Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Những điều cần biết khi muốn nhổ răng số 7

Những điều cần biết khi muốn nhổ răng số 7

    Răng số 7 rất quan trọng vì giữ chức năng ăn nhai chính, do đó răng số 7 thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên dễ có các mảng bám. Từ đó có thể gây ra một số các bệnh lý nha khoa khiến bạn phải nhổ bỏ nó. Tuy nhiên, bạn không rõ nguyên do vì sao phải nhổ hay có cần trồng lại răng số 7 sau khi nhổ hay không. Cùng Nha khoa Guva tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    Răng số 7 là gì?

    Răng số 7 là răng hàm mọc liền kề trước răng khôn. Nó là răng cối lớn thứ 2 trong bộ 3 răng cối có kích thước lớn trong hàm răng (gồm răng 6, răng 7, răng 8). Nếu bạn chưa mọc răng khôn thì răng số 7 sẽ nằm vị trí trong cùng hàm răng.

    Răng số 7 có điểm đặc biệt riêng do cấu tạo phức tạp và kích thước lớn hơn so với các răng khác. 

    Khi nằm ở hàm dưới, răng số 7 có 2 chân răng. Đối với răng số 7 ở hàm trên, răng cấu tạo mặt rãnh và sẽ có 3 chân răng. Thông thường, mỗi chiếc răng số 7 sẽ có 3 ống tủy.

    Răng số 7 mọc khi nào?

    Răng số 7 thường sẽ mọc vào khoảng từ 11 - 13 tuổi, khi bắt đầu thay răng sữa và răng ở hàm dưới sẽ mọc trước răng ở hàm trên. Mỗi người sẽ có 4 chiếc răng số 7 bao gồm 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới.

    Đây là răng vĩnh viễn, chỉ mọc một lần duy nhất trong đời và sẽ không mọc lại nếu bị mất răng.

    Hơn nữa, vì sở hữu cấu tạo phức tạp nên nếu răng số 7 bị tổn thương thì sẽ khó phục hồi hơn các răng khác. 

    Do đó, bạn cần chăm sóc chiếc răng số 7 này một cách cẩn thận để giữ cho răng không bị sâu hay bị hỏng.

    Vị trí răng số 7

    Chức năng của răng số 7

    Chức năng chính của răng số 7 là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi chúng xuống tới dạ dày, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa nhằm tăng cường sức khỏe cơ thể.

    Ngoài ra, răng số 7 còn có chức năng duy trì cấu trúc khuôn mặt, ngăn ngừa tình trạng hóp má, kích thích xương hàm phát triển để ổn định cấu trúc xương hàm.

    Nếu không may bị mất răng số 7 vì nguyên nhân nào đó, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với một số các hậu quả như:

    • Khả năng ăn nhai bị yếu đi: do răng số 7 giữ vai trò nghiền thức ăn chính nên khi bị mất đi sẽ làm giảm khả năng ăn nhai của cả hàm.

    • Gây xô lệch răng: khi răng số 7 mất đi thì răng số 5 và 6 phải đảm nhiệm việc ăn nhai, từ đó các khoảng trống giữa các răng sẽ làm cho răng dễ bị xô lệch vào vị trí răng đã bị mất khiến cho các răng khác cũng xô lệch theo, làm ảnh hưởng tới khớp cắn và răng của cả hàm.

    • Tiêu xương ổ răng: khi mất răng số 7, lực nhai sẽ không còn đồng đều. Xương hàm tại vị trí mất răng sẽ tiêu đi như một sự đào thải tự nhiên. Từ đó dẫn tới mất nâng đỡ hàm, da bị chảy xệ, lão hoá.

    Vì sao cần nhổ răng số 7?

    Vì răng số 7 giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nên nếu bạn mắc các bệnh lý về răng miệng thì các bác sĩ nha khoa cũng sẽ khuyên nên điều trị bảo tồn răng, bạn chỉ nên nhổ bỏ răng số 7 khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả đối với các trường hợp “bất khả kháng” sau đây:

    • Răng đã sâu quá nặng làm hư bể sát chân răng, các vi khuẩn còn phá hỏng cấu trúc răng gây tổn thương răng và làm buồng tủy bị viêm nghiêm trọng mà không thể điều trị hay phục hồi.

    • Răng bị tét nứt chân răng, tiêu xương hàm là trường hợp không thể nào điều trị được nữa nên buộc phải nhổ bỏ.

    • Răng bị viêm nha chu nặng, viêm chóp nặng, gây viêm xương khiến răng lung lay và cần phải nhổ bỏ.

    Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?

    Cần phải trồng lại răng số 7 sau khi nhổ khoảng 2 - 3 tháng để khôi phục chức năng ăn nhai, giữ vững cấu trúc xương hàm. 

    Hơn nữa, việc trồng lại răng số 7 còn giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

    Các phương pháp phục hình răng số 7

    Hàm giả tháo lắp

    So với hai phương pháp còn lại thì hàm giả tháo lắp vẫn ít được áp dụng hơn trong các trường hợp phục hình răng số 7 bị mất. Bởi vì biện pháp này không quá tối ưu do không đảm bảo khả năng nhai tốt 

    Hơn nữa, hàm tháo lắp thường chỉ áp dụng với những người lớn tuổi, mất nhóm răng liên tiếp hoặc bị mất răng toàn hàm sẽ tạo ra sự vững chắc và cân đối hơn.

    Hàm giả tháo lắp

    Cầu răng sứ

    Phương pháp này bắt buộc 2 răng bên cạnh phải chắc chắn, khỏe mạnh, không gặp bất kỳ bệnh lý răng miệng nào để có thể đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ trụ cầu răng.

    Phương pháp này cũng hiếm khi được lựa chọn để khắc phục tình trạng mất răng số 7 do:

    • Trường hợp răng số 7 là răng trong cùng (do chưa mọc răng khôn) thì không đảm bảo được răng bên cạnh làm cầu nối.

    • Ngoài ra, răng số 6 và răng số 7 đều giữ chức năng ăn nhai chính, khi răng số 7 bị mất thì việc ăn nhai dồn hết trọng tâm vào răng số 6, nếu làm cầu răng sẽ phải mài bớt cùi răng số 6, như vậy vừa ảnh hưởng tới sức nhai vừa khiến cho răng bị yếu đi nhanh chóng.

    Phương pháp cầu răng sứ

    Trồng răng Implant

    Hiện nay, trồng răng Implant để trồng lại răng số 7 là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất được nhiều người lựa chọn giúp đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như giữ được nụ cười và khuôn mặt đẹp.

    Răng Implant được cấu tạo tương tự như một chiếc răng thật với 3 bộ phận là trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ bên trên.

    Khi trồng răng Implant có thể phục hồi được chức năng ăn nhai gần như bình thường mà không gây ảnh hưởng gì tới các răng khác trong hàm. Hơn nữa, phương pháp này có thể hạn chế được tình trạng tiêu xương ổ răng.

    Trồng răng Implant

    Xem thêm: Răng Số 7 Và Những Điều Bạn Có Thể Chưa Biết

    Với các thông tin mà Nha khoa Guva đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thể giải đáp các thắc mắc về răng số 7. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Guva để chúng tôi tư vấn và thăm khám kỹ hơn nhé! Chúc bạn có nụ cười rạng rỡ, tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva