loại thực phẩm dễ mắc kẹt trong khí cụ niềng răng hoặc có hàm lượng đường cao có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám, gây tổn thương lâu dài cho răng và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng khác. Do đó, việc tìm hiểu kỹ người niềng răng nên ăn gì sẽ giúp cải thiện những hạn chế khi mới niềng răng, cải thiện quá trình ăn nhai và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về nướu.

    • Hơn nữa, việc ăn không đúng loại thực phẩm cũng có thể tăng nguy cơ gãy mắc cài hoặc dây cung, kéo dài thời gian đeo niềng và phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

    • Ngoài ra, biết được niềng răng ăn được gì và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp còn giúp bạn hấp thu đầy đủ dưỡng chất, giúp hạn chế được tình trạng sụt cân, hóp má và các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày.

    Sau khi niềng răng nên ăn gì?

    Vậy niềng răng ăn được món gì? Bạn có thể tham khảo những nhóm thực phẩm dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp:

    Các loại thực phẩm từ sữa

    Sau khi niềng răng nên ăn gì, bạn có thể ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai… Ngoài việc chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng, những sản phẩm này không yêu cầu phải nhai quá nhiều khi ăn, giúp hạn chế cơn đau sau khi niềng răng.

    Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai… phù hợp cho người niềng răng

    Thức ăn đã chín, mềm

    Trong thời gian này, ăn những thức ăn đã chín mềm như cháo, súp, bún, phở và các loại ngũ cốc sẽ giúp bạn cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể một cách dễ dàng, ngăn chặn sụt cân và suy nhược cơ thể. 

    Các món ăn từ trứng

    Rất nhiều sản phẩm từ trứng đều giàu vitamin D, một dưỡng chất rất quan trọng cho sức khỏe răng miệng. Do đó, việc bổ sung các món ăn từ trứng vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hữu ích sau khi niềng răng.

    Rau củ, trái cây mềm

    Các món ăn từ rau củ và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Việc ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, nước ép sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng và giảm cảm giác mệt mỏi do đau răng.

    Những loại rau củ quả mềm giúp cung cấp chất xơ, vitamin cho người niềng răng

    Các loại ngũ cốc dinh dưỡng

    Các loại ngũ cốc dinh dưỡng như hạt, lúa mì… là nguồn cung cấp tinh bột và năng lượng cần thiết cho cơ thể, đồng thời dễ nhai và phù hợp với người mới niềng răng.

    Các loại hải sản và thịt

    Không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày là các loại thịt và hải sản, với hàm lượng protein dồi dào giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong những ngày đầu sau khi niềng răng, bạn có thể cắt nhỏ các thực phẩm từ thịt, cá để nấu cháo, súp để dễ ăn hơn và hạn chế đau nhức khi nhai thức ăn.

    Nên kiêng ăn gì khi đeo niềng răng?

    Sau khi niềng răng nên ăn gì thì cũng có sau khi niềng răng nên kiêng gì. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo hiệu quả niềng răng, bạn cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

    Thực phẩm cứng

    Nhai các loại thực phẩm cứng như kẹo cứng, xương, đá lạnh… sẽ gây áp lực đáng kể lên răng hàm, mắc cài, dây cung, có thể làm răng ê buốt, dễ bị dịch chuyển, mắc cài và dây cung dễ bị đứt.

    Nên hạn chế thực phẩm cứng như kẹo, xương, đá lạnh… khi niềng răng

    Thực phẩm có tính dẻo, dính

    Những thực phẩm có tính dẻo, dính như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo, kẹo cao su… đòi hỏi răng hàm phải hoạt động nhiều và liên tục, có thể gây tăng đau nhức và gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng. Đồng thời, thức ăn dẻo dễ bám dính vào răng, dây cung, mắc cài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng.

    Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

    Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, kem, đá viên, thức uống lạnh,… có thể làm răng ê buốt, đau nhức do răng đang chịu lực kéo của khí cụ, khiến chân răng yếu và không còn chắc khỏe như trước.

    Thực phẩm giòn, nhiều vụn

    Hạn chế ăn những món ăn giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim… bởi những vụn thức ăn có thể bám sâu trong mắc cài hoặc các khoảng răng trống, gây bệnh lý răng miệng và làm giảm hiệu quả niềng răng.

    Hạn chế thức ăn giòn, nhiều vụn khi niềng răng

    Bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường

    Các loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh… chứa nhiều tinh bột và đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng và bệnh lý răng miệng phát triển.

    Mẹo giúp ăn uống thuận lợi sau khi niềng răng

    Bên cạnh việc nắm rõ việc người niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì thì trong quá trình ăn uống bạn nên tham khảo các mẹo dưới đây để việc ăn uống thuận lợi tiện hơn: 

    Cắt nhỏ thức ăn

    Việc cắt, xắn nhỏ thức ăn sẽ giúp quá trình cắn và nhai trở nên dễ dàng hơn, giúp hạn chế việc tác động vào mắc cài hay răng vì vậy bạn có thể chuẩn bị sẵn các phụ kiện như kéo để cắt nhỏ thức ăn thuận tiện hơn.

    Hạn chế dùng răng để xé thức ăn

    Nên hạn chế hoặc không ăn các thực phẩm mà cần cắn xé nhiều như thịt gà, thịt bò… Do phần chân răng đang dịch chuyển rất chậm và chưa được ổn định nên việc sử dụng lực cắn xé theo các chiều khác nhau có thể làm răng bị xô lệch, thậm chí gây đau nhức.

    Ăn thật chậm

    Ngoài việc quan tâm sau khi niềng răng nên ăn gì bạn cần quan tâm ăn như thế nào. Việc ăn chậm sẽ giúp giảm áp lực mà các niêm mạc phải chịu từ dây cung sắc nhọn, hạn chế tình trạng nhiệt miệng. Đồng thời thói quen ăn nhai chậm rãi còn giúp thực ăn được nghiền kỹ hơn, hạn chế các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. 

    Uống nhiều nước

    Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, miệng không bị khô, cơ thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh hơn. Chú ý uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ thường là phù hợp nhất, hạn chế uống nước lạnh.

    Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

    Sau khi ăn trên răng và mắc cài sẽ có nhiều mảng bám, thức ăn thừa đọng lại khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy bạn nên sử dụng bàn chải mềm kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng để vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Những việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng sâu răng, viêm lợi trong quá trình niềng răng từ đó giúp đảm bảo kết quả điều trị tốt hơn.

    Sau khi ăn xong cần chăm sóc răng miệng thật kỹ để hạn chế các vấn đề răng miệng

    Xem thêm: Niềng Răng Dùng Lại Mắc Cài Cũ Được Không?

    Những thông tin trên phần nào giải đáp cho bạn về thắc mắc sau khi niềng răng nên ăn gì cũng như các thức ăn cần kiêng cữ, hạn chế và các mẹo nhỏ giúp bạn có chế độ ăn uống tốt hơn trong quá trình niềng răng. Để biết thêm thông tin niềng răng ăn được món gì cũng như những vấn đề khác xoay quanh việc niềng răng bạn có thể để lại câu hỏi, thắc mắc bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ giải đáp ngay cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva