Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Tìm hiểu về mắc cài sứ: Sáng, đẹp nhưng liệu có dễ vỡ?

Tìm hiểu về mắc cài sứ: Sáng, đẹp nhưng liệu có dễ vỡ?

    Niềng răng mắc cài sứ là một trong những phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay. Vẫn sử dụng mắc cài và dây cung tương tự như niềng răng truyền thống, chỉ có điểm khác biệt là mắc cài được làm bằng sứ. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện hình dáng răng miệng mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao trong suốt quá trình niềng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng chất liệu sứ thường dễ vỡ, không bền lâu. Vậy sự thật có phải như thế không? Cùng Guva Dental tìm hiểu qua bài viết này nhé!

    Mắc cài sứ là gì, có mấy loại?

    Đây là phương pháp chỉnh nha tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, cũng sử dụng mắc cài và dây cung gắn lên mặt ngoài của răng để tạo nên lực kéo chỉnh nha ổn định, điều chỉnh răng về lại đúng vị trí khung hàm, giúp khắc phục các tình trạng: hô, móm, răng khấp khểnh, lệch khớp cắn,... Điểm khác biệt là sử dụng mắc cài làm bằng sứ.

    Khi niềng răng mắc cài sứ, màu sứ trắng sẽ hòa vào với màu răng, giúp tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười hơn so với mắc cài kim loại.

    Niềng răng mắc cài sứ

    Hiện nay, trên thị trường có 2 loại mắc cài sứ phổ biến:

    • Mắc cài sứ thường: sử dụng mắc cài làm bằng sứ, dây thun và dây cung để tạo lực di chuyển răng. Loại mắc cài này không có sự đàn hồi và dễ bị bung trong quá trình sử dụng.
    • Mắc cài sứ có khóa: loại mắc cài này thay thế dây thun buộc bằng chốt tự động để cố định dây cung trong mắc cài. Chính vì thế, nó có thể trượt tự động trên hàm răng, hạn chế bung mắc cài, giảm đau, dễ vệ sinh răng miệng hơn.

    Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

    Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ

    • Tính thẩm mỹ cao: mắc cài làm bằng sứ nên tạo màu sắc tương tự như răng thật, nhỏ gọn tinh tế, làm tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười ngay cả lúc đang niềng răng.
    • An toàn, lành tính cho sức khỏe người dùng, tương thích tốt với răng.
    • Bền cứng, chịu lực tốt.
    • Chi phí niềng thấp hơn phương pháp niềng khay trong suốt invisalign.

    Nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

    - Chi phí cao hơn so với niềng răng kim loại thông thường.

    - Dễ bị vỡ nếu bạn ăn thức ăn cứng hoặc vận động quá mạnh.

    Niềng răng mắc cài sứ có dễ vỡ không?

    Với sự phát triển nhanh chóng của ngành nha khoa hiện nay, có rất nhiều khí cụ chỉnh nha đã được cải tiến, trong đó có mắc cài sứ. Chất liệu sứ nguyên chất dùng làm mắc cài ngày nay có độ cứng và màu sắc đẹp hơn so với nhiều thập kỷ trước, mang lại độ bền cao, tái hiện màu sắc tương tự như răng thật.

    Sứ nguyên chất có độ bền lên tới 900 Mpa, tương đương gấp khoảng 5 lần so với răng thật. Chính vì thế, khi sử dụng mắc cài sứ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng mắc cài sẽ có độ bền tốt, hạn chế nứt gãy, khó bị vỡ.

    Những yếu tố có thể làm mắc cài sứ bị vỡ

    Tuy có độ bền cao nhưng mắc cài sứ cũng có thể sẽ bị vỡ trong một số trường hợp. Bệnh nhân nên lưu ý để phòng tránh kịp thời:

    Ăn thức ăn quá cứng

    Khi ăn nhai một số loại thực phẩm quá cứng có thể khiến mắc cài sứ bị vỡ, ví dụ như: nhai đá viên; ăn các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều, anh đào,...; các loại kẹo cứng; ăn rau, củ trái cây cứng: ổi, táo,...

    Vận động mạnh

    Nếu bệnh nhân vận động mạnh hoặc chơi một số trò chơi như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền và bất cẩn bị va chạm thì có thể khiến mắc cài bị hư hỏng.

    Tai nạn, chấn thương

    Một yếu tố ngoài ý muốn mà bạn có thể gặp phải đó là gặp chấn thương dẫn đến vỡ mắc cài sứ.

    Cơ sở nha khoa kém chất lượng

    Nếu bạn đã giữ gìn rất kỹ nhưng mắc cài vẫn bị vỡ, đứt gãy thì rất có thể bắt nguồn từ việc nha khoa sử dụng sứ pha tạp, kém chất lượng, dẫn đến độ bền không cao.

    Quy trình niềng răng mắc cài sứ

    Bước 1: Thăm khám và lên phác đồ niềng răng

    Bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, sau đó sẽ lên phác đồ điều trị tùy theo từng trạng của từng bệnh nhân.

    Bước 2: Lấy dấu răng và chọn mắc cài phù hợp

    Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm của răng, để thiết kế mắc cài sao cho phù hợp với hàm răng của bạn. 

    Bước 3: Gắn mắc cài sứ

    Mắc cài sứ sẽ được gắn cố định vào thân răng, dây cung nằm trên rãnh mắc cài để tạo lực nắn chỉnh răng theo thời gian

    Bước 4: Tái khám định kỳ

    Bạn sẽ được bác sĩ đặt lịch thăm khám định kỳ để có thể nắm bắt tình hình niềng răng để điều chỉnh phù hợp

    Bước 5: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì

    Khi răng bạn đã đều và về đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng. Tuy nhiên để duy trì kết quả niềng bạn sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì.

    Những trường hợp nên niềng răng mắc cài sứ

    Nếu răng của bạn đang gặp phải những vấn đề sau, thì niềng răng mắc cài sứ là phương pháp hoàn hảo để điều trị:

    - Răng hô, vẩu, móm, khấp khểnh, thưa,...

    - Răng lệch khớp cắn.

    - Hàm bị lệch, hẹp,...

    - Những người muốn chỉnh nha nhưng lại ngại đeo mắc cài kim loại, cần phải giao tiếp nhiều, giữ tính thẩm mỹ cho khuôn mặt trong quá trình niềng răng.

    Xem thêm: Lệch Khớp Cắn Là Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

    Niềng răng mắc cài sứ có rất nhiều ưu điểm, bao gồm cải thiện ngoại hình, sức khỏe răng miệng và tăng cảm giác tự tin trong quá trình niềng răng. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, từ đó đưa ra quyết định có nên lựa chọn mắc cài sứ không. Nếu còn có những thắc mắc khác liên quan đến niềng răng, hãy liên hệ Guva Dental để được tư vấn kỹ hơn nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva