Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?

Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?

     Trồng răng sứ là một phương pháp phục hình răng phổ biến, nhằm mục đích cải thiện hình dáng, màu sắc và vị trí của răng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, giải pháp bọc răng sứ không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt do răng của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. 

    Sâu răng

    Trẻ nhỏ thường thích đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,... nên dễ dẫn đến sâu răng. Tính axit có trong những thực phẩm này có thể làm mòn men răng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường có thói quen vệ sinh răng miệng vội vàng, qua loa, làm sạch răng không kỹ, dẫn đến sâu răng.

    Sún răng

    Ở độ tuổi này, răng của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, răng sữa có thể bị gãy rụng gây nên tình trạng sún răng. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng miệng không kỹ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và răng tiêu biến dần.

    Răng sún là một vấn đề thường thấy ở trẻ em

    Răng mọc lệch, lộn xộn

    Trong giai đoạn răng của trẻ vẫn đang phát triển, răng sữa chưa rụng hết nhưng răng vĩnh viễn cũng đang mọc lên dần, dẫn đến xương hàm không có đủ khoảng trống cho răng mọc. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, chen chúc ở trẻ nhỏ.

    Răng bị hô, móm

    Răng bị hô, móm ở trẻ nhỏ có thể đến từ nhiều nguyên nhân: răng sữa rụng sớm, thói quen xấu của trẻ như: ngậm núm ti, mút tay, cắn bút, nghiến răng, đẩy lưỡi,...

    Có nên bọc răng sứ cho trẻ em hay không?

    Bọc răng sứ là phương pháp chỉnh nha rất được nhiều người ưa chuộng do sở hữu những ưu điểm vượt trội:

    Ưu điểm:

    • Tính thẩm mỹ: Răng sứ có màu sắc tự nhiên như răng thật, giúp bạn có một nụ cười đẹp và tự tin.

    • Độ bền: Răng sứ có độ bền cao, tuổi thọ lên đến hàng chục năm, thậm chí trọn đời nếu biết chăm sóc đúng cách, giúp bạn thoải mái ăn nhai những món mình thích. 

    • Độ tương thích cao: Răng sứ được làm từ những vật liệu lành tính, đã được thử nghiệm an toàn cho sức khỏe con người nên có độ tương thích cao với các mô mềm trong khoang miệng.

    • Dễ dàng vệ sinh và chăm sóc: Bạn chỉ cần vệ sinh răng sứ tương tự như răng thật bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày và dùng nước súc miệng sau khi chải răng.

    Nhược điểm:

    • Để bọc sứ, phải mài cùi răng thật: Việc mài cùi răng là làm ảnh hưởng một phần răng tự nhiên, khiến men răng bị mài mòn.

    • Ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm: Ở độ tuổi của trẻ nhỏ, xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi cho các bé bọc răng sứ.

    • Giá thành cao: Bọc răng sứ tốn chi phí khá nhiều nên ba mẹ cần cân nhắc trước khi cho con bọc sứ.

    Bọc răng sứ có những ưu điểm và nhược điểm

    Dù bọc răng sứ có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên các nha sĩ khuyến cáo không nên bọc răng sứ cho trẻ em. Bởi vì thời điểm này, răng của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên hết để thay thế cho răng sữa. Nên việc bọc răng sứ nếu răng sữa bị hư hại là điều không cần thiết. Sau này, nếu răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gây ảnh hưởng đến cả răng thật và mão sứ.

    Tác hại khi cho trẻ nhỏ bọc răng sứ quá sớm

    Như đã đề cập phía trên, việc bọc răng sứ cho trẻ là điều không thật sự cần thiết. Dưới đây là những tác hại có thể xảy ra nếu trẻ nhỏ bọc răng sứ quá sớm:

    Cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn

    Mão sứ sau khi lắp vào có thể chèn ép, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của những răng kế bên, làm giảm khả năng ăn nhai của trẻ.

    Mão cầu sứ ngày càng bị chật do răng vẫn đang phát triển

    Việc lắp mão sứ bên ngoài răng thật khi trẻ còn nhỏ là điều không nên. Do sau khi xương hàm và răng của các em nhỏ phát triển dần, răng to ra sẽ khiến mão sứ bị chật. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy cấn, cộm, đau răng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

    Ảnh hưởng tâm lý

    Bọc răng sứ cho trẻ khi các em còn quá nhỏ, chưa có nhiều kiến thức về chỉnh nha sẽ phần nào tạo nên sự sợ hãi, gây ám ảnh, ảnh hưởng đến tâm lý mong manh của các bé.

    Tác hại khi cho trẻ nhỏ bọc răng sứ quá sớm

    Độ tuổi nào thì có thể bọc răng sứ?

    Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên bọc răng sứ khi bạn đã từ 18 tuổi trở lên. Sau mốc tuổi này, răng và xương hàm đã phát triển hoàn toàn. Đồng thời, bệnh nhân cũng có đủ ý thức và kiến thức về nha khoa để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.

    Từ 18 tuổi trở lên, bệnh nhân có thể bọc răng sứ nên gặp phải một (hoặc nhiều) trường hợp sau:

    • Răng xỉn màu, ố vàng

    • Răng bị mẻ, vỡ nhẹ

    • Răng bị hô, vẩu nhẹ

    • Răng mọc thưa, bị hở kẽ

    • Răng bị sâu nhưng chân răng chưa bị ảnh hưởng

    Giải pháp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ

    - Hướng dẫn và tạo cho bé thói quen chải răng 2 lần/ngày, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

    - Chọn mua cho bé loại bàn chải và kem đánh răng có hàm lượng fluoride phù hợp.

    Giải pháp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng cho trẻ

    - Hạn chế cho trẻ ăn những món ngọt như: bánh, kẹo, nước ngọt có gas,...

    - Bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng: canxi, protein, vitamin A, vitamin D,... có ích cho sự phát triển của răng và xương.

    - Khi trẻ đã đến độ tuổi có thể ăn nhai thoải mái, cha mẹ hãy tăng cường những món ăn: sữa, thịt, cá, tôm, cua, sò,... nhằm giúp trẻ có sức đề kháng tốt, xương răng phát triển vững chắc.

    - Rèn luyện cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn và súc miệng đúng cách.

    Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc Không Của Riêng Ai: Cấy Ghép Implant Có Đau Không?

    Trên đây là những chia sẻ của Guva Dental về vấn đề bọc răng sứ ở trẻ nhỏ. Nếu bé nhà bạn có những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý răng miệng, hãy đưa con đến khám tại các trung tâm nha khoa uy tín ngay lập tức để kịp thời điều trị nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva