Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Lấy tủy răng mất bao lâu? Quy trình lấy tủy răng

Lấy tủy răng mất bao lâu? Quy trình lấy tủy răng

    Lấy tủy răng là một phương pháp điều trị nha khoa mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và có tác động tích cực đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Việc lấy tủy răng giúp chữa trị các vấn đề về răng như viêm nhiễm, sưng tấy, đau nhức do nhiễm trùng tủy răng. Vậy lấy tủy răng mất bao lâu, quy trình thực hiện như thế nào, cùng Guva Dental giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

    Vai trò của tủy răng

    Tủy răng là một bộ phận quan trọng đặc biệt của răng, là mô mềm được bảo vệ bởi 2 lớp cứng của răng là ngà răng và men răng, bao gồm hệ thống các dây thần kinh và các mạch máu. 

    Vai trò của tủy răng bao gồm:

    • Sửa chữa và tái tạo ngà răng: Tạo ngà phản ứng trong các tổn thương mô cứng hoặc tham gia nuôi dưỡng, sửa chữa ngà răng.

    • Chức năng dinh dưỡng: Mô tủy chứa hệ thống mạch máu nuôi dưỡng toàn bộ các thành phần sống trong phức hợp tủy - ngà.

    • Chức năng thần kinh: Dẫn truyền cảm giác và thần kinh vận mạch. Cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có kích thích tác động lên răng, cảm giác của tủy răng mang lại bao gồm cảm giác ê buốt, nóng, lạnh, đau và cảm giác về lực tác động như chấn thương, sâu răng.

    • Chức năng bảo vệ: Chức năng bảo vệ được thực hiện qua hai quá trình đó là tái tạo ngà răng và đáp ứng miễn dịch góp phần duy trì sự sống và lành mạnh của răng.

    Tủy răng chính là trái tim của răng, giúp duy trì sự sống và quyết định sự khỏe mạnh của răng. Một khi răng đã bị mất tủy thì xem như răng đã chết và nó không còn tác dụng gì. Khi răng không còn tủy để nuôi dưỡng thì nó sẽ không còn cảm nhận với mùi vị thức ăn, với cảm giác ăn nhai, nhiệt độ và đặc biệt là sẽ không có bất kỳ phản ứng nào với những kích thích từ bên ngoài.

    Tủy răng có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe

    Khi nào cần lấy tủy răng?

    Tủy răng sẽ gắn kết với các mạch máu và dây thần kinh ở trong thân và chân răng. Trung bình mỗi 1 răng sẽ chứa từ 1 đến 4 ống tủy nên nếu tủy răng bị vi khuẩn xâm hại thì bạn cần đi lấy tủy răng. Dưới đây là một số những bệnh lý răng miệng khiến vi khuẩn xâm hại tủy răng và bạn cần phải điều trị lấy tủy răng:

    • Răng bị đau nhức, đôi khi lan lên thái dương dù uống thuốc nhưng cũng không cảm thấy hết đau. Đặc biệt những cơn đau thường diễn ra vào ban đêm và khi sờ vào bạn cảm thấy răng đang bị lung lay.

    • Răng bị nhạy cảm quá mức với các loại thức ăn lạnh, nóng, chua,... và khi thức ăn rơi vào lỗ sâu cũng cảm thấy đau.

    • Nướu bị sưng tấy không còn giữ được vẻ hồng hào khỏe mạnh như bình thường.

    • Xuất hiện những ổ mủ trắng ở lợi nhưng lại không gây nhiều đau đớn. Khi ấn tay vào thấy hơi đau, có thể chảy mủ xung quanh chân răng.

    Lấy tủy răng mấy lần thì xong?

    Thông thường, quy trình điều trị tủy răng chỉ cần một lần để hoàn thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp hoặc khi xử lý nhiều rễ răng, việc lấy tủy răng có thể mất nhiều lần để đạt được kết quả tốt nhất. 

    Quyết định cụ thể về số lần lấy tủy răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người, trung bình mỗi người sẽ được lấy từ 2 - 3 lần thì mới sạch hoàn toàn, khoảng thời gian này sẽ kéo dài tầm 1 tuần và mỗi lần lấy tủy sẽ kéo dài tối thiểu 30 phút.

    Quy trình lấy tủy răng

    Chuẩn bị và tiền xử lý

    Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và chụp X-quang để xác định đúng tình trạng tủy bị viêm nhiễm. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người.

    Vệ sinh và gây tê trước khi lấy tủy

    Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng trước khi lấy tủy. 

    Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ở vùng răng cần điều trị, để giảm bớt sự khó chịu cho bệnh nhân, nhờ vậy mà quá trình điều trị trở nên nhẹ nhàng hơn.

    Đặt đế cao su

    Đế cao su là phần để tách biệt răng bị viêm tuỷ với những răng còn lại. Bác sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào răng để ngăn chặn khả năng vi khuẩn và nước bọt tràn vào trong khi điều trị tuỷ. 

    Thực hiện lấy tủy răng

    Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành mở ống tủy răng bằng cách tạo một đường thông nhỏ từ ngoài vào ống tủy và dùng một dụng cụ nha khoa chuyên dụng để hút tủy răng bị viêm ra ngoài.

    Tạo hình ống tủy

    Sau khi đã lấy hết tủy răng bị viêm ra, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình lại ống tủy để đưa ống tủy trở về tình trạng ổn định.

    Ở bước này bạn có thể yên tâm vì không còn những cơn đau buốt nữa.

    Trám bít ống tủy

    Ở bước cuối cùng này, bác sĩ sẽ dùng các vật dụng nha khoa để trám lại ống tủy nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập thêm một lần nữa.

    Thao tác trám này khá đơn giản và an toàn. Nếu vết trám chưa đạt được độ thẩm mỹ, bạn có thể yêu cầu chỉnh sửa lại.

    Quy trình lấy tủy răng

    Ý nghĩa của việc lấy tủy răng trong điều trị nha khoa

    Việc lấy tủy răng không chỉ giúp thoát khỏi những cơn đau đớn khó chịu, mà còn giúp răng giữ được chức năng và vẻ đẹp tự nhiên.

    Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng tủy răng có thể lan sang xương hàm và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là mất răng.

    Lấy tủy răng còn mang ý nghĩa phòng ngừa và duy trì sự khỏe mạnh của răng miệng. Sau quá trình lấy tủy răng, chúng ta sẽ được khuyến nghị về việc vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên kiểm tra và chăm sóc tại nha khoa. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu và mất răng.

    Thông qua việc lấy tủy răng, chúng ta có thể trải qua quá trình điều trị nha khoa hiệu quả và giữ được sức khỏe răng miệng tốt. Việc duy trì một hàm răng mạnh khỏe không chỉ giúp chúng ta ăn uống thoải mái, mà còn tăng thêm tự tin và vẻ đẹp cho nụ cười của chúng ta.

    Xem thêm: Tình Trạng Đau Nhức Sau Khi Lấy Tủy Có Bất Thường Không?

    Hy vọng với bài viết mà Nha khoa Guva vừa chia sẻ sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về quy trình điều trị tủy răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu thực hiện các thủ tục về vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Guva để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva