Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Tại sao đánh răng thường xuyên nhưng răng vẫn bị ố vàng?

Tại sao đánh răng thường xuyên nhưng răng vẫn bị ố vàng?

    Nụ cười đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và giao tiếp, nhưng răng bị ố vàng làm mất tự tin, ngại giao tiếp với người xung quanh. Hơn nữa, dù đã đánh răng thường xuyên, răng vẫn gặp tình trạng này. Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng Nha khoa Guva tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

    Răng ố vàng là gì?

    Răng ố vàng là tình trạng răng bị nhiễm màu, khiến men răng tự nhiên bị chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Nguyên nhân gây ra vấn đề trên có thể từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan.

    Trường hợp xuất phát từ nguyên nhân khách quan, bạn nên tìm hiểu kỹ các vấn đề răng miệng gây ra tình trạng trên và tìm cách khắc phục phù hợp.

    Răng ố vàng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý như sau, bạn nên chú ý:

    • Bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng.

    • Bệnh về hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa.

    • Bệnh tiểu đường, bệnh hồng cầu lưỡi liềm do thiếu máu.

    Ngoài ra, răng ố vàng cũng xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan như thói quen chăm sóc răng miệng hoặc ăn uống sai cách. Để khắc phục tình trạng răng ố vàng, bạn nên cải thiện quá trình vệ sinh và thay đổi thói quen ăn uống sẽ giúp hàm răng trắng sáng trở lại.

    Tuy nhiên, một số người gặp tình trạng đánh răng thường xuyên, nhưng vẫn ố vàng? Vậy nguyên nhân do đâu? Làm cách nào để khắc phục vấn đề này? Cùng tìm hiểu ngay ở phần tiếp theo nhé.

    Răng bị ố vàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

    Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

    Một số thói quen xấu hằng ngày khiến cho tình trạng răng bị ố vàng ngày càng trầm trọng hơn, dù đánh răng thường xuyên:

    Lười thay bàn chải đánh răng

    Nhiều người có thói quen không thay bàn chải trong suốt thời gian dài. Điều này khiến cho quá trình vệ sinh răng không được đảm bảo. Do đó, răng bị ố vàng, dù vẫn đánh răng thường xuyên.

    Tốt nhất bạn nên thay bàn chải sau 3 - 4 tháng hoặc ngay khi bàn chải bị sờn, cũ. Ngoài ra, bạn không nên dùng chung bàn chải với người khác và để bàn chải ở nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo vệ sinh.

    Dùng thức ăn sẫm màu

    Thói quen sử dụng thực phẩm sẫm màu có thể khiến răng bị ố vàng, dù đã đánh răng mỗi ngày. Nguyên nhân là sau khi ăn, bạn không vệ sinh kỹ khiến các mảng bám vào men răng và thâm nhập vào khe nứt trên răng.

    Ngoài ra, các loại nước ngọt, cà phê, rượu, thuốc lá,... chứa các hoạt chất làm răng xỉn màu. Nếu muốn bảo vệ hàm răng trắng sáng, bạn nên hạn chế sử dụng những sản phẩm này.

    Vệ sinh răng qua loa trong thời gian ngắn

    Nhiều người chỉ đánh răng trong vòng 1-2 phút hoặc chỉ đánh qua loa một số vị trí trên răng. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến răng không đủ loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn gây ố vàng răng.

    Thông thường, mỗi lần đánh răng nên kéo dài từ 2-3 phút và chải kỹ các mặt của răng: Mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, để hạn chế bệnh lý răng miệng phát sinh.

    Sử dụng lực quá mạnh để chải răng

    Một số người cho rằng chải răng mạnh sẽ làm sạch hơn và loại bỏ được các mảng bám, cao răng trên bề mặt răng. Tuy nhiên, điều này lại có thể gây hại cho răng và nướu.

    Thực tế, chải răng quá mạnh sẽ làm mòn lớp men răng, làm lộ ra lớp ngà răng bên dưới có màu vàng hơn. Đồng thời, có thể làm tổn thương nướu, gây ra viêm nướu và tụt nướu. Do đó, bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm và chải nhẹ nhàng theo hướng từ nướu xuống răng.

    Sử dụng lực quá mạnh khi chải răng khiến răng bị tổn thương và ố vàng

    Quên chải mặt trong của răng

    Một thói quen khác khiến răng bạn bị ố vàng dù đánh răng thường xuyên là quên chải mặt trong của răng. Mặt trong của răng là nơi dễ tích tụ các thức ăn thừa, vi khuẩn và axit gây ố vàng và sâu răng.

    Do đó, bạn không nên bỏ qua bước này khi vệ sinh răng miệng. Hãy đặt bàn chải song song với các mặt nhai của răng. Sau đó di chuyển bàn chải từ trong ra ngoài để làm sạch các mặt trong của răng.

    Không vệ sinh lưỡi

    Lưỡi cũng là một bộ phận quan trọng của khoang miệng, cần được vệ sinh hàng ngày. Nơi đây có thể bị tích tụ các tế bào chết, vi khuẩn và các chất cặn bã gây ra hơi thở hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

    Bạn nên sử dụng bàn chải hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài mỗi khi chải răng.

    Không lấy cao răng thường xuyên

    Cao răng là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng, đặc biệt là ở ngay đường nướu hay dưới nướu. Cao răng không chỉ gây ố vàng răng, mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu, gây ra các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

    Do đó, bạn nên lấy cao răng thường xuyên tại các phòng khám nha khoa để loại bỏ được cao răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn nên lấy cao răng ít nhất 1-2 lần mỗi năm.

    Tẩy răng ố vàng giá bao nhiêu?

    Giá tẩy trắng răng dao động từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng, tùy thuộc vào phương pháp tẩy răng, tình trạng răng, cơ sở nha khoa.

    Dưới đây là bảng giá tẩy trắng răng bạn có thể tham khảo:

    Hạng mục dịch vụ

    Giá

    Tẩy trắng tại nha khoa

    3.000.000 vnđ/2 hàm

    Mảng tẩy không kèm thuốc

    500.000 vnđ/2 hàm

    Thuốc tẩy trắng răng

    300.000 vnđ/2 hàm

    *Lưu ý bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Guva để được tư vấn nhé.

    Răng vàng bẩm sinh do đâu?

    Nguyên nhân của răng vàng bẩm sinh có thể là:

    • Di truyền: Là do gen di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà ảnh hưởng đến cách hình thành men răng và ngà răng của trẻ, khiến răng của bé có màu vàng hơn so với bình thường.

    • Nhiễm kháng sinh: Răng vàng bẩm sinh do người mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian mang thai hoặc cho con bú. Một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline hay minocycline có thể gây ra tình trạng vàng răng.

    • Do bệnh lý: Do trẻ bị một số bệnh lý khi còn trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh ra, như bệnh gan, bệnh thận, bệnh máu, bệnh nhiễm trùng,… Những bệnh lý này có thể gây rối loạn chuyển hóa hoặc viêm nhiễm ở răng, làm cho răng có màu vàng.

    Răng vàng bẩm sinh do di truyền

    Lấy cao răng có giúp răng hết ố vàng?

    Lấy cao răng không phải là phương pháp tẩy trắng răng. Vì kỹ thuật này không thể loại bỏ hoàn toàn các vết ố vàng từ bên trong răng. Lấy cao răng chỉ có thể giúp cải thiện màu sắc của răng, nhất là khi răng bị ố vàng do các mảng bám và cao răng. Các chất gây ố vàng trên bề mặt răng sẽ được loại bỏ, làm cho răng trắng sáng hơn.

    Lấy cao răng không phải là phương pháp tẩy trắng răng

    Do đó, nếu bạn muốn tẩy trắng răng hiệu quả, bạn nên kết hợp lấy cao răng với các phương pháp tẩy trắng khác.

    Chăm sóc răng trắng sáng và không bị ố vàng

    Dưới đây là một số cách chăm sóc răng tránh tình trạng răng bị ố vàng bạn có thể áp dụng ngay tại nhà như sau:

    • Bổ sung vào thực đơn các loại trái cây có hàm lượng nước cao như đu đủ, giúp loại bỏ sạch mảng bám và giữ cho răng, nướu khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nước trong trái cây tạo môi trường lý tưởng để loại bỏ tạp chất trên bề mặt răng.

    • Hạn chế sử dụng thực phẩm có màu như cà phê, nước ngọt,... vì chúng có thể gây ra tình trạng ố vàng trên răng.

    • Thường xuyên vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

    Xem thêm: Ê Buốt Khi Tẩy Trắng Răng Phải Làm Sao? Hướng Dẫn An Toàn Và Hiệu Quả

    Trên đây là bài viết nói về nguyên nhân khiến cho việc đánh răng thường xuyên, nhưng răng vẫn bị ố vàng. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích, giúp bạn tìm ra phương pháp giúp nụ cười luôn tươi sáng.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva