Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Trám răng cửa có bền không? Bao nhiêu tiền?

Trám răng cửa có bền không? Bao nhiêu tiền?

    Răng cửa nằm ở vị trí phía trước của cung hàm, đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và đặc biệt là tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Chính vì thế mà một khi răng cửa bị tổn thương, sâu, sứt mẻ, thì phương pháp trám có đem lại hiệu quả không, độ bền bao lâu? Hãy cùng Guva Dental khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

    Răng cửa là gì?

    Răng cửa là răng nằm ở phía trước cung hàm, gồm 4 răng trên và 4 răng dưới. Những răng này đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm, đặc biệt là tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

    Răng cửa

    Trám răng cửa là gì?

    Trám răng cửa là quá trình sử dụng chất liệu Composite để khôi phục bề mặt của răng cửa bị hư hỏng. Quá trình này giúp bảo vệ, tái tạo lại vẻ đẹp và chức năng của răng cửa.

    Trám răng cửa có bền không?

    Hiện nay, liệu pháp trám răng thường sử dụng chất liệu cao cấp như Composite vì có khả năng tương thích với màu sắc và cấu trúc răng tự nhiên. Tuy nhiên, độ bền của trám răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cách chăm sóc răng miệng, thói quen ăn uống và vệ sinh răng định kỳ. Nếu bạn tiến hành trám răng cửa tại những cơ sở nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật trám thì độ bền răng trám có thể kéo dài đến nhiều năm.

    Những trường hợp nào cần trám răng cửa

    Bạn nên thực hiện trám răng cửa nếu gặp phải những tình trạng dưới đây:

    Răng cửa sâu 

    Răng cửa bị sâu do nhiều nguyên nhân: thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không đúng cách,... khiến vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn bám vào kẽ răng lâu ngày, dẫn đến sâu răng. Răng cửa xuất hiện những vết sâu sẽ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, khiến bạn tự tin khi cười hay giao tiếp hằng ngày.

    Trám răng cửa sẽ giúp loại bỏ vết sâu trên răng và khôi phục lại răng theo hình dáng, màu sắc tự nhiên ban đầu, hỗ trợ khả năng ăn nhai tốt hơn và giúp bạn có sự tự tin khi cười nói, giao tiếp.

    Răng cửa bị gãy, sứt mẻ

    Nếu răng cửa của bạn gặp phải tình trạng sứt, mẻ do bị chấn thương hay va đập, phương pháp trám răng sẽ giúp lấp đầy những vết sứt mẻ này, khôi phục tính thẩm mỹ cho hàm răng và nụ cười của bạn.

    Răng cửa bị sứt mẻ

    Răng cửa bị thưa nhẹ

    Tình trạng răng cửa bị thưa có thể khiến mảnh vụn thức ăn bám vào kẽ răng nhiều hơn, gây nên những bệnh lý cho răng miệng. Nếu răng cửa bị thưa ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp trám răng để giải quyết vấn đề này.

    Răng cửa bị mòn men răng

    Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như: sâu răng, viêm nha chu,... khiến vi khuẩn ăn mòn men răng, những thói quen xấu: nghiến răng, cắn bút, dùng lực mạnh khi đánh răng,... 

    Bạn có thể phục hồi men răng bằng phương pháp hàn, trám răng giúp khôi phục lại cấu trúc răng, giữ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

    Quy trình trám răng cửa

    Quy trình trám răng bao gồm các giai đoạn sau:

    Chẩn đoán

    Nha sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán vấn đề của răng để xác định xem liệu trám răng có phải là phương pháp phù hợp với tình trạng răng của bạn hay không.

    Lựa chọn chất liệu trám răng 

    Nha sĩ sẽ lựa chọn chất liệu trám phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu của bạn.

    Vệ sinh răng

    Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng của bạn sạch sẽ, sát trùng vùng răng cần trám để tránh viêm nhiễm.

    Trám răng

    Bác sĩ sẽ đổ vật liệu trám vào vị trí cần trám và tạo dáng theo hình dạng, màu sắc tự nhiên của răng.

    Làm cứng trám

    Ở bước này, bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng laser để vật liệu trám đông cứng lại và dính chắc chắn vào răng.

    Kiểm tra chỉnh sửa

    Nha sĩ sẽ kiểm tra và chỉnh sửa vết trám răng nếu cần thiết để đảm bảo kết quả hoàn hảo.

    Xem thêm: Khi Nào Bạn Cần Trám Lại Răng: Quy Trình, Dấu Hiệu Và Lợi Ích

    Khi trám răng cửa cần lưu ý những gì?

    Để đảm bảo quá trình trám răng cửa thành công và bền lâu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

    - Khi thấy xuất hiện các bệnh lý răng miệng như sâu răng, mẻ răng,... bạn nên đến nha khoa để điều trị kịp thời, tránh để tránh tình trạng tổn thương lây lan sâu hơn.

    - Tuân thủ chỉ định của nha sĩ về cách chăm sóc răng và chế độ ăn uống sau khi trám.

    - Tránh ăn những thức ăn quá dai, quá cứng sau khi trám răng để chất liệu trám cứng lại chắc chắn.

    - Tái khám nha khoa định kỳ để bảo trì răng trám cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng. 

    Trám răng cửa là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ và khôi phục răng cửa bị hư hỏng, tái tạo khả năng ăn nhai và mang đến nụ cười tự tin hơn. Nếu bạn còn có những thắc mắc khác xoay quanh vấn đề trám răng, hãy liên hệ Guva Dental để được tư vấn kỹ hơn nhé! 

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva