Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Bị viêm nướu khi niềng răng - Làm thế nào để khắc phục?

Bị viêm nướu khi niềng răng - Làm thế nào để khắc phục?

     

     

    Bị viêm nướu là vấn đề xảy ra thường xuyên đối với các “đồng niềng” đang trong quá trình niềng răng. Vậy thế nào là dấu hiệu bị viêm nướu và làm thế nào để khắc phục bệnh lý này? Hãy cùng Guva Dental tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!

    Dấu hiệu bị viêm nướu khi đang niềng răng

    Nếu bạn đang niềng răng và gặp phải tình trạng dưới đây, rất có thể bạn đã bị viêm nướu:

    - Phần mô nướu xung quanh răng bị sưng đỏ, phù nề, viêm so với vùng nướu khác, khi chạm vào sẽ có cảm giác đau nhức.

    - Nướu chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ hoặc đỏ sẫm.

    - Bị chảy máu mỗi khi có lực tác động vào như: đánh răng, xỉa răng,...

    - Xuất hiện mảng bám và cao răng.

    - Hơi thở có mùi.

    - Ê buốt, đau nhức khi ăn uống.

    Bị viêm nướu khi đang niềng răng

    Nguyên nhân gây viêm nướu khi niềng răng

    Quá trình niềng răng thường kéo dài 18 - 24 tháng, trong khoảng thời gian này, răng và nướu của bệnh nhân sẽ trở nên tương đối nhạy cảm đồng thời xuất hiện một số bệnh lý không mong muốn như viêm nướu. Viêm nướu bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

    Vệ sinh răng miệng không đúng cách

    Khi niềng răng, bạn sẽ phải đeo nhiều khí cụ chỉnh nha như: dây cung, mắc cài, dây thun, minivis,... khiến thức ăn rất dễ bị mắc kẹt, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây ra viêm nướu.

    Vệ sinh răng miệng không đúng cách khi niềng răng có thể gây viêm nướu

    Quy trình niềng răng không đúng kỹ thuật

    Một trong những nguyên nhân gây viêm nướu khi niềng răng là do quy trình niềng răng chưa được thực hiện đúng cách. Nếu bác sĩ gắn khâu hoặc chỉnh lực siết quá mạnh, tạo ra nhiều áp lực cho nướu thì có thể khiến bệnh nhân bị viêm, sưng nướu, đau nhức.

    Thói quen ăn uống không khoa học

    Khi niềng răng, vì đeo nhiều khí cụ nên việc ăn nhai sẽ trở nên khó chịu, dẫn đến việc bệnh nhân sinh ra cảm giác chán ăn, hay bỏ bữa. Điều này dẫn đến việc cơ thể bị thiếu vitamin và canxi, làm cho răng lợi yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng trong đó có viêm nướu.

    Ngoài ra, một số thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khoang miệng, khiến cho bạn dễ bị viêm nướu hơn.

    Chấn thương, tai nạn

    Trong một số trường hợp không mong muốn, viêm nướu có thể xảy ra sau khi bạn gặp chấn thương ở vùng miệng hoặc nướu, đặc biệt là trong quá trình niềng răng.

    Cách khắc phục viêm nướu khi niềng răng

    Chăm sóc răng miệng đúng cách

    Luôn chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để giúp làm sạch khoang miệng, tránh tình trạng viêm nướu.

    Điều chỉnh quá trình niềng răng nếu cần thiết

    Nếu bạn cảm thấy các khí cụ niềng răng tạo ra áp lực lớn hoặc không thoải mái cho nướu, hãy lập tức thảo luận với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.

    Điều chỉnh lực siết kịp thời để tránh tác động quá mạnh lên nướu

    Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia 

    Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá và uống rượu bia để giữ răng miệng luôn sạch khỏe, tránh bị vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nướu.

    Chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học

    Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, canxi như: rau củ, trái cây, thịt cá, thực phẩm làm từ sữa,... Khi niềng răng, bạn chỉ cần hạn chế những món ăn quá dai, cứng để tránh bị sút mắc cài, còn lại hãy thoải mái ăn uống để hấp thụ đủ dưỡng chất cho cơ thể nhé!

    Thăm khám định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ

    Một giải pháp giúp bạn tránh bị viêm nướu trong quá trình niềng răng đó là tuân thủ chỉ định của nha sĩ về việc ăn uống, chăm sóc răng miệng, uống thuốc đúng loại và liều lượng,... đồng thời bạn nên thăm khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến răng miệng.

    Xem thêm: Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Niềng Răng?

    Viêm nướu là một vấn đề rất dễ gặp phải khi niềng răng, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và khắc phục kịp thời. Lời khuyên của Guva Dental là hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ niềng răng, chăm sóc răng miệng đúng cách và có thói quen ăn uống khoa học để có kết quả niềng răng như ý. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình niềng răng, hãy liên hệ Guva Dental để được đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn tư vấn cụ thể hơn nhé! Chúc bạn có nụ cười rạng ngời, tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva