Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Chữa tủy răng có thật sự đáng sợ?

Chữa tủy răng có thật sự đáng sợ?

    Phải điều trị chữa tủy răng nguyên nhân thường đến từ một số bệnh lý như sâu răng nặng, chấn thương răng do tai nạn, viêm nha chu,... Đây là phương pháp điều trị rất phổ biến hiện nay. Để có thể hiểu rõ về lý do cần chữa tủy răng, hãy cùng Nha khoa Guva đến với bài viết dưới đây nhé!

    Khi nào cần chữa tủy răng?

    Do tủy không thể tự lành nên khi bị tấn công, tủy sẽ yếu đi, nhiễm trùng và chết. 

    Trên thực tế, viêm là phản ứng của cơ thể đối với vi khuẩn gây bệnh trong tủy răng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau răng, răng lung lay, chảy máu và viêm nhiễm. 

    Ở mức độ nhẹ, hầu hết các nha sĩ sẽ kê đơn thuốc và chăm sóc để thúc đẩy quá trình tự phục hồi và tái khoáng hóa. Tuy nhiên nếu tủy răng không được điều trị kịp thời, ổ nhiễm trùng của tủy sẽ lan xuống chân răng gây nhiễm trùng chân răng, ổ nhiễm trùng lan rộng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, tiêu xương quanh răng, lung lay răng,… kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

    Thêm vào đó, cơn đau do tủy bị viêm thường có thể nghiêm trọng và không thể chịu đựng được vì những lý do khác ngoài chứng viêm, cần có sự trợ giúp chuyên nghiệp ngay lập tức từ nha sĩ.

    Chữa tủy răng kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng

    Quy trình chữa tủy răng

    Chúng ta thường đến gặp nha sĩ khi đang trong tình trạng răng bắt đầu có nhiều dấu hiệu như đau nhức liên tục, sưng nướu,... Vậy các nha sĩ sẽ bắt đầu xử lý và điều trị cho chúng ta như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với những thông tin dưới đây nhé.

    1. Xem xét tình trạng răng

    Các tình trạng viêm tủy răng nghiêm trọng có thể xuất hiện hố sâu răng và khó điều trị, bởi nha sĩ sẽ phải chỉ định điều trị tiêu diệt tuỷ răng. Vì thế trước khi chỉ định điều trị nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng hiện tại của bệnh nhân nhằm chẩn đoán tổng quát mức độ viêm. Kỹ thuật quét phim sẽ giúp nha sĩ quan sát chi tiết từ đó đánh giá tình trạng răng hay mức độ răng bị viêm tuỷ.

    1. Vệ sinh và gây tê

    Trước khi thực hiện, răng của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và gây khó khăn cho việc xử lý của nha sĩ. Các công việc làm sạch răng bao gồm: súc miệng, sát trùng, lấy cao răng,… Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng răng chuẩn bị điều trị tủy và có thể cả những vùng lân cận nếu tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Thủ thuật và quá trình gây tê sẽ được thực hiện trong phòng vô trùng khép kín.

    1. Thực hiện chữa tủy răng

    Để hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng do môi trường ẩm ướt của khoang miệng, nha sĩ thường đặt đế cao su tại răng cần chữa tủy. Và bắt đầu tiến hành chữa tủy răng.

    Đầu tiên, các nha sĩ sẽ sử dụng mũi khoan chuyên dụng để tạo một đường thông nhỏ từ bên ngoài răng vào trong ống tủy. Mũi khoan chỉ đủ mạnh để tạo một lỗ nhỏ nên bệnh nhân có thể hơi đau nhưng vẫn cảm thấy dễ chịu nhờ thuốc tê. 

    Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành mở tủy để xác định chiều dài của ống tủy. Một dụng cụ hút đặc biệt được đưa vào trong ống tủy để hút hết mô tủy chết và nhiễm trùng ra ngoài. 

    Tiếp theo là làm sạch và điều chỉnh hình dạng ống tủy. Quy trình lấy tủy kết thúc khi xác định không còn mô tủy bị viêm hoặc chết trong răng.

    1. Lấp và trám bít khoảng trống

    Sau khi loại bỏ hoàn toàn tủy viêm, tình trạng viêm và đau sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, lỗ trống do vết khoan hở có thể là bị nhiễm trùng do vi khuẩn trong miệng. Do đó, lỗ trống này cần được trám và bịt kín lại thông thường sẽ trám bằng nhựa Composite. 

    Để bảo vệ tốt hơn cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ, bạn nên bọc sứ cho răng đã chữa tủy. Bên cạnh đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để nhận được lời khuyên phù hợp nhất cho tình trạng răng của mình.

    Các bước chữa tủy răng

    Chăm sóc răng sau chữa tủy

    Sau khi chữa tủy răng xong, chắc chắn bạn vẫn chưa thể hết đau hoàn toàn, ngoài việc uống thuốc và làm theo một số lời khuyên từ bác sĩ thì bạn nên lưu ý thêm những việc sau đây:

    • Trong những ngày đầu sau khi điều trị tủy răng, một vài bệnh nhân cảm thấy vẫn còn tình trạng ê buốt và sưng nướu, trong khi những người khác cảm thấy khớp cắn không đồng đều hoặc bị phản ứng với thuốc mà bác sĩ nha khoa cung cấp. Các triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ khỏi sau khoảng 3 - 5 ngày.

    • Bạn nên tránh dùng những loại thực phẩm quá cứng hay quá dẻo hoặc quá ấm hay quá lạnh để tránh liên kết răng không thích nghi kịp gây nứt và vỡ răng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhai kỹ và nhai chậm rãi thức ăn cũng như tránh nhai mạnh ở răng đã điều trị tủy.

    • Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Đánh răng kỹ và làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa tối thiểu là 1 lần/ngày. Tùy vào tình trạng răng có thể sử dụng tăm nước để làm sạch (tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi dùng).

    • Bạn nên đi thăm khám và lấy vôi răng định kỳ nhằm đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt để phát hiện kịp thời sâu răng và biến chứng sau điều trị tủy răng có thể xảy đến.

    Như vậy, mong rằng bạn có thể cảm thấy phần nào yên tâm và chuẩn bị tốt tâm lý khi điều trị chữa tủy răng. Nhìn chung, qua sự hỗ trợ của thuốc gây tê thì việc gây đau nhức sẽ không quá nghiêm trọng. 

    Xem thêm: Kiểm soát cơn đau do viêm tủy răng

    Và hơn hết, để phòng ngừa và bảo vệ răng tốt hơn tránh trường hợp phải chữa tủy thì bạn nên kiểm tra răng thường xuyên, nếu răng có dấu hiệu sâu hay xuất hiện triệu chứng thì cần đến nha khoa gần nhất để được kiểm tra và tư vấn. Hãy liên hệ Guva Dental để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva