Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Vì sao răng khôn bị sâu nặng? Có nên nhổ không?

Vì sao răng khôn bị sâu nặng? Có nên nhổ không?

    Răng khôn bị sâu nặng là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến và có thể gây phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn về nguyên nhân, dấu hiệu của tình trạng này. Đặc biệt, răng khôn bị sâu nặng có nên nhổ không? Cùng tìm đáp án chi tiết trong bài viết sau đây của Nha khoa Guva nhé.

    Vì sao răng khôn bị sâu nặng?

    Răng khôn bị sâu nặng xuất phát từ các nguyên nhân chính chủ yếu như sau:

    • Răng khôn mọc lệch, chồng lên răng bên cạnh, tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng.

    • Răng khôn nằm ở vị trí khó vệ sinh, dễ tích tụ mảng bám và cao răng, gây ra tình trạng sâu răng trầm trọng hơn.

    • Răng khôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như chế độ, thói quen ăn uống, vệ sinh, chăm sóc răng miệng, sức đề kháng cơ thể,...

    Răng khôn bị sâu nặng do đâu?

    Răng khôn bị sâu nặng có nên nhổ không?

    Răng khôn bị sâu nặng có nên nhổ hay không phụ thuộc vào mức độ sâu hoặc tình trạng răng khôn của người bệnh.

    Theo các chuyên gia, hai trường hợp cần nhổ răng bị sâu nặng là:

    • Răng khôn bị sâu quá nặng, ảnh hưởng đến tủy răng, gây đau nhức, viêm nhiễm hoặc nguy cơ gãy răng.

    • Răng khôn bị sâu ảnh hưởng đến các răng bên cạnh như răng bị mài mòn, sâu, viêm nướu hoặc mọc chồng lên các răng bên cạnh, làm cản trở việc nhai.

    Răng khôn bị sâu nặng ảnh hưởng tủy răng nên sẽ được khuyến cáo nhổ bỏ

    Răng khôn bị sâu nên trám hay nhổ?

    Ngoài hai trường hợp cần nhổ răng khôn bị sâu nặng như trên, bạn có thể sử dụng biện pháp trám răng khôn bị sâu cụ thể như sau:

    • Răng khôn bị sâu nhẹ hoặc trung bình, không ảnh hưởng đến tủy răng, không gây đau nhức, viêm nhiễm, nhiễm trùng.

    • Răng khôn mọc đúng vị trí, không gây lệch lạc cho các răng bên cạnh, không gây cản trở việc nhai hoặc vệ sinh răng.

    Tuy nhiên, việc trám răng khôn bị sâu sẽ có một số hạn chế cụ thể như sau:

    • Răng khôn bị sâu có thể tái phát nếu không vệ sinh răng miệng tốt hoặc do chất lượng vật liệu trám không tốt.

    • Răng khôn sâu gây ra biến chứng như viêm tủy, viêm mô xung quanh răng hoặc nang răng khôn.

    Vì thế, việc trám hay nhổ răng khôn bị sâu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của mình.

    Nếu răng khôn bị sâu ở mức độ nhẹ, nha sĩ thường khuyến cáo bạn nên lựa chọn phương pháp trám răng

    Răng khôn bị sâu gây hôi miệng phải làm sao?

    Răng khôn bị sâu, vi khuẩn hay thức ăn sẽ bám vào lỗ sâu trên bề mặt của răng và phân hủy tạo nên mùi khó chịu. Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giảm sự tự tin cho người bệnh.

    Để khắc phục tình trạng hôi miệng do răng khôn bị sâu, bạn nên thực hiện những việc sau đây:

    • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt là vùng răng khôn bị sâu. Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa nhằm loại bỏ mảnh vụn thức ăn hoặc kẹt giữa kẽ răng.

    • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để khử trùng, làm sạch khoang miệng.

    • Thăm khám nha khoa để khám, điều trị răng khôn bị sâu. Tùy vào mức độ sâu răng, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

    • Ăn uống hợp lý, khoa học, hạn chế những thực phẩm gây hôi miệng như tỏi, hành, cà phê, thuốc lá, rượu,...

    • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước cung cấp vitamin và khoáng chất cho răng miệng.

    Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho răng miệng

    Cách giảm đau răng khôn bị sâu tại nhà

    Răng khôn bị sâu thường gây ra cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Do đó, để giảm cơn đau răng khôn bị sâu ngay tại nhà, bạn nên thử áp dụng những cách sau đây:

    • Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể dùng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau răng khôn bị sâu. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, để tránh gây ra tác dụng phụ.

    • Dùng đá lạnh áp lên má bên ngoài của răng khôn bị sâu. Đá lạnh làm giảm sưng tấy, viêm nhiễm và đau nhức cho răng khôn bị sâu.

    • Súc miệng bằng nước muối pha loãng sau mỗi lần ăn uống để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn.

    Súc miệng bằng nước muối pha loãng sau mỗi lần ăn uống

    Lưu ý khi nhổ răng khôn bị sâu nặng

    Nhổ răng khôn bị sâu nặng là thủ thuật khá phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp của nha sĩ chuyên nghiệp. Sau khi nhổ răng khôn bị sâu nặng, bạn nên lưu ý những điều sau để hỗ trợ quá trình lành vết thương và phục hồi sức khỏe:

    • Không nên ngậm bông gòn quá lâu trên vết thương. Bạn nên thay bông gòn mới sau 30 phút và ngừng ngậm bông gòn khi máu đã ngừng chảy.

    • Không súc miệng, hút thuốc hoặc ăn uống đồ cay nóng, đồ cứng trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng khôn.

    • Uống thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ lành vết thương. Bạn nên uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian quy định, không tự ý ngừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

    • Chế độ ăn uống sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp, sữa, trứng,... cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    • Bạn nên tránh ăn những thực phẩm cứng, giòn, chua, cay, ngọt,... vì có thể gây kích ứng, tổn thương và nhiễm trùng cho vết thương.

    • Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế hoạt động nặng, để tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi và hạn chế biến chứng sau khi nhổ răng khôn bị sâu nặng.

    Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế hoạt động nặng để tránh biến chứng sau khi nhổ răng khôn bị sâu nặng

    Xem thêm: Răng Khôn Gây Đau Nhức Trong Thai Kỳ: Xem Xét Nhổ Răng Khôn

    Răng khôn bị sâu là tình trạng thường gặp và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết của Nha khoa Guva đã cung cấp những thông tin cơ bản về nguyên nhân, cách giảm đau và điều trị. Hy vọng bạn sẽ áp dụng các phương pháp này để chăm sóc răng miệng tốt hơn, hạn chế biến chứng không mong muốn xảy ra.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva