Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không?

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không?

    Răng khôn mọc lên mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức và bạn đang có ý định nhổ bỏ nhưng còn băn khoăn vấn đề có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau? Khi nào nên và không nên nhổ răng khôn? Lưu ý khi nhổ răng khôn là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

    Tại sao răng khôn bị đau

    Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng cuối cùng của mỗi bên hàm, mọc sau cùng khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành. Số lượng răng khôn của mỗi người là khác nhau và thời gian mọc cũng khác nhau. Răng khôn thường không có chức năng ăn nhai nên nhiều trường hợp có thể nhổ bỏ. Đau răng khôn là tình trạng thường gặp, nguyên nhân có thể như sau:

    Đau khi răng khôn mới mọc

    Răng khôn trong quá trình mọc cần đâm xuyên qua nướu nên thường gây ra cơn đau dữ dội. Mặt khác, răng khôn là răng nằm ở trong cùng, diện tích hàm lại thường không đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường nên răng này dễ xô lấn, chèn ép vào các răng bên cạnh nên khiến cơn đau do mọc răng khôn thường nghiêm trọng hơn, nhiều khi kéo dài nhiều ngày, kèm theo sốt làm cho người mọc răng khôn không thể ngủ hay ăn uống được.

    Khi đang mọc răng khôn bạn thường bị đau nhức

    Bạn có thể giảm đau răng khôn bằng thuốc giảm đau hoặc một số phương pháp chăm sóc tuy nhiên chỉ khi răng khôn mọc hoàn toàn cơn đau mới chấm dứt.

    Đau khi răng khôn bị sâu

    Răng khôn mọc trong cùng của hàm, thường không đối xứng với răng đối diện nên việc vệ sinh trở nên khó khăn dẫn tới tình trạng sâu răng. Ngoài ra, sâu răng khôn cũng có thể do những nguyên nhân như ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cứng làm răng bị nứt hay mẻ…

    Răng khôn bị sâu gây đau nhức

    Răng khôn sâu gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến răng cối hoặc các răng xung quanh. Do vậy nếu bị sâu răng khôn, bệnh nhân nên đến nha sĩ kiểm tra và điều trị. Dấu hiệu đau răng khôn do sâu răng như sau:

    • Trên răng xuất hiện những lỗ sâu có kích thước nhỏ hoặc lớn, màu nâu, đen hoặc ố vàng.

    • Răng bị đau nhức khó chịu, cơn đau tăng khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc ngọt.

    Đau răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

    Nếu may mắn răng khôn mọc bình thường, ngay hàng thẳng lối như những răng khác thì ít gây ra đau đớn khó chịu. Tuy nhiên hầu hết trường hợp cung hàm bị thiếu chỗ nên răng khôn không mọc thẳng mà mọc lệch, mọc ngang hoặc thậm chí mọc ngược đâm vào những chiếc răng bên cạnh, đâm vào máu hoặc nướu gây đau nhức.

    Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức dữ dội

    Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không?

    Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau hay không là thắc mắc của nhiều người. Khi bạn gặp phải tình trạng răng khôn mọc bất thường trên cung hàm như mọc ngầm, mọc lệch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau dữ dội thì bác sĩ sẽ phải xem xét lại mức độ viêm nhiễm của từng trường hợp rồi mới đưa ra quyết định có nhổ hay không.

    Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau là thắc mắc của nhiều người

    Răng khôn mọc thường đi kèm với dấu hiệu sưng đau, xuất hiện ổ viêm mà nếu tác động dao kéo vào vị trí này dễ gây ra nhiễm trùng, các dây thần kinh chạy ngang khu vực răng khôn bị ảnh hưởng làm cơ thể của bạn khó chịu hơn. Hơn nữa, việc nhổ răng khôn đang bị viêm nặng còn khiến cho vi khuẩn lan rộng sang toàn hàm.

    Vì vậy khi răng khôn bị đau do viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm sưng, giảm đau… để xử lý viêm nhiễm trước. Đợi khi răng ổn định, bác sĩ nạo sạch hết phần bị viêm nhiễm và chỉ định bạn làm một số xét nghiệm liên quan rồi mới nhổ bỏ răng khôn.

    Khi nào nên nhổ răng khôn

    Như đã đề cập ở trên thì bạn cần phải nhổ bỏ răng khôn nếu chúng mọc lên không hỗ trợ chức năng ăn nhai cho toàn hàm mà còn gây ra các vấn đề về răng miệng khiến cho bạn bị đau nhức dữ dội, khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy cần nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:

    Răng khôn mọc sai vị trí

    Một chiếc răng bình thường sẽ phát triển theo phương thẳng đứng và không xâm lấn răng bên cạnh. Còn răng khôn nhô lên không đúng vị trí, mọc ngang, mọc ngầm ở dưới nướu, đâm ra ngoài má hoặc đâm vào răng số 7. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn để tránh gây áp xe răng, nhiễm trùng, ảnh hưởng dây thần kinh.

    Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức, ảnh hưởng răng lân cận nên được nhổ bỏ

    Nếu không sớm nhổ bỏ, răng khôn mọc sai vị trí gây ra nhiều sự đau nhức, khó chịu cho bạn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn bị suy nhược nghiêm trọng, lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, bị sụt cân nhiều.

    Răng khôn bị sâu

    Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho răng của bạn mắc phải bệnh lý như sâu răng gây đau nhức nhiều. Vì răng khôn mọc ở trong cùng của cung hàm nên việc đưa bàn chải vào không đúng cách sẽ khó loại bỏ sạch mảng bám trên răng. Điều này vô tình tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, lan nhanh sang những khu vực lân cận, gây hôi miệng, sâu răng và đau nhức nhiều. Nếu sâu răng quá nặng không thể điều trị bảo tồn răng thì  bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn bị sâu.

    Răng khôn bị sâu nặng nên nhổ bỏ

    Răng khôn kẹt lại gây viêm nướu

    Khi răng khôn của bạn đang mọc nhưng chưa trồi lên hết và bị mắc kẹt lại ở dưới nướu sẽ gây xuất hiện tình trạng đau nhức. Khi ăn uống, thức ăn mắc vào khu vực này gây ra tình trạng viêm nhiễm.

    Nếu bạn không điều trị sớm, vi khuẩn sẽ lan vào chân răng, phá hủy tủy răng và tác động xấu đến xương hàm. Bạn không nên xem thường việc răng khôn mọc gây viêm nướu mà hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và nhổ bỏ chúng càng sớm, càng tốt.

    Răng khôn kẹt lại dưới nướu gây viêm nướu

    Khi nào không nên nhổ răng khôn

    Bạn cũng không nên nhổ răng khôn trong những trường hợp dưới đây:

    Đang bị ốm

    Người đang bị ốm không nên nhổ răng khôn bởi hệ miễn dịch không ổn định, cơ thể lúc này đang mệt mỏi khó chịu nên nếu nhổ răng khôn bạn sẽ không chịu được cơn đau nhức sau khi hết thuốc tê, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn thân.

    Khi bị ốm bạn không nên nhổ răng khôn

    Đang mang thai

    Phụ nữ đang mang thai không nên nhổ răng khôn vì khi nhổ răng khôn bác sĩ phải gây tê, có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, nhổ răng khôn sẽ gây chảy máu nhiều, sưng viêm má buộc bạn phải uống thêm thuốc giảm đau, kháng sinh mà bà bầu không nên sử dụng các loại thuốc này vì có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đợi sinh xong rồi hãy nhổ răng khôn.

    Bạn không nên nhổ răng khôn khi đang mang thai

    Đang trong kỳ kinh nguyệt

    Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt rất mệt mỏi vì bị mất máu và đau bụng làm cho bạn cảm thấy sức khỏe không tốt, đau nhức người, uể oải. Nếu bạn nhổ răng khôn trong thời điểm này sẽ khiến vết thương lâu hồi phục.

    Bạn không nên nhổ răng khôn khi đang trong kỳ kinh nguyệt

    Tốt nhất, bạn hãy đợi cơ thể trở nên ổn định, kỳ kinh nguyệt kết thúc rồi hãy nhổ bỏ răng khôn. Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp x-quang, xét nghiệm máu... rồi mới đưa ra kết luận có nên nhổ bỏ răng khôn hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động trao đổi với bác sĩ nếu mắc phải một số bệnh nền như máu khó đông, tăng huyết áp, tim mạch… nếu có trước khi nhổ răng khôn.

    Lưu ý khi nhổ răng khôn

    Ngoài việc lưu ý có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau thì bạn cũng cần lưu ý đến những điều cần quan tâm trước và hậu nhổ răng khôn như sau:

    Lưu ý trước khi nhổ răng khôn

    • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là lưu ý trước khi nhổ răng khôn đầu tiên và quan trọng nhất. Một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ giỏi chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn và có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra an toàn, nhanh chóng, không đau và không xảy ra biến chứng.

    Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là lưu ý quan trọng trước khi nhổ răng khôn

    • Kiểm tra, thăm khám và chụp CT đầy đủ để bác sĩ đánh giá tình trạng răng khôn cũng như lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất dành cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên trình bày rõ ràng các bệnh lý toàn thân và các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ biết để có cơ sở điều trị tốt hơn.

    • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… vì chúng có thành phần khiến máu chảy nhiều và khó cầm máu. Buổi tối trước khi nhổ răng khôn, bạn nên nghỉ ngơi sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo đủ sức khỏe cho ca tiểu phẫu nhổ răng khôn.

    • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, không cần phải quá lo lắng trước khi nhổ răng khôn, người nhổ răng dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

    Lưu ý hậu nhổ răng khôn

    • Cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút để cầm máu và nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 2 tiếng sau khi tiểu phẫu nhổ răng khôn.

    • Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng không được súc miệng mạnh, mút chíp hay khạc nhổ.

    • Tuyệt đối không súc miệng nước muối trong tuần đầu tiên và tránh chạm tay, đẩy lưỡi hoặc dùng các vật nhọn khác chọc vào ổ răng khôn.

    • Uống thuốc đúng liều, đúng cữ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng chất kích thích trong quá trình uống thuốc.

    Chăm sóc hậu nhổ răng khôn rất quan trọng

    • Tránh ăn những thức ăn cay, nóng, dai, cứng và thay vào đó bạn nên ăn các món nguội, mềm, lỏng để hạn chế ăn nhai và tác động đến vết nhổ răng.

    • Nên nghỉ ngơi nhiều, không hoạt động quá sức, hạn chế nói chuyện, thức khuya.

    • Chải răng nhẹ nhàng ngày 2 – 3 lần, không đưa bàn chải đến gần vị trí nhổ răng và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần trong ngày.

    • Nên chườm đá lạnh bên ngoài má nếu bị sưng.

    • Tái khám định kỳ 6 tháng/lần.

    Xem thêm: Nhổ Răng Đau Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Nhổ Răng?

    Với những thông tin trên Guva Dental hy vọng đã giải đáp cho bạn phần nào thắc mắc có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau cùng những thông tin khi nào nên và không nên nhổ răng khôn, các lưu ý trước và hậu nhổ răng khôn là gì. Để được tư vấn thêm, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva