Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Tháo vít niềng răng có đau không?

Tháo vít niềng răng có đau không?

    Bắt vít, hay còn gọi là minivis là  một trong những phương pháp được ứng dụng trong các ca niềng răng. Mặc dù không phải ai niềng răng cũng đều cắm minivis nhưng đây cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm khi bệnh nhân bắt đầu bước vào chặng đường niềng răng. Bắt vít và tháo vít niềng răng có đau không? Đáng sợ đến mức nào? Hãy cùng Nha khoa Guva tìm hiểu nhé!

    Cắm minivis niềng răng là gì? Có tác dụng ra sao?

    Vít (hay còn gọi là minivis) là một khí cụ dùng chỉnh nha, thường được áp dụng trong quá trình niềng răng. 

    Mỗi chiếc minivis có hình xoắn ốc, làm bằng chất liệu titanium an toàn, độ tương thích sinh học cao với mô nướu, không gây kích ứng, kích thước nhỏ khoảng 1.4 - 2 mm, chiều dài 6 - 12 mm.

    Không phải mọi ca niềng răng đều phải cắm minivis. Bắt vít niềng răng chỉ được áp dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ nha khoa. Để thực hiện cắm minivis, bác sĩ sẽ gắn minivis vào vùng xương hàm của bệnh nhân, tạo ra một điểm neo cố định, hỗ trợ kéo các răng trên cung hàm dịch chuyển đến vị trí mong muốn.

    Tùy thuộc vào tình trạng răng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cắm minivis khác nhau: vị trí cắm, số lượng minivis cần cắm, cắm vào thời gian nào trong quá trình niềng răng,... Thông thường, bệnh nhân sẽ phải cắm minivis vào 3 - 6 tháng sau khi gắn mắc cài và cắm ở vị trí răng 5, 6 hàm trên hoặc dưới.

    Minivis niềng răng

    Bắt vít và tháo vít niềng răng có đau không?

    Bắt vít niềng răng có đau không?

    Khi cắm minivis niềng răng, bạn sẽ được tiêm thuốc tê vào vị trí cắm vít nên sẽ không cảm thấy đau. Đến lúc thuốc tê hết hiệu lực, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau ở vùng cắm vít. Vấn đề đau ít hay đau nhiều tùy thuộc vào cơ địa, ngưỡng chịu đau của từng người.

    Tháo vít niềng răng có đau không?

    Sau khi răng của bạn đã dịch chuyển đến đúng vị trí mong muốn và khít chặt nhau, bác sĩ sẽ chỉ định tháo vít. Tương tự như lúc cắm minivis, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định tiêm thuốc tê nên sẽ không cảm thấy đau. Quá trình này chỉ mất khoảng 5 - 10 phút. Sau khi tháo bạn có thể ăn uống như bình thường.

    Những trường hợp cần bắt vít niềng răng

    Răng hô, vẩu

    Trường hợp răng bị hô vẩu làm lệch khớp cắn, bác sĩ sẽ chỉ định bắt vít niềng răng nhằm tạo lực kéo mạnh, kéo lùi răng vào bên trong, giảm bớt tình trạng hô, vẩu một cách hiệu quả.

    Cười hở lợi

    Cắm minivis cũng thường được áp dụng trong những ca hở lợi để tạo lực lún răng lên, chỉnh hàm và khớp cắn, cho bạn hàm răng đều đẹp, cân đối.

    Xương hàm cứng

    Nếu bệnh nhân có xương hàm quá cứng sẽ gây khó khăn trong việc dịch chuyển răng. Lúc đó, bác sĩ sẽ chỉ định cắm minivis để tạo lực kéo mạnh hơn, giúp kéo khít khoảng trống của răng vừa nhổ, điều chỉnh được tình trạng răng mọc lộn xộn, sai khớp cắn, đồng thời đẩy nhanh quá trình niềng răng.

    Quy trình bắt vít niềng răng

    Quá trình cắm minivis niềng răng thường bao gồm các bước sau:

    • Bước 1: Chụp X-quang để kiểm tra, khảo sát cấu trúc xương hàm và vị trí cắm minivis.

    • Bước 2: Tiêm thuốc tê vào vị trí cắm minivis.

    • Bước 3: Nha sĩ sử dụng công cụ chuyên dụng để xoáy minivis vào xương hàm, giữ vít ổn định để tạo điểm neo, hỗ trợ điều chỉnh các răng khác về vị trí mong muốn.

    Giải pháp phòng ngừa đau nhức, sưng viêm sau khi tháo vít niềng răng

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    Vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần 1 ngày, chải răng đúng thao tác theo chiều dọc, dùng bàn chải lông mềm sẽ giúp tình trạng sưng viêm biến mất sau khoảng 3 - 5 ngày. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp một số dụng cụ nha khoa như máy tăm nước, chỉ nha khoa,... để vệ sinh khoang miệng sạch hơn, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

    Chế độ ăn uống hợp lý

    Sau khi vừa tháo vít, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn đồ dai cứng tạo ra lực mạnh lên khu vực cắm vít. Thay vào đó, bệnh nhân hãy ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin,... và đã được chế biến mềm, lỏng, dễ ăn.

    Vệ sinh đầu minivis bằng tăm bông

    Bạn có thể dùng tăm bông tẩm nước muối để vệ sinh đầu minivis một cách nhẹ nhàng.

    Tái khám định kỳ

    Bệnh nhân lưu ý cần tái khám định kỳ đúng hẹn để nha sĩ kiểm tra tình trạng minivis, đảm bảo vít vẫn được cắm chắc vào xương hàm, ngăn ngừa xảy ra những sự cố ngoài ý muốn như: nhiễm trùng khu vực cắm vít, bị bung vít,...

    Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc 35 Tuổi Niềng Răng Được Không?

    Trên đây là những chia sẻ của Guva Dental xung quanh vấn đề bắt vít và tháo vít khi niềng răng, hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn an tâm hơn khi đang hoặc sắp bước vào quá trình niềng răng chỉnh nha của mình. Chúc bạn luôn có nụ cười rạng ngời tự tin!

    Nếu còn những thắc mắc khác liên quan đến niềng răng hoặc sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với Guva Dental để chúng tôi tư vấn và thăm khám kỹ hơn nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva