Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
6 nguyên nhân và những câu hỏi thường gặp về răng ê buốt

6 nguyên nhân và những câu hỏi thường gặp về răng ê buốt

    Ê buốt răng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức khi ăn uống mà còn ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của con người. Vậy nguyên nhân do đâu? Uống nước lạnh có bị ê buốt răng không? Dùng kem đánh răng loại nào hết ê buốt răng?,... Hãy cùng Nha khoa Guva tham khảo lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

    Ê buốt răng là gì?

    Ê buốt răng (hay còn gọi là răng nhạy cảm) là hiện tượng răng xảy ra cảm giác đau nhức, ê buốt trong quá trình ăn hoặc uống những thực phẩm nóng, lạnh, chua hoặc ngọt.

    Mặc dù tình trạng răng nhạy cảm không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp răng ê buốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu,...

    Theo ý kiến của chuyên gia thuộc Oral Health Foundation (Tổ chức Chăm sóc Răng miệng, Anh) cho biết, những người ở độ tuổi 20 đến 40 tuổi thường sẽ dễ bị ê buốt răng hơn. Hơn nữa, nữ giới có tỷ lệ mắc vấn đề này cao hơn nam giới.

    Ê buốt răng là tình trạng răng bị nhạy cảm, đau khi dùng thực phẩm

    6 nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt

    Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt mà bạn nên lưu ý:

    Vệ sinh răng sai cách

    Sử dụng bàn chải đánh răng chất liệu quá cứng hoặc đánh răng dùng lực quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến men răng. Sau đó, khi ăn uống những thực phẩm lạnh hoặc nóng tác động đến tủy răng - nơi chứa dây thần kinh, mạch máu, mô liên kết dẫn đến hiện tượng ê buốt.

    Khi men răng bị bào mòn sẽ ngày càng yếu hơn, không còn lớp bảo vệ cứng cáp cho cấu trúc bên trong. Do đó, thói quen vệ sinh răng sai cách có thể khiến răng nhạy cảm hơn.

    Dùng nước súc miệng trong thời gian dài

    Một số loại nước súc miệng chứa axit gây mòn men răng. Nếu bạn sử dụng chúng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ê buốt trầm trọng hơn.

    Trong quá trình dùng nước súc miệng, bạn có thể cảm nhận cảm giác đau nhức khi axit tiếp xúc với khu vực nhạy cảm của men răng. Điều này khiến cho răng yếu dần hơn và dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác hơn.

    Dùng nước súc miệng trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ê buốt răng

    Thói quen nghiến răng khi ngủ

    Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ khiến men răng bị mòn dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng.

    Thực tế, nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng ghì siết lại với nhau, tạo nên áp lực lên răng và có thể tạo ra âm thanh ken két. Trường hợp nghiến răng xảy ra vào ban ngày hoặc khi ngủ.

    Tuy nhiên, những người mắc chứng nghiến răng khi ngủ thường không nhận biết được tình trạng này cho đến khi xuất hiện các triệu chứng mỏi quai hàm, đau nhức hay ê buốt răng.

    Sử dụng thực phẩm có tính axit

    Sử dụng những thực phẩm có tính axit có thể gây ra tình trạng mòn men răng khiến răng dễ bị ê buốt. Các mảng bám thức ăn chứa thành phần trên tích tụ trên răng cũng dẫn đến vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...

    Do đó, trong quá trình xây dựng thực đơn hằng ngày, bạn nên hạn chế lạm dụng các đồ ăn chứa nhiều thành phần axit cụ thể như các loại hạt, thịt, bơ sữa, cà phê, đồ uống có ga, rượu, nước ngọt, muối tinh chế, thuốc lá,...

    Sử dụng đồ ăn có tính axit gây ra bào mòn răng

    Bệnh lý răng miệng

    Các bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Tụt nướu, viêm nướu đau, sưng to,... làm lộ ngà răng, khiến chân răng dễ gặp vấn đề này hơn.

    Ngoài ra, khi răng bị nứt hoặc mẻ gây ra viêm nhiễm vào tủy răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ xâm nhập vào khu vực này gây ra tình trạng ê buốt trầm trọng hơn.

    Thủ thuật nha khoa

    Trong quá trình thực hiện các thủ thuật nha khoa như cạo vôi răng, bọc răng sứ hoặc các quy trình phục hình răng khác, bạn có thể gặp tình trạng ê buốt chân răng.

    Tuy nhiên, hiện tượng này có thể mất đi sau 4 hoặc 6 tuần.

    Câu hỏi thường gặp về hiện tượng ê buốt răng

    Vì sao uống nước lạnh bị buốt răng?

    Tình trạng uống nước lạnh bị ê buốt răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể như sau:

    • Bẩm sinh răng quá nhạy cảm

    • Sử dụng lực quá mạnh khi chải răng

    • Nghiến răng

    • Dùng kem đánh răng có tác dụng tẩy trắng mạnh

    • Mảng bám, vôi răng, cao răng

    • Bệnh lý răng miệng

    • Răng bị nứt hoặc mẻ

    Có thể dùng kem đánh răng chống ê buốt không?

    Câu trả lời sẽ là CÓ.

    Việc sử dụng kem đánh răng phù hợp kết hợp với chế độ chăm sóc răng sẽ giúp răng chắc khỏe và giảm ê buốt hiệu quả.

    Tham khảo các loại kem đánh răng hỗ trợ chống ê buốt răng hiệu quả: 

    • Emoform-F

    • Sensodyne Repair & Protect

    • Sensodyne Multi Care

    • Bamboo Salt

    • P/S Sensitive Mineral Expert

    • Colgate Sensitive Pro Relief

    • Median

    Kem đánh răng giúp răng chắc khỏe và giảm tình trạng ê buốt

    Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?

    Bọc răng sứ một trong những kỹ thuật nha khoa hiện đại mà nhiều người đã lựa chọn để cải thiện hàm răng và lấy lại nụ cười tự tin.

    Trường hợp bị ê buốt răng sau khi bọc sứ chỉ sau 2 đến 3 ngày. Nếu tình trạng trên vẫn kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

    Xem thêm: Chân Răng Bị Chảy Máu Khi Đánh Răng - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

    Như vậy, bạn đã biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Guva để được giải đáp chi tiết nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva