Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Tìm hiểu về men răng: khái niệm, cách bảo vệ và phục hồi men răng

Tìm hiểu về men răng: khái niệm, cách bảo vệ và phục hồi men răng

    Men răng yếu hay mòn men răng là tình trạng rất nhiều người mắc phải. Không ít người chỉ xem đây là vấn đề nhỏ và chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, nếu men răng ngày càng yếu và mòn dần, rất dễ gây ra những bệnh lý nặng cho răng miệng. Hãy cùng Guva Dental xem qua bài viết dưới đây và tìm hiểu kỹ hơn về cách bảo vệ men răng nhé! 

    Men răng là gì?

    Men răng là lớp ngoài cùng của răng, đóng vai trò bảo vệ ngà răng và tủy răng. Thành phần của men răng chủ yếu là tinh thể Canxi, flour và các khoáng chất,...

    Men răng có thể chịu được nhiệt độ nóng/lạnh, axit, kiềm, hóa chất,... bảo vệ răng khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài, các mảng bám hay vi khuẩn,...

    Tuy nhiên, theo thời gian và sự ăn mòn của axit có trong thực phẩm hằng ngày, men răng sẽ dần bị mòn và yếu đi. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu, sâu răng hay thậm chí là mất răng. Việc duy trì men răng khỏe mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng mà còn giữ cho răng trắng sáng và hạn chế vi khuẩn gây hại trong miệng.

    Men răng là lớp bảo vệ bên ngoài răng

    Dấu hiệu nhận biết men răng bị mòn, yếu

    Khi men răng suy yếu, bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát những dấu hiệu sau:

    • Răng bị lộ ra lớp ngà màu vàng bên dưới

    • Trên bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng đục

    • Răng bị ê buốt, đặc biệt là khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh

    • Lớp men răng bị bong tróc khi bạn nhai thực phẩm dai, cứng

    Nguyên nhân khiến men răng bị mòn, yếu

    Men răng bị mòn, yếu bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, chủ quan lẫn khách quan. Cùng Guva tìm hiểu những yếu tố khiến men răng có thể bị tổn thương nhé:

    Nguyên nhân chủ quan

    - Vệ sinh răng miệng không đúng cách, khiến các mảng bám, vụn thức ăn tích tụ lâu ngày, phá hủy lớp men răng bên ngoài.

    - Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit cao, chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt có gas,... khiến men răng yếu dần.

    - Đánh răng bằng bàn chải lông cứng, thao tác chải răng quá mạnh làm tổn thương lớp men răng.

    - Những thói quen xấu như: nghiến răng lúc ngủ, nhai đá,... khiến lớp men răng dễ bị mài mòn.

    Nguyên nhân khách quan

    Những nguyên nhân này thường xuất phát từ bệnh lý bên trong cơ thể:

    - Bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, suy dinh dưỡng, thiếu hụt canxi,... dẫn đến men răng bị yếu.

    - Tuyến nước bọt hoạt động kém làm bạn bị khô miệng, dẫn đến men răng bị mòn.

    - Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công men răng.

    Nguyên nhân làm mòn men răng

    Men răng có thể tự hồi phục không?

    Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng ghi bị mòn men răng. Khác với móng tay hay tóc, khi bị cắt ngắn sẽ tự mọc ra lại, thì men răng lại không có tính chất này. Nói cách khác, một khi men răng đã bị tổn thương thì không thể tự hồi phục được.

    Ngay cả khi bạn sử dụng một số sản phẩm kem đánh răng đặc biệt, cũng không thể khiến men răng hồi phục một cách tự nhiên. Chính vì thế, việc phòng ngừa và bảo vệ men răng là điều vô cùng quan trọng.

    Men răng có thể tự hồi phục không?

    Cách bảo vệ và chăm sóc men răng 

    Đánh răng đúng cách

    Thói quen đánh răng đúng cách là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ men răng. Bạn nên sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng khỏi sự mài mòn. Lưu ý đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và làm sạch mảng bám ở kẽ răng.

    Sử dụng chỉ nha khoa

    Chỉ nha khoa là một giải pháp hiệu quả để loại bỏ mảng bám và cặn thức ăn ở những kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch hết. Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp bảo vệ men răng không bị suy yếu hay bị tấn công bởi vi khuẩn.

    Chế độ uống lành mạnh

    Chế độ ăn uống rất có sức ảnh hưởng đến sức khỏe của men răng. Bạn nên hạn chế thức ăn có chứa đường, đồng thời tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau củ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng.

    Khám định kỳ tại nha khoa

    Thăm khám định kỳ tại nha khoa không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng mà còn phát hiện và xử lý các vấn đề về men răng kịp thời.

    Xem thêm: Thế Nào Là Răng Thỏ Đẹp? Có Nên Nhổ Răng Thỏ Không?

    Men răng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn có thể bảo vệ men răng của mình bằng cách duy trì các thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, chế độ ăn uống hợp lý và thăm khám nha sĩ định kỳ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ Guva Dental để được tư vấn cụ thể nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva