Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng hàm bị sâu - Nên hay không?

Nhổ răng hàm bị sâu - Nên hay không?

    Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai nghiền thức ăn, đó là lý do răng hàm rất dễ bị sâu nếu không được vệ sinh đúng cách. Khi đến một mức nào đó, buộc chúng ta phải nhổ chiếc răng hàm bị sâu này đi thì liệu việc nhổ răng hàm này có gây ảnh hưởng gì hay không, quá trình điều trị và các lưu ý khi phải nhổ răng là gì? Hãy cùng Guva Dental tìm hiểu qua bài viết này nhé.

    Nên nhổ răng hàm khi nào?

    Răng hàm bị sâu

    Sâu răng hàm không chỉ xảy ra ở trẻ em, mà người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng nếu họ không giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Nếu được phát hiện trước khi nó bị hư hại hoàn toàn, răng sẽ dễ dàng điều trị hơn. Theo cách này, bạn cũng sẽ không phải chịu nhiều áp lực trong quá trình trị liệu của nha sĩ. 

    Trong khi đó, sâu răng có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc dài, nó sẽ gây ảnh hưởng đến các răng khác, tạo thành áp xe. Lúc này các cách thức bảo tồn (trám, hàn, điều trị tủy) không thể áp dụng và nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ răng hàm dưới hoặc răng hàm trên.

    Răng hàm bị sâu

    Răng hàm bị hư hại, gãy do va chạm, tai nạn

    Khi gặp tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ê buốt khi tiếp xúc với các tác nhân nóng, lạnh. Hơn nữa, răng còn bị lung lay quá nhiều nên không thể giữ lại bằng cách nẹp răng.

    Nhổ răng khôn

    Tuy mọc sau những chiếc răng khác nhưng răng khôn lại gây ra nhiều bất tiện cho bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhổ răng khôn nếu chúng mọc theo hàng và không xuất hiện biến chứng.

    Nguyên nhân khiến răng khôn thường phải bị nhổ là do: răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, xô đẩy những chiếc răng bên cạnh,...

    Nhổ răng hàm để chỉnh nha

    Phương pháp này thường được các nha sĩ chỉ định khi bắt đầu quá trình niềng răng.

    Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?

    Răng hàm trên và dưới đều có cấu trúc giải phẫu khá nguy hiểm. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: thủng xoang hoàn, gãy lồi cầu xương hàm, tiêu xương hàm,... nếu quá trình phẫu thuật răng không thực hiện đúng quy trình, được thực hiện bởi những nha sĩ thiếu chuyên nghiệp. 

    Do đó, đối với việc tiến hành nhổ răng hàm đã bị sâu hoặc các bệnh lý liên quan bạn nên tìm hiểu rõ và lựa chọn những nha khoa uy tín và đội ngũ nha sĩ nhiều kinh nghiệm.

    Bên cạnh đó, một số biến chứng vẫn có thể xảy ra sau khi răng hàm bị nhổ đi như:

    • Lực nhai bị giảm sút, quá trình nghiền nhỏ thức ăn cũng có sự hạn chế gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

    • Dễ bị lệch khớp cắn do bất đối xứng giữa 2 hàm.

    • Xuất hiện tình trạng tiêu xương khiến răng bị lệch hàng, khớp cắn bị ảnh hưởng. Tình trạng tiêu xương này còn gây ảnh hưởng đến vùng xương mặt, xuất hiện tình trạng má bị hóp, da nhăn nheo, bị chảy xệ,...

    Do đó, sau khi nhổ răng hàm, đặc biệt là nhổ răng hàm bị sâu hay hư hại do tai nạn bạn cần có biện pháp phục hồi sau nhổ, và giải pháp mới nhất, tốt nhất hiện nay là cấy ghép Implant.

    Quy trình nhổ răng chuẩn y khoa

    Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang và nhận tư vấn cho tình trạng răng

    Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và sẽ hỏi bạn về các thông tin liên quan đến lịch sử bệnh: tiểu đường, tim mạch, máu không đông,... 

    Tại bước này, bạn nên nói rõ với nha sĩ về tình trạng của mình, vì đây là những câu hỏi đóng vai trò quyết định để các nha sĩ có tiến hành nhổ răng hay không và thực hiện các điều trị liên quan.

    Sau đó, nha sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang để kiểm tra tình trạng của các răng hàm và sẽ đưa ra lời khuyên về khả năng nhổ răng.

    Bước 2: Khử trùng

    Nha sĩ sẽ thực hiện quá trình diệt khuẩn tại vị trí răng bị nhổ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và có thể đảm bảo quá trình nhổ răng không xảy ra biến chứng.

    Bước 3: Giảm đau

    Răng hàm được coi là răng đi cùng với nhiều dây thần kinh và có xương răng lớn hơn so với những răng khác. Việc gây tê trước khi phẫu thuật khiến vùng nướu xung quanh tạm thời bị tê liệt, việc này giúp bạn không cảm nhận được về đau hay bất kì khó chịu nào trong quá trình nhổ đặc biệt là việc nhổ chiếc răng hàm bị sâu.

    Bước 4: Thực hiện việc nhổ răng

    Các bước để nhổ một chiếc răng hàm phụ thuộc vào vị trí của răng và tình trạng của nó. Đặc biệt là với những chiếc răng khôn mọc ngược và mọc ngầm, quá trình loại bỏ răng sẽ gặp khó khăn và phức tạp hơn.

    Bước 5: Xử lý, đóng vết thương

    Sau khi hoàn thành bước nhổ răng, nha sĩ sẽ làm sạch vết thương lại lần nữa bằng nước tinh khiết. Sau đó dùng chỉ nha khoa để khâu lại miệng vết thương. Sau đó, bạn sẽ ngậm một miếng bông gòn để cầm máu cũng như ngồi lại theo dõi trong khoảng thời gian từ 30-40p.

    Bước 6: Kê đơn thuốc và một số lưu ý

    Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ vẫn còn cảm nhận được sự ê buốt và đau nhức tại vị trí nhổ. Do đó nha sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm kháng sinh và giảm đau và dặn dò những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng tại nhà cũng như đặt thêm lịch hẹn nếu cần thiết.

    Quy trình nhổ răng an toàn

    Một số lưu ý khi chăm sóc răng trước và sau khi nhổ

    Thông thường, răng được chỉ định nhổ sẽ không nhổ liền tại thời điểm khám, đặc biệt nếu bạn đi khám vào thời gian gần chiều tối. 

    Do đó bạn sẽ nhận được một số lưu ý để đảm bảo quá trình nhổ răng hàm được thực hiện tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn về cách chăm sóc răng trước và sau khi nhổ đi.

    Lưu ý trước khi nhổ răng hàm

    • Thông báo rõ ràng với nha sĩ về tình trạng cơ thể như: tình trạng sức khỏe khi nhổ có đang thật sự khỏe mạnh? Những bệnh hiện tại hay tiền sử bệnh liên quan đến máu khó đông, bệnh tim, hay những bệnh lý nhỏ như ho, cảm cúm,... để nha sĩ chuẩn bị được tốt hơn.

    • Ăn uống đầy đủ, giữ vững tinh thần thoải mái, đừng quá căng thẳng lo âu.

    Lưu ý sau khi nhổ răng hàm

    • Nên ngồi lại ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe.

    • Uống thuốc đầy đủ theo đúng đơn thuốc đã kê của nha sĩ.

    • Đối với ngày đầu chỉ nên súc miệng bằng nước muối, qua hôm sau có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

    • Ăn thức ăn thanh đạm, mềm, dễ nuốt, hạn chế dùng đồ cay nóng hay quá lạnh.

    • Hạn chế tối đa các chất kích thích như bia, rượu, kiêng càng lâu càng tốt hoặc trong những ngày vừa nhổ răng.

    • Định kỳ kiểm tra tình trạng răng để có thể hạn chế việc nhổ răng do bị sâu.

    Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về nhổ răng hàm

    Hy vọng sau bài viết này, bạn đã đưa ra được lựa chọn của mình trong vấn đề xử lý răng miệng. Guva hy vọng bạn không từ bỏ, hãy cố gắng khám và điều trị.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva