Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
“Dứt điểm” nhiệt miệng với những giải pháp cực nhanh chóng và hiệu quả

“Dứt điểm” nhiệt miệng với những giải pháp cực nhanh chóng và hiệu quả

    Nhiệt miệng, hay còn gọi là viêm loét miệng, là tình trạng rất thường gặp đối với tất cả mọi người. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nhiệt miệng có thể gây ra cảm giác không thoải mái và đau đớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Trong bài viết này, hãy cùng Guva Dental tìm hiểu về nhiệt miệng và cách điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhé!

    Nhiệt miệng là gì?

    Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc miệng dẫn đến hình trắng các vết loét đỏ hoặc trắng trong khoang miệng, cụ thể là ở các vùng lưỡi, môi, nướu và phần bên trong của miệng. Nhiệt miệng không phải tình trạng hiếm gặp, và cũng không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng sẽ gây đau đớn, khó chịu trong việc ăn uống, nói chuyện hằng ngày.

    Dấu hiệu khi bị nhiệt miệng là xuất hiện những vết loét, đốm trắng nhỏ màu đỏ hoặc trắng kích thước 1 - 2 mm trong niêm mạc miệng. Những vết loét này có thể lan rộng hơn nữa.

    Thông thường sau khoảng 3 - 7 ngày, các vết loét sẽ giảm sưng dần và tự khỏi. Song, trong những ngày này, bạn sẽ phải chịu đựng sự khó chịu, đau nhức khi ăn uống, giao tiếp. Chính vì thế, việc “bỏ túi” cho mình một số mẹo để trị nhiệt miệng sẽ rất có ích để giải quyết dứt điểm sự khó chịu này đấy!

    Nhiệt miệng là tình trạng rất thường gặp

    Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhiệt miệng, bao gồm:

    Vi khuẩn xâm nhập

    Vi khuẩn xâm nhập vào miệng có thể gây ra viêm nhiễm và loét miệng. Điều này thường xảy ra khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách.

    Do nhiệt độc

    Khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng hoặc bị nóng trong do các nguyên nhân: nội tiết tố thay đổi, thiếu hụt chất dinh dưỡng,... đều có thể gây ra nhiệt miệng.

    Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây ra nhiệt miệng

    Bị kích ứng

    Dị ứng với thực phẩm nào đó có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.

    Sự căng thẳng và áp lực tinh thần

    Stress và áp lực tinh thần có thể làm gia tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng.

    Thuốc lá, uống rượu bia

    Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia có thể gây viêm loét miệng.

    Uống nhiều rượu bia có thể gây ra nhiệt miệng

    Triệu chứng khi bị nhiệt miệng

    Triệu chứng của nhiệt miệng thường bao gồm:

    Xuất hiện vết loét màu đỏ hoặc trắng trên niêm mạc miệng

    Xuất hiện những vết loét màu đỏ hoặc trắng, gây đau nhức ở lưỡi, môi, nướu và phần bên trong miệng.

    Xuất hiện vết loét màu trắng

    Đau đớn hoặc khó chịu khi nói hoặc ăn

    Nhiệt miệng thường gây ra sự không thoải mái và đau đớn khi bạn nói chuyện hoặc nhai thức ăn.

    Nhiệt miệng gây đau đớn khi nhai thức ăn

    Nướu bị chảy máu

    Nếu vết loét nhiệt miệng nằm gần nướu thì có thể gây ra tình trạng chảy máu khi bạn đánh răng.

    Nhiệt miệng ở nướu hoặc gần nướu có thể làm chảy máu đi đánh răng

    Cách trị nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả

    Dưới đây là một số cách để trị nhiệt miệng hiệu quả:

    Điều trị bằng thuốc

    Khi bị nhiệt miệng, giải pháp giúp điều trị nhanh chóng đó là dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống:

    • Thuốc bôi: nên sử dụng trong trường hợp bị nhiệt miệng nhẹ, chỉ bị sưng đau gây khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Khi bôi thuốc lên sẽ tạo thành lớp bảo vệ vết loét giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu.

    • Thuốc uống: sử dụng khi gặp phải tình trạng viêm loét lớn, lan rộng. Nếu nhiệt miệng kéo dài quá 14 ngày đi kèm một số triệu chứng khác thì bạn nên tiến hành thăm khám để kiểm tra kỹ hơn.

    Thuốc bôi nhiệt miệng

    Sử dụng nước súc miệng

    Ngoài cách điều trị bằng thuốc, bạn cũng có thể dùng thuốc súc miệng chứa Carbocain hay Steroid Dexamethasone giúp kháng viêm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định đúng liều lượng, tránh dùng quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Chườm lạnh để giảm đau

    Bạn có thể dùng khăn bọc đá lạnh sau đó chườm để giảm sưng loét.

    Trị nhiệt miệng bằng một số liệu pháp thiên nhiên

    - Dùng mật ong: Lấy mật ong đắp lên vết nhiệt miệng mỗi ngày 3 - 4 lần để giảm sưng đau, viêm loét.

    - Dùng dầu dừa: Dùng dầu dừa bôi lên vết nhiệt miệng mỗi ngày vài lần giúp kháng khuẩn, nhanh hết nhiệt miệng.

    - Dùng trà hoa cúc: Bạn có thể dùng túi trà hoa cúc đắp lên vết thương một lúc hoặc pha trà với nước ấm để súc miệng mỗi ngày 3 - 4 lần. Trong trà hoa cúc có chứa Levomenol và Azulene giúp kháng viêm, làm dịu vết thương hiệu quả, giúp vết loét nhanh hồi phục hơn.

    Nhiệt miệng là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp và có thể gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nhiệt miệng vẫn cần được điều trị một cách hiệu quả để nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái khi ăn uống, trò chuyện. 

    Xem thêm: Top 15 Cách Làm Trắng Răng Đơn Giản, Dễ Làm Ngay Tại Nhà

    Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề nhiệt miệng và những phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ Guva Dental để chúng tôi giải đáp cụ thể hơn nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva