Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Mối nguy tiềm ẩn sau khi nhổ răng khôn: Biến chứng sau khi nhổ răng số 8

Mối nguy tiềm ẩn sau khi nhổ răng khôn: Biến chứng sau khi nhổ răng số 8

    Nhổ răng số 8 (hay còn gọi là răng khôn) là vấn đề mà rất nhiều người lo sợ vì tính nguy hiểm của nó. Vậy những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng số 8 là gì và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng Guva Dental khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé! 

    Những biến chứng sau khi nhổ răng số 8

    • Gây tổn thương đến răng số 7: 

    Nếu răng khôn mọc nghiêng, chen chúc, xô lệch với răng số 7 mà trong quá trình nhổ, nha sĩ không đủ kinh nghiệm hoặc dùng lực quá mạnh tay thì có thể làm răng số 7 bị sứt mẻ, nhức hoặc lung lay.

    Thao tác nhổ răng khôn quá thô bạo có thể gây ảnh hưởng đến răng số 7

    • Nhiễm trùng huyệt ổ răng: 

    Trường hợp này xảy ra khi quá trình nhổ răng diễn ra trong môi trường vô trùng không đảm bảo hoặc khâu chăm sóc, vệ sinh sau khi nhổ không cẩn thận, kỹ càng. Tình trạng nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây nên những triệu chứng như: sưng đau lan rộng, khó nuốt hoặc khó há miệng. Nghiêm trọng hơn, nếu nhiễm trùng lan vào máu sẽ có khả năng làm nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới tử vong.

    • Gây tổn thương dây thần kinh hàm dưới: 

    Đây là một trong những biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới. Vị trí của dây thần kinh răng dưới nằm gần sát chân răng khôn hàm dưới. Nếu trong quá trình nhổ, nha sĩ dùng lực quá thô bạo hoặc không phát hiện dây thần kinh nằm quá sát chân răng khôn hàm dưới thì có thể tạo nên những triệu chứng như: tê môi, rối loạn cảm giác môi.

    • Vỡ xương hàm dưới:

    Vỡ xương hàm dưới là một hậu quả nhổ răng khôn nguy hiểm có thể xảy ra. Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, dùng lực quá thô bạo khi sử dụng phương pháp nhổ răng truyền thống có thể làm vỡ xương hàm dưới, gây nên tình trạng sưng đau, nhức, chảy máu kéo dài.

    • Thủng xoang hàm trên: 

    Biến chứng này xảy ra khi nhổ răng khôn hàm trên. Xoang hàm trên là một cấu trúc rỗng, nằm sát chân răng số 8, chỉ cách một bản xương mỏng, nên nếu bác sĩ dùng lực quá mạnh không kiểm soát thì có thể làm vỡ bản xương này. Để phòng tránh biến chứng nhổ răng khôn này, bạn nên lưu ý chụp X-quang trước khi nhổ răng.

    • Nhổ sót chân răng: 

    Trường hợp nhổ sót chân răng có thể được phát hiện thông qua việc chụp X-quang hoặc khi bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ, nếu răng khôn nằm gần mạch máu hoặc dây thần kinh lớn, việc nhổ tận gốc chân răng có thể gây ảnh hưởng đến những nhân tố này thì nha sĩ sẽ cân nhắc để lại chóp răng và theo dõi bệnh nhân thường xuyên.

    Nhổ sót chân răng là một trong những biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng khôn

    Cách phòng tránh những biến chứng sau khi nhổ răng số 8

    • Trước khi nhổ răng số 8:

    Những biến chứng của việc nhổ răng số 8 thường xảy ra khi bạn điều trị và thực hiện tại các phòng khám kém chất lượng, bác sĩ không đủ kinh nghiệm, chuyên môn thấp, máy móc thiết bị và môi trường không đạt chuẩn.

    Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nhổ răng tại những trung tâm nha khoa uy tín, có đội ngũ nha sĩ tay nghề cao, đã được nhiều khách hàng phản hồi tốt.

    Trước khi tiến hành nhổ răng số 8, bệnh nhân cũng cần phải trung thực khai báo tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng, những loại thuốc đang dùng,... của mình.

    • Sau khi nhổ răng số 8:

    • Ngay sau khi nhổ răng khôn 30 phút - 1 tiếng, bạn hãy cắn chặt bông gòn cầm máu để hạn chế máu chảy ra. 

    • Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng khôn sẽ hình thành cục máu đông. Nếu bạn gặp phải tình trạng máu vẫn chảy ra nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn thì hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

    • Khoảng 2 - 5 ngày sau khi nhổ: cảm giác đau nhức, sưng hàm sẽ dần dần biến mất.

    • Đến nha khoa tái khám theo đúng lịch hẹn.

    • Sau khi nhổ răng khôn, khoang miệng của bạn đang có vết thương hở nên hãy lưu ý không nên súc miệng mạnh và tránh chải răng mạnh ở vùng mới nhổ răng.

    • Bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dùng túi đá chườm lên vùng má bên nhổ răng. 

    • Lưu ý sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục vết thương.

    • Tránh tham gia các hoạt động thể thao mạnh.

    • Không dùng tay hay các vật dụng nào khác chạm vào vết thương, tránh gây ra nhiễm trùng.

    Nên ăn thức ăn lỏng, mềm như súp, cháo, món hầm,... sau khi nhổ răng số 8

    Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng số 8

    Các loại thực phẩm nên ăn:

    • Những món ăn được chế biến dạng mềm, lỏng: cháo, súp, hầm,...

    • Những loại thực phẩm giàu dưỡng chất: thịt, cá, hải sản, trứng,... được chế biến mềm hoặc xắt nhỏ để tránh tác động vào vết thương.

    • Bổ sung trái cây, rau củ để nạp thêm vitamin, chất xơ giúp tăng sức đề kháng.

    • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho khoang miệng, tránh để khoang miệng bị khô, hạn chế nguy cơ vết thương nhiễm trùng.

    • Tăng cường uống sữa và các thực phẩm làm từ sữa để bổ sung thêm canxi, giúp xương và răng chắc khỏe.

    Các loại thực phẩm cần tránh:

    • Đồ ăn quá cứng, quá dai như kẹo cứng, gân, xương, các loại hạt,... khiến bạn phải dùng lực nhai mạnh, gây tác động đến vết thương, khiến quá trình hồi phục kéo dài.

    • Món ăn cay, nóng: lẩu cay, ớt, tiêu,... khiến vết thương bị đau, rát.

    • Nước có ga: do chứa lượng đường cao, dễ gây ra các bệnh lý cho răng miệng.

    • Chất kích thích: rượu, bia, cà phê,... đều gây hại cho sức khỏe răng miệng.

    Xem thêm: Vượt qua nỗi ám ảnh nhổ răng khôn: Sau bao lâu thì ăn được bình thường?

    Hy vọng thông qua bài viết này, Guva Dental đã cung cấp đến bạn những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng số 8. Nếu bạn cần thêm những thông tin khác về việc nhổ răng số 8 (răng khôn), hãy liên hệ Guva Dental để được tư vấn và thăm khám kỹ hơn nhé!

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva