Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Một quy trình điều trị tủy răng diễn ra như thế nào?

Một quy trình điều trị tủy răng diễn ra như thế nào?

    Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo ngại băn khoăn về quá trình điều trị tủy răng như thế nào? Trường hợp nên điều trị tủy? Và dịch vụ này có gây ra đau đớn hay không?

    Do đó, hãy cùng nha khoa Guva tìm hiểu về viêm tủy và quy trình điều trị tủy răng nhé!

    Tủy răng là gì? Khi nào nên điều trị tủy răng? 

    Tủy răng là mô liên kết cấu thành răng, chứa mạch máu, dây thần kinh, nằm ở bên trong hốc của tủy răng và được mô cứng (men, ngà răng) bao bọc xung quanh, giúp ta có thể cảm nhận vật thể qua răng. Tủy răng thường nằm ở khu vực đỉnh của chân răng.

    Tuy nhiên, tủy răng thường vì sâu răng, bể răng, nứt răng mà bị các triệu chứng như sưng tấy gây đau nhức nhiều, nghiêm trọng hơn có thể mất răng. Đây là những bệnh lý viêm tủy răng thường gặp nhất.

    Nhưng viêm tủy răng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, như: viêm mô xung quanh răng, viêm xương hàm, viêm xoang, viêm màng não, viêm tim, viêm khớp, hội chứng miễn dịch suy giảm,… Viêm tủy răng gây ra hậu quả nghiêm trọng, khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm tủy răng, người bệnh cần phải tìm đến nha khoa để được khám và chữa trị sớm. 

    Các dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng bao gồm:

    • Đau răng: Đây là triệu chứng đầu tiên và rõ ràng nhất của viêm tủy răng. Người bệnh có thể cảm thấy đau răng khi ăn, uống, nói, thở, hoặc khi răng tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thấp. Đau răng có thể lan sang các vùng khác như tai, cằm, má, họng…

    • Sưng tấy: Khi tủy răng bị viêm nhiễm, có thể gây ra sưng tấy ở vùng răng, nướu, má, hàm, cổ… Sưng tấy có thể gây cảm giác căng, nóng, đau, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh.

    • Mất răng: Nếu viêm tủy răng không được điều trị, có thể dẫn đến viêm mô xung quanh răng, làm cho răng bị lỏng, rung, hay rụng. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, mà còn gây ra các vấn đề về thẩm mỹ, tâm lý, giao tiếp, sức khỏe tổng thể.

      Răng sâu sẽ ảnh hưởng tủy răng

    Quy trình điều trị tủy răng

    Khi nhận thấy răng có dấu hiệu viêm tủy răng thì bạn cần đến nha khoa và thực hiện quy trình điều trị tủy răng sớm nhất. Dưới đây là quy trình điều trị tủy răng chuẩn y khoa:

    Bước 1: Khám răng và chuẩn đoán 

    Trước khi bắt đầu điều trị tủy răng, nha sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng của bệnh nhân, làm sạch răng miệng, đặc biệt là răng cần chữa tủy. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định mức độ hư hại của tủy răng. Từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và phác đồ điều trị cho từng trường hợp.

     

    Thăm khám trước khi điều trị

    Bước 2: Gây tê và vô trùng

    Vì tủy răng chứa nhiều dây thần kinh nên trước khi thực hiện quy trình điều trị tủy răng, bác sĩ nha khoa cần gây tê, đảm bảo quy trình điều trị tủy răng diễn ra an toàn và hạn chế gây đau cho bệnh nhân.

    Sau khi gây tê, bệnh nhân được đặt đế cao su xung quanh răng cần chữa tủy nhằm mục đích cô lập răng, ngăn chặn nước bọt, vi khuẩn và các chất khác có trong khoang miệng, đảm bảo vệ sinh và vô trùng tuyệt đối. Nếu không thực hiện kĩ khâu vô trùng có thể gây ra nhiễm trùng và tình trạng tủy răng xấu đi.

    Bước 3: Lấy tủy

    Bước tiếp theo trong quy trình điều trị tủy răng là bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ phù hợp để khoan một lỗ nhỏ trên thân răng, thông thẳng xuống buồng tủy và hệ thống ống tủy. Bác sĩ sẽ dùng trâm nội nha để hút những mô tủy bị viêm nhiễm ra bên ngoài.

    Sau khi lấy các mô tủy viêm, bác sĩ sẽ rửa sạch buồng, ống tủy bằng các dung dịch sát khuẩn và chụp lại phim X-quang để kiểm tra xem còn tủy viêm hay không. Nếu các mô tủy bị viêm nhiễm vẫn còn, người bệnh cần tiếp tục lấy tủy. Giữa các lần hẹn, thuốc sát trùng sẽ được đặt vào buồng và ống tủy và răng sẽ được trám lại để mảng bám không dính vào răng làm nhiễm trùng.
           

    Tạo ống và lấy tủy 

    Bước 4: Trám ống tủy 

    Khi tủy viêm đã loại bỏ toàn bộ, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình ống tủy, giúp ống tủy về trạng thái ổn định và nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị tủy răng. Bước này sử dụng các dụng cụ như kìm, máy đo chiều dài ống tủy… để mở rộng và làm tròn ống tủy, tạo điều kiện cho việc trám bít ống tủy. Sau khi ống tủy đã được tạo hình, bác sĩ sẽ vệ sinh, khử khuẩn và trám bít ống tủy để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại ở khoang miệng xâm nhập vào.

    Lưu ý chăm sóc răng sau điều trị

    Sau khi điều trị tủy răng, răng bạn vẫn có thể còn tình trạng đau nhức và nhạy cảm trước nhiệt độ, bạn cần phải chú ý những điều sau đây:

    • Hạn chế ăn uống trong khoảng 2 giờ đầu tiên sau khi điều trị. Đồng thời, không nên làm rơi các vật liệu làm bít tủy hoặc tổn thương nướu răng trong thời gian này.

    • Bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai hoặc không quá nóng hoặc lạnh. Hạn chế sử dụng những thực phẩm cứng, sần sùi, dính hạt nhỏ để không làm mài mòn hoặc vỡ răng đã điều trị.

    • Không nên cắn hoặc nhai bằng răng đã điều trị tủy răng, không làm tăng cường áp lực trên răng và gây đau đớn. Nếu có thể, bạn nên nhai thức ăn ở các răng khác.

    • Chải răng nhẹ nhàng đúng cách và sử dụng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng không chứa những chất tẩy rửa quá mạnh, sẽ làm tổn thương men răng. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối nhằm loại bỏ các mảng bám xuất hiện gây ra tình trạng sâu răng.

    • Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng, đặc biệt là khu vực răng đã điều trị tủy. Không nên dùng tăm hoặc các vật sắc nhọn chọc vào khu vực răng này nhằm tránh hiện tượng trầy xước hoặc làm rộng kẽ răng.

    • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn, nhằm giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và làm sạch khoang miệng. Súc miệng sau mỗi lần ăn và trước khi ngủ trong khoảng 1 tuần sau khi điều trị tủy răng.

    • Nếu răng bị tình trạng sưng, bạn nên dùng đá lạnh để chườm lên khu vực da xung quanh răng, nhằm giảm sưng, đau. Bạn có thể chườm trong khoảng 15 phút, rồi nghỉ 15 phút và lặp lại trong 1 tiếng. Bạn không nên chườm đá lạnh quá hoặc trực tiếp trên da.

    • Nếu răng bị đau bạn nên dùng thuốc giảm đau của bác sĩ và sử dụng theo đơn hướng dẫn của bác sĩ.

    Người bệnh nên chú ý chăm sóc răng miệng sau khi điều trị tủy răng

    Tại sao phải điều trị tủy răng?

    Điều trị tủy răng là biện pháp cần thiết khi răng bị tổn thương đến tủy, nhằm ngăn chặn sự lây lan của tình trạng viêm nhiễm và bảo tồn răng tự nhiên. Đặc biệt, kỹ thuật này mang lại những lợi ích như sau:

    • Giảm thiểu cơn đau nhức răng do viêm nhiễm tủy răng. Khi tủy răng bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau nhức liên tục và có thể khiến bạn mất ngủ trong thời gian dài. Điều trị tủy răng sẽ giúp bạn loại bỏ nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng và mang lại sự thoải mái cho bạn.

    • Ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến các khu vực răng ở bên cạnh, xương hàm hoặc những mô mềm xung quanh. Nếu khộng được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ từ tuy răng xâm nhập vào mạch máu, dây thần kinh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, viêm xương hàm, viêm khớp,...

    • Phục hồi hình dạng, thẩm mỹ của răng: Vì khi răng bị sâu, vỡ bên cạnh việc gây ra đau đớn mà còn làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười. Điều trị tủy răng sẽ giúp bảo vệ răng khỏi cơn mài mòn, cải thiện hình dạng răng bằng cách đắp lên phần răng bị mất bằng những vật liệu nha khoa.

    • Bảo tồn răng thật: Răng thật luôn có nhiều ưu điểm hơn răng giả như cảm giác tự nhiên, khả năng nhai tốt, khớp với các răng xung quanh và không xuất hiện tình trạng dị ứng. Vì thế, điều trị tủy răng sẽ giúp bạn bảo vệ răng thật tốt hơn.

    Điều trị tủy răng giúp giảm thiểu cơn đau nhức

    Xem thêm: Nằm Mơ Bị Nhổ Răng Là Điềm Tốt Hay Xấu?

    Dưới đây là bài viết cung cấp những thông tin chi tiết về quy trình điều trị tủy răng và tại sao phải điều trị tủy răng. Hy vọng sẽ giúp giải đáp thắc mắc cho bạn, nếu còn bất kỳ thắc mắc hay vấn đề về dịch vụ hãy đến Guva để tư vấn và kiểm tra kỹ càng nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva